Giấm có phải là phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền hay không?
Nội dung chính
Giấm có phải là phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền hay không?
Giấm là một chất lỏng có vị chua, được hình thành từ sự lên men của rượu etylic (công thức hóa học là C2H5OH). Thành phần chính của giấm là dung dịch axit axêtic (CH3COOH) có nồng độ khoảng 5%.
Giấm thường được phân loại bằng nguyên liệu và màu sắc bao gồm các loại cơ bản sau: giấm gạo; giấm vải thiều; giấm táo; giấm nho; giấm rượu vang.
Giấm được dùng nhiều trong ẩm thực. Giấm được dùng làm gia vị cho vào thức ăn, nước chấm để tạo vị chua. Giấm còn được dùng để muối chua rau quả nhằm để tồn trữ được lâu hơn. Ngoài ra, tính sát trùng nhẹ của giấm được sử dụng trong việc tẩy rửa. Ngoài ra, giấm cũng được dùng nhiều trong y học: Giấm được dùng để làm giảm đau những vết bỏng hay vết rộp do tiếp xúc với nắng. Một số người uống giấm để giảm cân.
Giấm là phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền được quy định tại Khoản 4 Điều 1 Phụ lục I về phương pháp chung chế biến các vị thuốc cổ truyền ban hành kèm theo Thông tư 30/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 28/08/2017. Cụ thể như sau:
4. Giấm
Sử dụng loại giấm thanh được chế từ các nguồn thực phẩm: bún, chuối... thể chất trong, không màu, hoặc hơi vàng, có vị chua, mùi giấm, nồng độ acid acetic từ 3,6-5,0 %, không được có các chất độc hại.
a) Mục đích:
- Dẫn thuốc vào kinh can;
- Tăng cường hoạt huyết, khứ ứ;
- Hành khí, giảm đau “thố chế trú can chi nhiệm thống”;
- Hòa hoãn tính dược, giảm tác dụng phụ;
- Làm giòn các dược liệu có thể chất cứng rắn, khử mùi hôi, tanh như xương động vật.
b) Ứng dụng: Chế biến Diên hồ sách, Tam lăng, Nga truật, Hương phụ... Miết giáp tôi giấm...
Trên đây là nội dung tư vấn về phụ liệu là giấm dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2017/TT-BYT.