01:22 - 27/01/2025

Khi xử phạt hành chính về thuế thì hộ kinh doanh được xác định là tổ chức hay cá nhân?

Xử phạt hành chính giữa tổ chức với cá nhân khác nhau về mức phạt như thế nào? Hộ kinh doanh được xác định là tổ chức hay cá nhân khi xử phạt hành chính về thuế?

Nội dung chính

    Xử phạt hành chính giữa tổ chức với cá nhân khác nhau về mức phạt như thế nào?

    Căn cứ Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:

    Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
    1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
    a) Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
    b) Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
    c) Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
    d) Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
    Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
    Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
    Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;
    đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
    e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Như vậy, mức xử phạt hành chính giữa tổ chức với cá nhân đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính là khác nhau. Cụ thể, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Xem thêm: Xử phạt hộ kinh doanh không đăng ký thuế

    Khi xử phạt hành chính về thuế thì hộ kinh doanh được xác định là tổ chức hay cá nhân Khi?

    Khi xử phạt hành chính về thuế thì hộ kinh doanh được xác định là tổ chức hay cá nhân Khi? (Hình từ Internet)

    Hộ kinh doanh được xác định là tổ chức hay cá nhân khi xử phạt hành chính về thuế?

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
    Người nộp thuế là tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
    a) Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Chứng khoán, Luật Dầu khí, Luật Thương mại và các văn bản quy phạm pháp luật khác; đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, địa điểm kinh doanh trực tiếp kê khai, nộp thuế, sử dụng hóa đơn;
    b) Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập;
    c) Tổ chức được thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;
    d) Tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, văn phòng điều hành của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam;
    đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
    e) Tổ hợp tác và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật.

    Căn cứ Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định như sau:

    Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền khi xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
    ...
    4. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền
    a) Mức phạt tiền quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, khoản 1, 2 Điều 19 và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
    Đối với người nộp thuế là hộ gia đình, hộ kinh doanh áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân.
    b) Khi xác định mức phạt tiền đối với người nộp thuế vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng.
    c) Các tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng đã được sử dụng để xác định khung tiền phạt thì không được sử dụng khi xác định số tiền phạt cụ thể theo điểm d khoản này.
    ...

    Như vậy, hộ kinh doanh được xác định là cá nhân khi xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn

    Thời hiệu xử phạt hành chính về hóa đơn là bao lâu?

    Căn cứ Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
    1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn
    a) Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là 02 năm.
    b) Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được quy định như sau:
    Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại điểm c khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm.
    Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại điểm d khoản này thì thời hiệu được tính từ ngày chấm dứt hành vi vi phạm.

    Như vậy, thời hiệu xử phạt hành chính về hóa đơn là 02 năm.

    30
    Quản lý: Công ty TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số ..., do ... cấp ngày ... (dự kiến) Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ