17:04 - 09/11/2024

Kháng cáo lên tòa án cấp trên

Vừa qua, con tôi bị TAND huyện xử phạt hai năm tù về tội cố ý gây thương tích. Tại phiên tòa, vị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị với Hội đồng xử án xử phạt cháu tôi từ 2 - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Trong phần tranh luận trước Tòa, vị luật sư bào chữa cho cháu tôi cũng đã nêu lên hoàn cảnh, nguyên nhân phạm tội của cháu (bản thân cháu phạm tội lần đầu, bố cháu đã mất, ông nội cháu là liệt sĩ chống Pháp) và nêu các tình tiết giảm nhẹ cũng như đề nghị Tòa án xử phạt án treo. Cuối cùng, Tòa án vẫn xét xử 2 năm tù giam (cháu tôi lúc phạm tội chỉ mới 16 năm 2 tháng tuổi, lúc xét xử vừa đúng 16 tuổi rưỡi). Với tư cách là người giám hộ, tôi muốn chống án lên Tòa án cấp trên xét xử lại nhẹ hơn. Tôi nghe nói, chống án thì Tòa án cấp trên có thể sẽ xử nặng hơn (Vì ở nơi tôi cư trú cũng đã có trường hợp chống án bị xử nặng hơn)

Nội dung chính

    Kháng cáo lên tòa án cấp trên

    Theo các Điều 231 - 232 - 234 Bộ luật Tố tụng hình sự

    Sau khi xét xử lần đầu (gọi là xét xử sơ thẩm) thì bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của bị cáo có quyền kháng cáo (chống án) bản án sơ thẩm trong vòng 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm.
    Tòa án cấp trên sẽ xem xét lại bản án sơ thẩm có kháng cáo (nếu như Viện Kiểm sát không kháng nghị bản án sơ thẩm theo hướng nặng hơn; người bị hại, đại diện hợp pháp của người bị hại không kháng cáo đề nghị tăng nặng hình phạt đối với bị cáo...) thì Tòa án cấp phúc thẩm xét xử y án sơ thẩm hoặc giảm nhẹ hình phạt, nghĩa là không xấu hơn tình trạng của bị cáo.
    Trường hợp cụ thể của cháu bà thì tại phiên tòa sơ thẩm, vị đại diện Viện Kiểm sát đề nghị cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng  xét xử  tuyên phạt tù giam; trong những trường hợp cụ thể này thì thông thường Viện Kiểm sát sẽ không kháng nghị theo hướng tăng nặng.

    Bà có thể làm đơn kháng cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét để quyết định hình phạt nhẹ hơn cho cháu bà.

    9