Cục Di sản văn hóa có cơ cấu tổ chức bao gồm phòng chuyên môn, nghiệp vụ nào?
Nội dung chính
Cục Di sản văn hóa có cơ cấu tổ chức bao gồm phòng chuyên môn, nghiệp vụ nào?
Vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có ban hành Quyết định 839/QÐ-BVHTTDL năm 2023 quy định cơ cấu tổ chức của Cục Di sản văn hóa như sau:
Tại Điều 3 Quyết định 839/QÐ-BVHTTDL năm 2023 có quy định cơ cấu tổ chức của Cục Di sản như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Văn phòng;
b) Phòng Quản lý di tích;
c) Phòng Quản lý bảo tàng và di sản tư liệu;
d) Phòng Quản lý di sản văn hóa phi vật thể.
Cục trưởng Cục Di sản văn hóa chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Cục; có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng trực thuộc; sắp xếp, bố trí công chức và người lao động theo cơ cấu chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ; xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục.
Như vậy, Cục Di sản văn hóa có cơ cấu tổ chức gồm các phòng chuyên môn, nghiệp vụ như
- Văn phòng;
- Phòng Quản lý di tích;
- Phòng Quản lý bảo tàng và di sản tư liệu;
- Phòng Quản lý di sản văn hóa phi vật thể.
Cục Di sản văn hóa có cơ cấu tổ chức bao gồm phòng chuyên môn, nghiệp vụ nào? (Hình từ Internet)
Cục Di sản văn hóa thực hiện chức năng gì trong quá trình hoạt động?
Tại Điều 1 Quyết định 839/QÐ-BVHTTDL năm 2023 có quy định vị trí và chức năng của Cục Di sản văn hóa như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Di sản văn hóa là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về di sản văn hóa trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công thuộc lĩnh vực di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
Cục Di sản văn hóa có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc nhà nước.
Như vậy, Cục Di sản văn hóa có chức năng bao gồm:
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về di sản văn hóa trên phạm vi cả nước;
- Quản lý các dịch vụ công thuộc lĩnh vực di sản văn hóa theo quy định của pháp luật.
Cục Di sản văn hóa thực hiện nhiệm vụ gì về với di tích?
Tại khoản 6 Điều 2 Quyết định 839/QÐ-BVHTTDL năm 2023, nhiệm vụ của Cục Di sản văn hóa về di tích gồm:
(1)Trình Bộ trưởng để trình Thủ tướng Chính phủ:
- Xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia đặc biệt;
- Phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch , điều chỉnh quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt;
(2)Trình Bộ trưởng:
- Thẩm định nhiệm vụ lập quy hoạch và quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích quốc gia;
- Thẩm định dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế - kỹ thuật tu bổ di tích đối với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia;
+ Thỏa thuận việc xây dựng các công trình ở các khu vực bảo vệ của di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
+ Thẩm định dự án cải tạo, xây dựng công trình nằm ngoài các khu vực bảo vệ di tích mà có khả năng ảnh hưởng xấu đến di tích đối với di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt;
+ Thẩm định kế hoạch quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phân bố trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
+ Thẩm định và phê duyệt kế hoạch quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
+ Phê duyệt quy chế bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phân bố trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;
- Xếp hạng và điều chỉnh khu vực bảo vệ đối với di tích quốc gia; hủy bỏ xếp hạng di tích quốc gia khi xác định là không đủ tiêu chuẩn hoặc bị hủy hoại không có khả năng phục hồi theo quy định của pháp luật;
- Thỏa thuận Quy hoạch khảo cổ;
- Cấp phép thăm dò, khai quật khảo cổ;
- Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích và quy hoạch khảo cổ sau khi được phê duyệt;
- Chỉ đạo lập hồ sơ khoa học di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đề nghị UNESCO xem xét đưa vào Danh mục Di sản thế giới;
(3) Tham gia ý kiến đối với thiết kế bản vẽ thi công tu bổ di tích cấp quốc gia, quốc gia đặc biệt.
Trân trọng!