Đương sự chết trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm xử lý như thế nào?
Nội dung chính
Đương sự chết trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm xử lý như thế nào?
Chào Ban biên tập. Tôi đang tham gia vào một vụ kiện đòi tài sản. Hiện giờ, vụ kiện đang ở giai đoạn phúc thẩm nhưng người vay tiền lại đột ngột qua đời. Cho tôi hỏi: Trường hợp đương sự chết trong quá trình xét xử tại tòa phúc thẩm được quy định như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Vấn đề bạn hỏi có thể phát sinh 3 trường hợp như sau:
Thứ nhất: Nếu bị đơn chết nhưng có người thừa kế quyền và nghĩa vụ của họ thì tòa án vẫn sẽ tiếp tục xét xử vụ án. Và người thừa kế sẽ đứng ra tham gia phiên tòa với tư cách là bị đơn.
Thứ hai: Nếu bị đơn chết nhưng tạm thời chưa có người thừa kế quyền và nghĩa vụ của họ thì tòa án sẽ ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo Khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Thứ ba: Nếu bị đơn chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì căn cứ Khoản 1 Điều 217Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án.
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào?
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Hoàng Anh, công chức nhà nước đã về hưu, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
- Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
Trên đây là nội dung câu trả lời về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự
Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập, tôi là Phúc Anh, công chức nhà nước đã về hưu, có thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp và cung cấp thông tin giúp, cụ thể là bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản pháp luật nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn!
Trả lời:
Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định tại Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
- Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ.
- Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.
- Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.
Trên đây là nội dung câu trả lời về việc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Trân trọng!