11:35 - 20/09/2024

Có được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi làm Đại biểu Quốc hội hay không theo quy định pháp luật?

Có được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi làm Đại biểu Quốc hội hay không theo quy định pháp luật? Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với Đại biểu quốc hội là bao nhiêu?

Nội dung chính

    Đại biểu Quốc hội có được cấp thẻ bảo hiểm y tế hay không?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm do ngân sách nhà nước đóng như sau:

    6. Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm.

    Và Theo Khoản 4 Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

    4. Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 3 Nghị định này (trừ những người đang tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng khác, hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng): Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan quản lý đối tượng thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng này.

    Như vậy, theo quy định trên thì đối tượng Đại biểu Quốc hội thuộc nhóm do ngân sách nhà nước đóng và cấp thẻ Bảo hiểm y tế miễn phí. Theo đó, định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan quản lý đối tượng sẽ thực hiện đóng bảo hiểm y tế cho con bạn. 

    Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với Đại biểu quốc hội là bao nhiêu?

    Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế như sau: 

    1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

    a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;

    ...

    c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

    d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;

    đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

    e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;

    g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;

    h) Người bệnh được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên chẩn đoán, chỉ định điều trị và chuyển về để quản lý, theo dõi, cấp phát thuốc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả trong phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định tại điểm a, b, đ, e và g khoản 1 Điều này.

    Như vậy, theo quy định trên thì con bạn tham gia Bảo hiểm y tế theo đối tượng Đại biểu Quốc hội được hưởng mức chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định trên. 

    Phóng viên có thể chứng kiến việc kiểm phiếu kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội hay không?

    Căn cứ vào Điều 73 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về việc kiểm phiếu kết quả bầu cử như sau:

    Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.

    Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu bầu không sử dụng đến và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu.

    Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.

     

    Theo quy định trên, các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu. 

    2