Mối quan hệ giữa cảnh sát hình sự và trinh sát ma túy
Nội dung chính
1. Mối quan hệ giữa cảnh sát hình sự và trinh sát ma túy
Giống nhau : đều thuộc lực lượng công an nhân dân, làm việc với mục tiêu bảo vệ sự trong sạch cho xã hội, bảo vệ nhân dân.
Khác nhau :
Cảnh sát hình sự:
Cảnh sát hình sự là một bộ phận thuộc lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ: tiến hành các biện pháp trinh sát và một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật để điều tra, khám phá nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các hoạt động của bọn tội phạm về trật tự xã hội và các loại tội phạm trong lĩnh vực tệ nạn xã hội, góp phần bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Theo Quyết định số 5600/2004/QĐ - BCA(X13) ngày 30.9.2004 của bộ trưởng Bộ Công an, Cảnh sát hình sự được sắp xếp lại về tổ chức và sáp nhập vào lực lượng cảnh sát điều tra Bộ Công an trực thuộc Tổng cục Cảnh sát Nhân dân, với tên gọi Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội (gọi tắt là Cảnh sát Điều tra Tội phạm Hình sự).
Hệ thống tổ chức của cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội gồm: ở Bộ Công an có Cục Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Trật tự xã hội; ở công antỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; ở công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; ở công an các phường trọng điểm của thành phố, thị xã, trạm công an, đồn công an có tổ cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.
Trinh sát ma túy:
Theo quy định, trách nhiệm phòng, chống ma tuý rất rộng bao gồm từ cá nhân, gia đình cho đến cơ quan, tổ chức và cả chế độ.
Đối với gia đình, do gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phòng ngừa, ngăn chặn các thành viên trong gia đình tham gia tệ nạn ma tuý.
Đối với cơ quan. Điều 13 của Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000 đã quy định rõ cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm ma tuý thuộc lực lượngcông an nhân dân và cơ quan này được đặc quyền đặc lợi được áp dung các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma tuý, chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý tại các địa bàn biên giới và nội địa, bảo vệ người tố giác, người làm chứng và người bị hại trong các vụ án về ma tuý…
“Điều 13
1. Cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý thuộc Công an nhân dân được tiến hành một số hoạt động sau đây:
A) Chủ trì phối hợp với các cơ quan hữu quan thực hiện các hoạt động ngăn chặn, đấu tranh chống các tội phạm về ma tuý tại các địa bàn biên giới và nội địa;
B) áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma tuý;
C) Trưng cầu giám định mẫu vật, mẫu phẩm sinh học cần thiết để phát hiện tội phạm về ma tuý;
D) Yêu cầu cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, tình hình tài chính và tài khoản tại ngân hàng khi có căn cứ cho rằng có hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 8 Điều 3 của Luật này;
Đ) Yêu cầu cơ quan bưu điện mở bưu kiện, bưu phẩm để kiểm tra khi có căn cứ cho rằng trong bưu kiện, bưu phẩm đó có chất ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;
E) áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố giác, người làm chứng và người bị hại trong các vụ án về ma tuý.
2. Cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm d và đ khoản 1 Điều này khi được cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý yêu cầu có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu đó.
3. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện, thủ tục, thẩm quyền và trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý trong việc thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này.”
Mối quan hệ : CSHS và TSMT có mối quan hệ rất mật thiết với nhau. Trong lực lượng CSHS có lực lượng TSMT chuyên điều tra về các vụ án liên quan tới ma túy. Còn CSHS bao hàm nghĩa rộng hơn, thực hiện các công việc liên quan tới việc phòng chống tội phạm.
2. Mối quan hệ giữa đối tượng hình sự và đối tượng tệ nạn xã hội
a. Giống nhau: đều là những đối tượng đáng lên án, thực hiện những hành vi VPPL, suy đồi đạo đức, khiến tình hình xã hội càng ngày càng mất ổn định.
b. Khác nhau:
v Đối tượng hình sự
Đối tượng hình sự là những cá nhân thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, đã hoặc đang bị khởi tố hình sự về một tội phạm nào đó, ví dụ như giết người, cướp tài sản…
v Đối tượng tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội.
Đó là các nạn mại dâm, nghiện ma túy, cờ bạc, mê tín, tham nhũng, quan liêu v.v. Tệ nạn là một trong những nguyên nhân phát sinh tội phạm.
Đối tượng TNXH là những cá nhân vi phạm các quan hệ pháp luật trên. VD : đối tượng mại dâm, đối tượng tham nhũng…
Mối quan hệ : Tệ nạn là một trong những nguyên nhân phát sinh tội phạm. Đối tượng tệ nạn xã hội là một nguồn rất lớn của đối tượng hình sự.