Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân? Thẩm phán sẽ phải tuyên thệ khi được bổ nhiệm từ 01/01/2025?
Nội dung chính
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân từ 01/01/2025 là gì?
Theo Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định về điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 5 và 6 Điều 94 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Có độ tuổi từ đủ 45 tuổi trở lên;
b) Có từ đủ 20 năm trở lên công tác tại Tòa án, trong đó có từ đủ 10 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng phải có từ đủ 05 năm trở lên làm Thẩm phán Tòa án nhân dân;
c) Có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.
2. Trong trường hợp đặc biệt, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại các khoản 1, 3, 5 và 6 Điều 94 của Luật này có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thuộc các Tòa án quân sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự khu vực;
b) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 15 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự trung ương.
Bên cạnh đó, theo Điều 94 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm phán Tòa án nhân dân
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có độ tuổi từ đủ 28 tuổi trở lên.
3. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
4. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
5. Có thời gian làm công tác pháp luật.
6. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Như vậy, người có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thuộc các Tòa án quân sự:
(1) Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và với Hiến pháp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
(2) Có trình độ cử nhân luật trở lên.
(3) Có thời gian làm công tác pháp luật.
(4) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(5) Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 05 năm trở lên; có năng lực xét xử, giải quyết những vụ án, vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của pháp luật.
(6) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân.
Lưu ý: Trong trường hợp đặc biệt, người có đủ tiêu chuẩn tại (1), (2), (3), (4) có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thuộc các Tòa án quân sự khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 10 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự khu vực.
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ đủ 15 năm trở lên, được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự trung ương.
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân? Thẩm phán sẽ phải tuyên thệ khi được bổ nhiệm từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Thành viên hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân bao gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 99 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân như sau:
Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân
1. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là Ủy viên.
Danh sách Ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân;
b) Công bố danh sách những người trúng tuyển.
3. Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, Quy chế thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Như vậy, Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch;
- 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao,
- Đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng,
- Bộ Nội vụ là Ủy viên.
Thẩm phán sẽ phải tuyên thệ khi được bổ nhiệm từ ngày 01/01/2025?
Tại Điều 89 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về tuyên thệ của Thẩm phán như sau:
Tuyên thệ của Thẩm phán
1. Thẩm phán được bổ nhiệm phải tuyên thệ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao một cách trung thực, tận tâm; thực hành công lý chỉ tuân theo pháp luật, khách quan và công bằng; tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định cách thức tuyên thệ của Thẩm phán.
Như vậy, từ ngày 01/01/2025, khi được bổ nhiệm thì Thẩm phán sẽ phải tuyên thệ, cụ thể như sau:
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao một cách trung thực, tận tâm;
- Thực hành công lý chỉ tuân theo pháp luật, khách quan và công bằng;
- Tuân thủ quy tắc đạo đức và ứng xử của Thẩm phán.
Nhiệm kỳ của Thẩm phán tòa án nhân dân là bao nhiêu năm?
Tại Điều 100 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về nhiệm kỳ của Thẩm phán như sau:
Nhiệm kỳ của Thẩm phán
1. Nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được tính từ khi được bổ nhiệm đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
2. Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lần đầu có nhiệm kỳ là 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm. Thẩm phán Tòa án nhân dân được bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
3. Thẩm phán Tòa án nhân dân được điều động để làm nhiệm vụ khác trong hệ thống Tòa án, khi được phân công lại làm Thẩm phán Tòa án nhân dân thì không phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân và được xếp vào bậc tương ứng, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
4. Thẩm phán không đủ điều kiện để bổ nhiệm lại được bố trí công tác khác phù hợp; khi đáp ứng đủ điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân và có nguyện vọng thì phải trải qua kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán Tòa án nhân dân, trường hợp này nhiệm kỳ của Thẩm phán Tòa án nhân dân được tính là nhiệm kỳ đầu.
Như vậy, Thẩm phán tòa án nhân dân có nhiệm kỳ như sau:
+ Bổ nhiệm lần đầu: 05 năm kể từ ngày được bổ nhiệm
+ Bổ nhiệm lại có nhiệm kỳ đến khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
Lưu ý: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.