Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống
Nội dung chính
Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống
Tại Điều 20 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng, có hiệu lực ngày 01/01/2019, quy điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống như sau:
1. Nội dung điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống:
- Điều tra, xây dựng danh lục thú;
- Điều tra, xây dựng danh lục chim;
- Điều tra, xây dựng danh lục bò sát, lưỡng cư;
- Điều tra, xây dựng danh lục cá;
- Điều tra quần thể, phân bố và xây dựng danh lục các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm.
2. Phương pháp điều tra động vật rừng có xương sống:
- Sử dụng tuyến và điểm điển hình đại diện cho các sinh cảnh; quan sát trực tiếp, đếm số lượng cá thể, số lượng đàn, cấu trúc đàn đối với thú lớn, phạm vi hoạt động của đàn; nhận biết tiếng kêu, hót; nhận biết dấu vết đặc trưng; sử dụng bẫy ảnh; mẫu phiếu ghi chép điều tra động vật rừng có xương sống theo Biểu số 30 Phụ lục II kèm theo Thông tư này; thu mẫu tiêu bản và mô tả theo Biểu số 31 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
- Điều tra mẫu vật, dấu vết còn giữ lại ở các thôn, bản, kết hợp phỏng vấn người dân địa phương.
3. Thành quả điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống:
- Danh lục động vật rừng theo Biểu số 32 Phụ lục II kèm theo Thông tư này;
- Danh lục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Bản đồ phân bố động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
- Mẫu tiêu bản động vật rừng và phiếu mô tả tiêu bản;
- Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá động vật rừng có xương sống.
Trên đây là quy định về điều tra đa dạng thực vật rừng.