Điều tra sự cố trong quy chuẩn hủy nổ lựu đạn được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Điều tra sự cố trong quy chuẩn hủy nổ lựu đạn được quy định như thế nào?
Theo quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 08:2019/BQP ban hành theo Thông tư 158/2019/TT-BQP quy định điều tra sự cố như sau:
- Báo cáo sự cố cháy (nổ); Tất cả các nguy cơ có thể gây ra sự cố, tai nạn cháy (nổ) trong quá trình hủy nổ đầu đạn và các sự cố, tai nạn cháy (nổ) xảy ra trong quá trình hủy nổ đầu đạn phải được báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền.
- Báo cáo sự cố lên cấp quản lý trực tiếp đơn vị, gồm hai phần: Báo cáo sơ bộ bằng điện tín và báo cáo bằng văn bản.
- Điều tra sự cố phải thực hiện theo quy chuẩn này và các quy định hiện hành của pháp luật. Các sự cố phải tiến hành điều tra:
+ Gây ra thương tật hay gây chết người;
+ Gây ra hư hại về tài sản;
+ Gây thiệt hại, dẫn đến yêu cầu bồi thường;
+ Gây ảnh hưởng đến các sự kiện chính trị của địa phương, quốc gia.
- Việc tiến hành điều tra sự cố phải đảm bảo:
+ Thành phần được lựa chọn tham gia cuộc điều tra chính thức phải không liên quan đến sự cố và có đủ năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết đáp ứng cho cuộc điều tra;
+ Các khu vực xảy ra sự cố phải được bảo vệ cho đến khi có kết luận của cơ quan điều tra nhằm tránh mất mát các thông tin có giá trị;
+ Các bức ảnh về khu vực xảy ra sự cố phải được chụp tức thời ngay sau khi sự cố xảy ra;
+ Trừ trường hợp ngoại lệ, bản báo cáo điều tra phải được gửi đúng quy định và đảm bảo rõ ràng, chính xác (bao gồm cả các kết luận và khuyến nghị để cải thiện tình hình nếu có).
- Điều tra sự cố gồm: Điều tra nội bộ và điều tra độc lập, mức độ điều tra theo quy định hiện hành của pháp luật.
- Lực lượng tham gia:
+ Báo cáo những vấn đề còn tồn tại dẫn đến nguy cơ xảy ra sự cố trong quá trình áp dụng các quy trình;
+ Báo cáo kịp thời khi có các sự cố xảy ra;
+ Hỗ trợ các tổ chức điều tra sự cố;
+ Nghiêm cấm đưa thông tin về sự cố khi chưa được phép của người đứng đầu đơn vị.