09:05 - 09/11/2024

Khi nào người dân bắt buộc phải sử dụng căn cước công dân?

Khi nào người dân bắt buộc phải sử dụng căn cước công dân?

Nội dung chính

    Khi nào người dân bắt buộc phải sử dụng căn cước công dân?

    Tại Điều 45 Dự thảo Luật Căn cước công dân quy định về điều khoản chuyển tiếp như sau:

    Quy định chuyển tiếp

    1. Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

    2. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ Chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước không được quy định các thủ tục về đính chính, thay đổi thông tin liên quan đến Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân trong các giấy tờ nêu trên.

    Như vậy, theo dự thảo mới thì chứng minh nhân dân còn thời hạn cấp trước ngày Luật có hiệu lực thi hành thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024. Điều này cũng có nghĩa là từ ngày 01/01/2025, người dân bắt buộc phải sử dụng căn cước công dân.

    Lưu ý: Dự thảo Luật Căn cước công dân vẫn đang lấy ý kiến và chưa có hiệu lực thi hành.

     

     Khi nào người dân bắt buộc phải sử dụng căn cước công dân? (Hình từ Internet)

    Bao nhiêu tuổi phải đổi thẻ Căn cước công dân?

    Tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân như sau:

    Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân

    1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

    2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

    Như vậy, người có độ tuổi phải đổi thẻ Căn cước công dân là đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

    Nơi cấp căn cước công dân gắn chip được ghi ở đâu trên thẻ?

    Tại Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA quy định về hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu thẻ Căn cước công dân cụ thể như sau:

    Hình dáng, kích thước, nội dung, quy cách, ngôn ngữ khác và chất liệu thẻ Căn cước công dân

    1. Hình dáng, kích thước

    Thẻ Căn cước công dân hình chữ nhật chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm, chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm, bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm.

    ....

    b) Mặt sau thẻ Căn cước công dân gồm các thông tin sau:

    - Bên trái, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng/Personal identification; Ngày, tháng, năm/Date, month, year; CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI/DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân; chíp điện tử.

    - Bên phải, từ trên xuống: Có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái/Left index finger và Vân tay ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ căn cước công dân.

    - Dòng MRZ.

    Như vậy, nơi cấp căn cước công dân gắn chip được ghi ở mặt sau của thẻ, phía bên trái, mục thứ ba từ trên xuống. Cụ thể là "CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI".

    Trường hợp cấp đổi thẻ CCCD thì phải đến đâu để làm thủ tục?

    Tại Điều 26 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

    Nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

    Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

    1. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

    2. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    3. Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

    4. Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

    Như vậy, trường hợp cấp đổi thẻ CCCD thì công dân có thẻ đến 1 trong 4 nơi sau:

    - Cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;

    - Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

    - Cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;

    - Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.

    Trân trọng!

    5