Điều trong Bộ pháp điển được quy định cụ thể ra sao? Có thể tham khảo vấn đề này ở đâu?
Nội dung chính
Điều trong Bộ pháp điển được quy định cụ thể ra sao? Có thể tham khảo vấn đề này ở đâu?
Điều trong Bộ pháp điển được quy định tại Điều 4 Nghị định 63/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật như sau:
- Điều trong Bộ pháp điển là bộ phận cấu thành của phần, chương, mục trong Bộ pháp điển; nội dung của mỗi điều trong Bộ pháp điển là nội dung của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển.
- Tên gọi của điều trong Bộ pháp điển là tên gọi của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển.
- Số của điều trong Bộ pháp điển gồm:
+ Số thứ tự của chủ đề;
+ Số thứ tự của đề mục;
+ Ký hiệu về hình thức của văn bản được pháp điển;
+ Số thứ tự của văn bản đối với văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, nếu có;
+ Số của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển.
- Ký hiệu về hình thức của văn bản như sau:
+ Luật của Quốc hội là LQ;
+ Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội là PL;
+ Lệnh của Chủ tịch nước là LC;
+ Quyết định là QĐ;
+ Nghị định của Chính phủ là NĐ;
+ Nghị quyết là NQ;
+ Nghị quyết liên tịch là NL;
+ Chỉ thị là CT;
+ Thông tư là TT;
+ Thông tư liên tịch là TL.
- Số thứ tự của văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành cùng một hình thức được ghi bằng chữ số Ả Rập, theo thứ tự về thời gian ban hành, bắt đầu từ số 1.
- Số của điều trong Bộ pháp điển gồm các thành phần quy định tại Khoản 2 Điều này và được sắp xếp theo trật tự sau: Số thứ tự của chủ đề; dấu chấm; số thứ tự của đề mục; dấu chấm; ký hiệu về hình thức của văn bản được pháp điển; dấu chấm; số thứ tự của văn bản đối với văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành (nếu có); dấu chấm; số của điều tương ứng trong văn bản được pháp điển; dấu chấm.