17:01 - 28/12/2024

Giá trị pháp lý văn bản công chứng điện tử được quy định như thế nào?

Văn bản công chứng điện tử là gì? Giá trị pháp lý văn bản công chứng điện tử được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Văn bản công chứng điện tử là gì?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 64 Luật Công chứng 2024 thì văn bản công chứng điện tử là chứng thư điện tử được tạo lập theo nguyên tắc và phạm vi quy định tại Điều 62 Luật Công chứng 2024.

    Giá trị pháp lý văn bản công chứng điện tử được quy định như thế nào?Giá trị pháp lý văn bản công chứng điện tử được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Giá trị pháp lý văn bản công chứng điện tử được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 64 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:

     Văn bản công chứng điện tử
    ....
    3. Văn bản công chứng điện tử có giá trị pháp lý theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 6 của Luật này.
    ...

    Đồng thời, căn cứ theo Điều 6 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:

    Hiệu lực và giá trị pháp lý của văn bản công chứng
    1. Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ thời điểm được công chứng viên ký và tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu vào văn bản; trường hợp là văn bản công chứng điện tử thì có hiệu lực theo quy định tại khoản 2 Điều 64 của Luật này.
    2. Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, là cơ sở để các bên tham gia giao dịch đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến giao dịch đã được công chứng.

    3. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

     

    Như vậy, văn bản công chứng có hiệu giá trị pháp lý theo quy định sau:

    - Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, là cơ sở để các bên tham gia giao dịch đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến giao dịch đã được công chứng.

    - Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

    Từ 01/07/2025, công chứng viên không hành nghề công chứng trong bao lâu thì bị miễn nhiệm?

    Căn cứ theo điểm d khoản 2 Điều 16 Luật Công chứng 2024 quy định về miễn nhiệm công chứng viên như sau:

    Miễn nhiệm công chứng viên
    1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng cá nhân hoặc khi được chuyển làm công việc khác theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
    Công chứng viên đương nhiên miễn nhiệm khi quá 70 tuổi.
    2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
    a) Không còn đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 10 của Luật này, trừ trường hợp đương nhiên miễn nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này;
    b) Thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 14 của Luật này;
    c) Được tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động giữ một trong các vị trí công tác quy định tại khoản 5 Điều 14 của Luật này, trừ trường hợp đã được miễn nhiệm theo quy định tại khoản 1 Điều này;
    d) Thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 9 của Luật này;
    đ) Không hành nghề công chứng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp không hành nghề do bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 15 của Luật này, Văn phòng công chứng bị tạm ngừng hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật này;
    e) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ vẫn còn;
    ...

    Theo đó, từ 01/07/2025 công chứng viên sẽ bị miễn nhiệm khi không hành nghề công chứng trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên,

    Trừ trường hợp không hành nghề do bị tạm đình chỉ hành nghề công chứng theo quy định tại Điều 15 Luật Công chứng 2024, Văn phòng công chứng bị tạm ngừng hoạt động theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 Luật Công chứng 2024.

    Giá trị pháp lý văn bản công chứng điện tử được quy định như thế nào?

    Giá trị pháp lý văn bản công chứng điện tử được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

    Từ 01/07/2025, công chứng viên phải bồi thường thiệt hại kể cả khi không còn là công chứng viên?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Luật Công chứng 2024 quy định về bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng như sau:

    Bồi thường thiệt hại trong hoạt động công chứng
    1. Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi của công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng.
    Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập thì tổ chức hành nghề công chứng kế thừa quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã giải thể, chấm dứt hoạt động thì công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại phải tự mình bồi thường thiệt hại, kể cả trường hợp người đó không còn là công chứng viên hoặc nhân viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng.
    2. Công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại phải hoàn trả cho tổ chức hành nghề công chứng khoản tiền mà tổ chức đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người đó không còn là công chứng viên hoặc nhân viên của 01 tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp công chứng viên, nhân viên trực tiếp gây thiệt hại không hoàn trả thì tổ chức hành nghề công chứng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Từ ngày 01/07/2025, công chứng viên hoặc nhân viên gây ra thiệt hại sẽ phải bồi hoàn cho tổ chức hành nghề công chứng số tiền mà tổ chức đã chi trả để bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định pháp luật. Nghĩa vụ hoàn trả này áp dụng ngay cả khi người gây ra thiệt hại không còn làm việc tại tổ chức đó.

    Trong trường hợp công chứng viên hoặc nhân viên không thực hiện nghĩa vụ hoàn trả, tổ chức hành nghề công chứng có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.

    20