14:16 - 18/12/2024

Điều kiện quảng cáo được quy định như thế nào? Hoạt động quảng cáo được thực hiện thông qua những phương tiện nào?

Hoạt động quảng cáo được thực hiện thông qua những phương tiện nào? Điều kiện quảng cáo được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Hoạt động quảng cáo được thực hiện thông qua những phương tiện nào?

    Căn cứ quy định tại Điều 17 Luật Quảng cáo 2012 về phương tiện quảng cáo bao gồm:

    - Báo chí.

    - Trang thông tin điện tử, thiết bị điện tử, thiết bị đầu cuối và các thiết bị viễn thông khác.

    - Các sản phẩm in, bản ghi âm, ghi hình và các thiết bị công nghệ khác.

    - Bảng quảng cáo, băng-rôn, biển hiệu, hộp đèn, màn hình chuyên quảng cáo.

    - Phương tiện giao thông.

    - Hội chợ, hội thảo, hội nghị, tổ chức sự kiện, triển lãm, chương trình văn hoá, thể thao.

    - Người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; vật thể quảng cáo.

    - Các phương tiện quảng cáo khác theo quy định của pháp luật.

    Điều kiện quảng cáo được quy định như thế nào? Hoạt động quảng cáo được thực hiện thông qua những phương tiện nào? 

    Điều kiện quảng cáo được quy định như thế nào? Hoạt động quảng cáo được thực hiện thông qua những phương tiện nào?

    Điều kiện quảng cáo được quy định như thế nào?

    Căn cứ quy định tại Điều 20 Luật Quảng cáo 2012 quy định về điều kiện quảng cáo như sau:

    Điều kiện quảng cáo
    1. Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
    2. Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
    3. Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.
    4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
    a) Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
    b) Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
    c) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
    d) Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
    đ) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
    e) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
    g) Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
    h) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
    i) Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
    k) Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.
    5. Chính phủ quy định điều kiện quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt khác khi có phát sinh trên thực tế.

    Ngoài ra, hoạt động quảng cáo phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 19 Luật Quảng cáo 2012 là nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.

    Xử lý như thế nào đối với hành vi vi phạm điều kiện quảng cáo?

    Căn cứ quy định tại Điều 36 Nghị định 38/2021/NĐ-CP về việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm điều kiện quảng cáo như sau:

    Vi phạm các quy định về điều kiện quảng cáo
    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
    a) Không có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy theo quy định khi quảng cáo các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ;
    b) Không có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng theo quy định khi quảng cáo tài sản.
    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.

    Lưu ý rằng mức phạt tiền trên là mức phạt áp dụng dối với cá nhân, tổ chức khi vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.

    121
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ