Cơ cấu lại thời gian trả nợ và cho vay nợ mới được thực hiện như thế nào?
Nội dung chính
Cơ cấu lại thời gian trả nợ và cho vay nợ mới được thực hiện như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Thông tư 25/2018/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 10/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP, có hiệu lực 10/12/2018, cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay nợ mới như sau:
- Khách hàng quy định tại khoản 1 Điều 12, khoản 3 Điều 14 và khoản 3 Điều 15 Nghị định 55/2015/NĐ-CP khó khăn trong việc trả nợ vay do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được tổ chức tín dụng xem xét:
+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng và đánh giá của tổ chức tín dụng về khả năng trả nợ của khách hàng; thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ phù hợp với chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nhưng tổng thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ tối đa không vượt quá thời hạn cho vay vốn ban đầu theo hợp đồng tín dụng đã ký;
+ Sau thời gian cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, khách hàng không trả được nợ vay đúng hạn và không được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ đối với khách hàng theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
+ Cho vay mới để phục hồi sản xuất kinh doanh đối với khách hàng có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi.
- Căn cứ quy định hiện hành và khả năng tài chính của mình, tổ chức tín dụng xem xét thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác (bao gồm cả miễn, giảm lãi vay, lãi quá hạn; ưu tiên thu nợ gốc trước thu nợ lãi sau) nhằm giúp khách hàng khắc phục khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Trên đây là nội dung về quy định cơ cấu lại thời hạn nợ và cho vay nợ mới đối với khoản vay phát triển nông nghiệp và nông thôn.