18:08 - 28/09/2024

Mặt mụn có được đi nhập ngũ hay không?

Mặt mụn có được đi nhập ngũ hay không? Giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân nhập ngũ được quy định như thế nào? Em năm nay 17 tuổi,em muốn năm sau nhập ngũ nhưng mặt em có mụn trứng cá nặng. Cho em hỏi em có được nhập ngũ không ạ?

Nội dung chính

    Mặt mụn có được đi nhập ngũ hay không?

    Căn cứ Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe thể lực và bệnh tật được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy đinh về tiêu chuẩn phân loại theo bệnh tật như sau:

    175

    Trứng cá và một số bệnh khác:

     

     

    - Trứng cá thường (chỉ tính vùng mặt):

     

     

    + Dưới 100 sẩn, không có mụn mủ

    1

     

    + Từ 100 - 200 sẩn và/hoặc < 5 mụn mủ

    2T

     

    + > 200 sẩn và/hoặc ≥ 5 mụn mủ

    3T

     

    - Trứng cá hoại tử, trứng cá mạch lươn, trứng cá sẹo lồi

    4

     

    - Trứng cá đỏ

    5

    Căn cứ Điều 9 Thông tư trên quy định về phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:

    1. Căn cứ phân loại sức khỏe

    Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

    2. Cách cho điểm

    Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám bác sỹ cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

    a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

    b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

    c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

    d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

    đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

    e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

    3. Cách ghi phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự

    a) Mỗi chuyên khoa, sau khi khám xét, bác sỹ sẽ cho điểm vào cột “Điểm”; ở cột “Lý do” phải ghi tóm tắt lý do cho số điểm đó; ở cột “Ký”, bác sỹ khám phải ký và ghi rõ họ tên;

    b) Phần kết luận, Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe căn cứ vào điểm đã cho ở từng chỉ tiêu để kết luận, phân loại sức khỏe theo đúng quy định, ghi bằng số và chữ (phần bằng chữ để ở trong ngoặc đơn);

    c) Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe có trách nhiệm ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự sau khi kết luận;

    d) Chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe được đóng dấu của cơ quan Chủ tịch Hội đồng; chữ ký của Chủ tịch Hội đồng khám phúc tra sức khỏe được đóng dấu của đơn vị quyết định thành lập Hội đồng khám phúc tra sức khỏe.

    4. Cách phân loại sức khỏe

    Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

    a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

    b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

    c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

    d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

    đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

    e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

    5. Một số điểm cần chú ý

    a) Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;

    b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;

    c) Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;

    d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.

    Bạn có thể căn cứ vào bảng này để xem chỉ tiêu về da liễu của bạn được đánh giá mấy điểm. Sau đó dựa vào cách phân loại sau để xem xét mình có thuộc trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự không.

    Giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân nhập ngũ

    Căn cứ Điều 12 Thông tư trên quy định về giao, nhận phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của công dân nhập ngũ như sau:

    1. Trước khi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện phát lệnh gọi công dân nhập ngũ, Phòng Y tế huyện phải hoàn thành việc lập danh sách những công dân đủ sức khỏe theo quy định, hoàn chỉnh phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự và bàn giao cho Ban Chỉ huy quân sự huyện.

    2. Căn cứ vào kế hoạch hiệp đồng giữa đơn vị nhận quân và địa phương, Ban Chỉ huy quân sự huyện bàn giao phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của các công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe cho quân y đơn vị nhận quân.

    3. Quân y đơn vị nhận quân tổ chức nghiên cứu trước hồ sơ sức khỏe công dân được gọi nhập ngũ. Trường hợp phát hiện có nghi vấn về sức khỏe, đề nghị Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện kiểm tra kết luận lại.

    4. Tổng hợp báo cáo kết quả theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này (địa phương giao quân theo Mẫu 4a, 4b; quân y đơn vị nhận quân theo Mẫu 4c).

    5. Đơn vị nhận quân phải tổ chức khám phúc tra sức khỏe cho chiến sỹ mới ngay sau khi về đơn vị để phân loại, kết luận lại sức khỏe, phát hiện những trường hợp không đủ sức khỏe trả về địa phương và có trách nhiệm thông báo cho Ban Chỉ huy quân sự huyện biết:

    a) Số công dân đủ tiêu chuẩn sức khỏe;

    b) Số công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe cần trả về địa phương (do sai sót trong quá trình khám chưa tìm ra bệnh hoặc bệnh mới phát sinh trong quá trình huấn luyện chiến sỹ mới).

    6. Quy định về việc trả lại những công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe về địa phương

    a) Những công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe trả về địa phương khi kết quả khám phúc tra sức khỏe được Chủ nhiệm Quân y cấp trung đoàn và tương đương trở lên xác định và cấp trên trực tiếp phê duyệt.

    b) Hồ sơ sức khỏe của công dân không đủ tiêu chuẩn sức khỏe trả về địa phương phải có đủ phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự địa phương có phần ghi kết quả khám, kết luận sức khỏe của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe đơn vị.

    c) Việc trả công dân không đủ sức khỏe về địa phương thực hiện theo quy định của Bộ Quốc phòng. Trường hợp cần thiết, cơ quan y tế địa phương tổ chức kiểm tra lại (thời hạn từ 7 - 10 ngày, kể từ khi đơn vị bàn giao công dân không đủ sức khỏe cho địa phương). Trường hợp không thống nhất với kết luận của Hội đồng khám phúc tra sức khỏe của đơn vị, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện chuyển hồ sơ của công dân lên Hội đồng giám định y khoa tỉnh để tổ chức giám định sức khỏe.

    Trân trọng!

    70