Mẫu giấy phép khai thác nước dưới đất mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Nội dung chính
Trong xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất thì giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 53/2024/NĐ-CP quy định về xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất như sau;
Xác định ngưỡng khai thác nước dưới đất
1. Ngưỡng khai thác nước dưới đất được thể hiện qua giới hạn về lượng nước có thể khai thác của từng tầng chứa nước tại từng khu vực và được tính toán trên cơ sở giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước quy định tại khoản 2 Điều này.
Ngưỡng khai thác nước dưới đất được quy định trong các quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh. Trường hợp quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh đã được phê duyệt mà chưa quy định ngưỡng khai thác nước dưới đất thì được rà soát, cập nhật, bổ sung khi điều chỉnh quy hoạch.
2. Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước là chiều sâu mực nước động lớn nhất được phép khai thác tại giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất. Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước được tính từ mặt đất tại khu vực xung quanh giếng đến một nửa bề dày của tầng chứa nước không áp hoặc đến mái của tầng chứa nước có áp, nhưng không được vượt quá quy định sau đây:
a) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng: không vượt quá 35 m đối với khu vực nội thành của thành phố Hà Nội và các thành phố, thị xã khác; không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
b) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long: không vượt quá 40 m đối với khu vực nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ; không vượt quá 35 m đối với các thành phố, thị xã khác; không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
c) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở các vùng không quy định tại điểm a, điểm b khoản này không vượt quá 30 m;
d) Đối với các tầng chứa nước trong đá bazan, khe nứt ở các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên và các địa phương khác không vượt quá 50 m.
Như vậy, giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước được tính từ mặt đất tại khu vực xung quanh giếng đến một nửa bề dày của tầng chứa nước không áp hoặc đến mái của tầng chứa nước có áp, nhưng không được vượt quá quy định sau đây:
(1) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở các địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng:
- Không vượt quá 35 m đối với khu vực nội thành của thành phố Hà Nội và các thành phố, thị xã khác;
- Không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
(2) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long:
- Không vượt quá 40 m đối với khu vực nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ;
- Không vượt quá 35 m đối với các thành phố, thị xã khác;
- Không vượt quá 30 m đối với các khu vực còn lại;
(3) Đối với các tầng chứa nước lỗ hổng ở các vùng không quy định tại (1) và (2) không vượt quá 30 m;
(4) Đối với các tầng chứa nước trong đá bazan, khe nứt ở các địa phương thuộc khu vực Tây Nguyên và các địa phương khác không vượt quá 50 m.
Giới hạn mực nước khai thác của tầng chứa nước là bao nhiêu? (Hình từ internet)
Hồ sơ cấp giấy phép khai thác nước dưới đất bao gồm những tài liệu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 54/2024/NĐ-CP hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác nước dưới đất bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép;
(2) Sơ đồ khu vực và vị trí công trình khai thác nước dưới đất;
(3) Báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất đối với công trình có quy mô từ 200 m³/ngày đêm trở lên hoặc báo cáo kết quả thi công giếng khai thác đối với công trình có quy mô nhỏ hơn 200 m³/ngày đêm trong trường hợp chưa có công trình khai thác; báo cáo hiện trạng khai thác đối với trường hợp công trình khai thác nước dưới đất đang hoạt động;
(4) Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ, đảm bảo mỗi tầng chứa nước khai thác tối thiểu 1 mẫu.
- Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước đảm bảo các thông số tối thiểu bao gồm: pH, Tổng Coliform, Nitrate, Nitrite, Amoni, Chỉ số Permanganat, tổng chất rắn hòa tan (TDS), Độ cứng, Arsenic, Chloride, Sắt, Mangan.
Kết quả phân tích chất lượng nước phải được thực hiện bởi tổ chức đáp ứng các yêu cầu, điều kiện về năng lực quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật.
Mẫu giấy phép khai thác nước dưới đất mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Mẫu Giấy phép khai thác nước dưới đất mới nhất là Mẫu 21 được quy định tại Phần II Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 54/2024/NĐ-CP, mẫu có dạng như sau:
Mẫu giấy phép khai thác nước dưới đất mới nhất hiện nay: Tải về