15:57 - 12/11/2024

Đòi lại số vốn đã góp trong Công ty TNHH được quy định như thế nào?

Đòi lại số vốn đã góp trong Công ty TNHH được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Đòi lại số vốn đã góp trong Công ty TNHH được quy định như thế nào?

    Điều 48 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

    2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

    3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:

    a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;

    b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;

    c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội đồng thành viên.

    4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.

    ...

    Như vậy, theo quy định trên thì B không còn là thành viên công ty vì không góp vốn theo thời hạn, anh C có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp. Khi đó, công ty phải làm thủ tục điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên. B và C phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên. Do đó, C buộc A phải hoàn lại số tiền đã góp là chưa đủ cơ sở.

    Đối với vấn đề giải thể doanh nghiệp:

    Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

    1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:

    a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;

    b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;

    c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;

    d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

    Như vậy, ở đây nếu công ty muốn giải thể thì phải có quyết định của hội đồng thành viên và chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án. C cần hợp tác với A để hoàn tất thủ tục giải thể và sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho các thành viên công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp theo Khoản 5 Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2014.

    Trân trọng!

    2