Mẫu viết bài văn nghị luận về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Định hướng phương pháp giáo dục Ngữ văn lớp 12?
Nội dung chính
Mẫu viết bài văn nghị luận về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa môn Ngữ văn lớp 12?
Dưới đây là các mẫu bài văn nghị luận về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa môn Ngữ văn lớp 12 mà các bạn học sinh có thể tham khảo:
Mẫu viết bài văn nghị luận về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa - mẫu số 1
Ai cũng từng trải qua tuổi trẻ, trải qua giai đoạn nhiệt huyết sục sôi với những ước mơ, lí tưởng và cả những nông nổi, sai lầm để dần trưởng thành hơn, chín chắn hơn. Có thể thấy tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của đời người, là thời điểm mà chúng ta dám nghĩ, dám làm và có đủ thủ thời gian, sức lực, đam mê để hiện thực những giấc mơ của mình.
Cái sục sôi của nhiệt huyết và chút "ngông cuồng" của tuổi trẻ mang đến cho chúng ta nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để vượt qua mọi khó khăn, nắm bắt cơ hội cho bản thân. Nguồn năng lượng căng tràn không bao giờ cạn của tuổi trẻ giúp chúng ta nỗ lực hết mình, phấn đấu hết minh cho những mục đích cao đẹp, khẳng định giá trị của bản thân trong cuộc đời. Tuổi trẻ mang đến cho chúng ta những trải nghiệm tuyệt vời nhất để dần "lớn lên", đó có thể là thành công, là những vấp ngã, là những sai lầm khiến chúng ta ngượng ngùng khi nhắc lại, thế nhưng tất cả những trải nghiệm ấy đã giúp chúng ta chín chắn hơn trong nhận thức, hành động, tôi rèn một con người trưởng thành trong tương lai.
Tạo hóa rất công bằng khi ban cho mỗi người một thời tuổi trẻ, vì vậy chúng ta hãy tận dụng để sống thật ý nghĩa để tuổi trẻ không trôi qua vô nghĩa qua kẽ tay.
Mẫu viết bài văn nghị luận về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa - mẫu số 2:
Mỗi độ tuổi, mỗi giai đoạn trong cuộc đời mỗi người đều có những ý nghĩa riêng và mang lại cho ta những suy nghĩ, những bài học khác nhau. Nhưng có lẽ, để lại ấn tượng sâu sắc đối với mỗi người hơn cả đó chính là tuổi trẻ.
Tuổi trẻ là thanh xuân, là quãng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời của một con người, bởi một khi đã qua đi đồng nghĩa nó sẽ không bao giờ quay trở lại. Tuổi trẻ, đó chính là giai đoạn con người ta mang trong mình tất thảy sức mạnh, tất thảy vẻ đẹp, từ thể xác đến tinh thần và cả trí tuệ nữa. Và có lẽ bởi vậy nên trong chính những năm tháng ấy, con người luôn cháy hết mình với đam mê, với những ước mơ, khát vọng và hoài bão. Ở cái tuổi ấy, người ta tự đặt ra cho mình mục tiêu, lí tưởng để cống hiến, để biến nó thành sự thật dù biết rằng phía trước họ có thật nhiều khó khăn, thử thách và cả những thất bại nữa. Và có thể rằng, trong những năm tháng thanh xuân ấy họ sẽ vấp ngã, nhưng tuổi trẻ luôn cho phép người ta có quyền được thất bại, thất bại để đứng lên và để trưởng thành hơn. Để rồi, đến một lúc nào đó, khi đã đi qua quãng thời gian quý báu ấy, người ta nhìn lại và thầm cảm ơn, thầm trân trọng nó vì đã cho ta vỡ lẽ bao điều và trưởng thành hơn từ vấp ngã. Tuy nhiên, thật đáng buồn, đáng trách biết bao khi có những thanh niên đang lãng phí, thiêu rụi tuổi trẻ của mình vào những thú vui vô bổ, vào những tệ nạn xã hội.
Và như vậy, tuổi trẻ là quãng thời gian tươi đẹp và quý báu nhất trong cuộc đời mỗi người. Vì vậy, chúng ta cần trân trọng và phát huy hết giá trị của nó, cần không ngừng cố gắng rèn luyện, cống hiến để những năm tháng thanh xuân trở thành quãng thời gian tuyệt diệu nhất trong cuộc đời của mình.
Mẫu viết bài văn nghị luận về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa - mẫu số 3
Trong cuộc sống, chúng ta sẽ không tránh khỏi những lúc khó khăn và vấp ngã, nhất là tuổi trẻ. Chính những thử thách đó sẽ tôi luyện nên con người của ta. Mỗi người trẻ cần rèn luyện cho bản thân những phẩm chất, tính cách tốt đẹp để vượt qua mọi sóng gió, trong đó phải kể đến một bản lĩnh kiên cường.
Bản lĩnh là khả năng đương đầu với khó khăn, giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống một cách bình tĩnh, thông minh và tỉnh táo. Bên cạnh đó, bản lĩnh còn là lòng dũng cảm, kiên trì, dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm. Con người ai cũng cần rèn luyện cho bản thân sự bản lĩnh, đặc biệt là các bạn trẻ - những chủ nhân của đất nước, để có được cuộc sống tốt đẹp hơn và phục vụ được sự phát triển của đất nước.
Người có bản lĩnh là người dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn, gian khổ, thử thách, sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm cho cuộc sống của mình. Họ làm việc có mục tiêu, có kế hoạch, biết sắp xếp cuộc sống khoa học. Người có bản lĩnh có thể vượt qua được mọi chông gai của cuộc sống, bên cạnh đó, họ còn là những người có nhiều đức tính tốt đẹp khác như dũng cảm, kiên trì, mạnh mẽ,… từ đó dễ dàng theo đuổi mục tiêu của mình hơn. Bản lĩnh của con người được hun đúc từ kinh nghiệm của cuộc sống, người có bản lĩnh là người có vốn sống phong phú, có kinh nghiệm trong nhiều vấn đề từ đó giải quyết mọi chuyện một cách tinh tế. Người có bản lĩnh là tấm gương sáng để người khác học tập theo nhất là thế hệ trẻ, nếu bản lĩnh của con người được tôi luyện sẽ tạo ra một xã hội tốt đẹp hơn.
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người nhút nhát, không dám thể hiện bản thân, theo đuổi những thứ bản thân mình đề ra, lại có những người mới gặp chút khó khăn đã nghĩ đến việc bỏ cuộc, sợ thất bại, sợ vấp ngã,… những người này sẽ không có được thành công và trở thành người thất bại với tính cách nhút nhát.
Đứng trước những thử thách, mỗi con người được lựa chọn cho mình một tinh thần để vượt qua, hãy luôn giữ lấy bản lĩnh và hướng về phía trước, đến những điều tốt đẹp. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!
Mẫu viết bài văn nghị luận về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Định hướng phương pháp giáo dục Ngữ văn lớp 12? (Hình ảnh từ Internet)
Phương pháp giáo dục môn Ngữ văn lớp 12 có định hướng như thế nào?
Căn cứ theo Mục 6 Phụ lục Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về định hướng phương pháp giáo dục môn Ngữ văn lớp 12 như sau:
Chương trình môn Ngữ văn vận dụng các phương pháp giáo dục theo định hướng chung là dạy học tích hợp và phân hóa; đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh.
- Căn cứ vào chương trình, giáo viên chủ động, linh hoạt xây dựng và tổ chức các bài học theo định hướng sau:
+ Thực hiện yêu cầu tích hợp nội môn (cả kiến thức và kĩ năng), tích hợp liên môn và tích hợp những nội dung giáo dục ưu tiên (xuyên môn); thực hiện dạy học phân hóa theo đối tượng học sinh ở tất cả các cấp và phân hóa góp phần định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông.
+ Rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học; chú trọng sử dụng các phương tiện dạy học, khắc phục tình trạng dạy theo kiểu đọc chép, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương tiện cho học sinh.
+Tăng cường, phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh; dành nhiều thời gian cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa và tài liệu học tập, luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập để học sinh biết tự đọc, viết, nói và nghe theo những yêu cầu và mức độ khác nhau; kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Năng lực tự học của học sinh lớp 12 có yêu cầu cần đạt như thế nào?
Căn cứ theo Mục 9 Chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định những yêu cầu cần đạt về năng lực tự học của học sinh lớp 12 như sau:
- Xác định được nhiệm vụ học tập dựa trên kết quả đã đạt được; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, khắc phục những hạn chế.
- Đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân; tìm kiếm, đánh giá và lựa chọn được nguồn tài liệu phù hợp với mục đích, nhiệm vụ học tập khác nhau; ghi chép thông tin bằng các hình thức phù hợp, thuận lợi cho việc ghi nhớ, sử dụng, bổ sung khi cần thiết.
- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập; suy ngẫm cách học của mình, rút kinh nghiệm để có thể vận dụng vào các tình huống khác; biết tự điều chỉnh cách học.