09:11 - 28/09/2024

Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ khi thực hiện điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân được quy định thế nào?

Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ khi thực hiện điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân được quy định thế nào? Văn bản nào quy định điều này?

Nội dung chính

    Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ khi thực hiện điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân được quy định thế nào?

    Động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ khi thực hiện điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân được quy định tại Điều 13 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA năm 2015 hợp nhất Thông tư quy định về Điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân do Bộ Công an ban hành như sau:

    1. Động tác nghiêm

    a) Khẩu lệnh: “NGHIÊM”;

    b) Động tác: Hai gót chân đặt sát nhau nằm trên một đường ngang thẳng, hai bàn chân mở rộng 45 độ (0), (tính từ mép trong hai bàn chân), hai đầu gối thẳng, trọng lượng toàn thân dồn đều vào hai bàn chân, hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giữa đốt thứ nhất và đốt thứ hai của ngón tay trỏ, đầu ngón tay giữa đặt theo đường chỉ quần, bụng hơi thóp lại, ngực nở, hai vai thăng bằng, đầu ngay, miệng ngậm, mắt nhìn thẳng (hình 1a, b).

    2. Động tác nghỉ

    a) Khẩu lệnh: “NGHỈ”;

    b) Động tác:

    - Khi đứng trong đội hình: Đầu gối trái hơi chùng, trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân phải, thân trên và hai tay giữ như đứng nghiêm. Khi đổi chân, trở về tư thế đứng nghiêm rồi chuyển sang đầu gối phải hơi chùng, trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân trái (hình 2a, b);

    - Khi đứng trên tàu, xe hoặc khi tập luyện thể dục, thể thao: Chân trái đưa sang trái 1 bước rộng bằng vai (tính từ mép ngoài của 2 bàn chân), đầu gối thẳng tự nhiên, thân trên giữ thẳng như khi đứng nghiêm, trọng lượng toàn thân dồn đều vào 2 chân, đồng thời hai tay đưa về sau lưng, tay trái nắm cổ tay phải, bàn tay phải nắm lại tự nhiên, lòng bàn tay hướng về sau, khi mỏi tay phải nắm cổ tay trái (hình 2c, d).

    3. Động tác quay bên phải

    a) Khẩu lệnh: “BÊN PHẢI, QUAY”;

    b) Động tác: Làm 2 cử động;

    - Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang phải 900, trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân phải (hình 3a, b);

    - Cử động 2: Đưa chân trái về tư thế đứng nghiêm.

    4. Động tác quay bên trái

    a) Khẩu lệnh: “BÊN TRÁI, QUAY”;

    b) Động tác: Làm 2 cử động

    - Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang trái 90 độ (0), trọng lượng toàn thân dồn vào chân trái (hình 3c);

    - Cử động 2: Đưa chân phải về tư thế đứng nghiêm.

    5. Động tác nửa bên phải quay

    a) Khẩu lệnh: “NỬA BÊN PHẢI, QUAY”;

    b) Động tác: Làm 2 cử động

    - Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi bàn chân trái làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang phải 45 độ (0), trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân phải;

    - Cử động 2: Đưa chân trái về tư thế đứng nghiêm.

    6. Động tác nửa bên trái quay

    a) Khẩu lệnh: “NỬA BÊN TRÁI, QUAY”;

    b) Động tác: Làm 2 cử động

    - Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân trái và mũi bàn chân phải làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang trái 45 độ (0), trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân trái;

    - Cử động 2: Đưa chân phải về tư thế đứng nghiêm.

    7. Động tác đằng sau quay

    a) Khẩu lệnh: “ĐẰNG SAU, QUAY”;

    b) Động tác: Làm 2 cử động

    - Cử động 1: Thân trên giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân trái và bàn mũi chân phải làm trụ, kết hợp lực toàn thân quay người sang trái về sau 180 độ (0); khi quay trọng lượng toàn thân dồn nhiều vào chân trái, quay xong đặt bàn chân trái xuống đất;

    - Cử động 2: Đưa chân phải về tư thế đứng nghiêm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về động tác nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ khi thực hiện điều lệnh đội ngũ trong Công an nhân dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA.

    340