11:36 - 14/11/2024

Có quyền từ chối khi được mời tham gia hòa giải tại Tòa án không?

Có quyền từ chối khi được mời tham gia hòa giải tại Tòa án không?

Nội dung chính

    Có quyền từ chối khi được mời tham gia Hòa giải tại Tòa án không?

    Căn cứ Khoản 1 Điều 8 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về quyền của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:

    1. Các bên có các quyền sau đây:

    a) Đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải, đối thoại hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại;

    b) Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 của Luật này tham gia hòa giải, đối thoại;

    c) Lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì có thể lựa chọn Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

    d) Đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định của Luật này;

    đ) Tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch trong trường hợp người tham gia hòa giải, đối thoại là người không biết tiếng Việt, người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn;

    e) Yêu cầu Hòa giải viên, người tham gia hòa giải, đối thoại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, Thẩm phán tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại giữ bí mật thông tin do mình cung cấp;

    g) Bày tỏ ý chí, đề xuất phương thức, giải pháp giải quyết tranh chấp, yêu cầu, khiếu kiện; thống nhất về nội dung hòa giải, đối thoại;

    h) Yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;

    i) Yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành;

    k) Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành theo quy định của Luật này.

    Như vậy, bạn có quyền từ chối tham gia Hòa giải tại Tòa án khi được mời tham gia thực hiện Hòa giải về việc ly hôn theo quy định.

    Nghĩa vụ của các bên khi tham gia Hòa giải đối thoại tại Tòa án là gì?

    Theo Khoản 2 Điều trên có quy định như sau:

    2. Các bên có các nghĩa vụ sau đây:

    a) Tuân thủ pháp luật;

    b) Tham gia hòa giải, đối thoại với tinh thần thiện chí, hợp tác để thúc đẩy quá trình hòa giải, đối thoại đạt kết quả tích cực; trình bày chính xác tình tiết, nội dung của vụ việc, cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc theo yêu cầu của Hòa giải viên;

    c) Chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp trong quá trình hòa giải, đối thoại; nếu thông tin, tài liệu, chứng cứ cung cấp là giả mạo thi kết quả hòa giải, đối thoại bị vô hiệu; trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự; nếu gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;

    d) Tôn trọng Hòa giải viên và các bên có liên quan; thực hiện các yêu cầu của Hòa giải viên theo quy định của Luật này;

    đ) Chấp hành quy chế hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

    e) Thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành.

    176
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ