Chức danh cán bộ công chức nào được tổ chức Lễ tang cấp cao? Mức chi từ ngân sách Nhà nước đối với Lễ tang cấp cao như thế nào?
Nội dung chính
Chức danh cán bộ, công chức nào được tổ chức Lễ tang cấp cao?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 105/2012/NĐ-CP các chức được tổ chức lễ tang cấp cao, gồm:
- Cán bộ, công chức đương chức, thôi giữ chức thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý (trừ các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang và Lễ tang cấp Nhà nước);
- Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên;
- Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên;
- Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động đang công tác hoặc nghỉ hưu khi từ trần được tổ chức Lễ tang Cấp cao.
Theo đó, các chức danh cán bộ công chức nêu trên, khi từ trần sẽ được tổ chức lễ tang cấp cao
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 34 Nghị định 105/2012/NĐ-CP đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức danh cán bộ công chức quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 105/2012/NĐ-CP mà bị kỷ luật bằng hình thức giáng chức hoặc cách chức, Lễ tang tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức.
Chức danh cán bộ công chức nào được tổ chức Lễ tang cấp cao? Mức chi từ ngân sách Nhà nước đối với Lễ tang cấp cao như thế nào?
Mức chi từ ngân sách Nhà nước đối với Lễ tang cấp cao như thế nào?
Mức chi đối với Lễ tang cấp cao từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 4 Thông tư 74/2013/TT-BTC tối đa là 60 triệu đồng cụ thể như sau:
- Các khoản chi mang tính cố định: Tối đa là 45 triệu đồng
+ Chi mua quan tài: Tối đa 10 triệu đồng
+ Chi làm bàn thờ: Tối đa 15 triệu đồng
+ Chi xây vỏ mộ: Tối đa 15 triệu đồng
+ Chi mua vải liệm, đồ khâm liệm, băng tang: Tối đa 5 triệu đồng
- Các khoản chi Ban tổ chức xem xét quyết định: Tối đa 15 triệu đồng
+ Chi làm 02 vòng hoa tiêu biểu, 15 vòng hoa luân chuyển.
+ Chi thuê xe phục vụ tang lễ.
+ Chi quay video, chụp ảnh.
+ Chi phục vụ lễ tang.
Nơi an táng Lễ tang cấp cao ở đâu?
Nơi an táng Lễ tang cấp cao theo quy định tại Điều 39 Nghị định 105/2012/NĐ-CP như sau:
Nơi an táng
1. An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội (nếu từ trần ở Hà Nội), tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh (nếu từ trần ở Thành phố Hồ Chí Minh) đối với các trường hợp sau:
a) Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý;
b) Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên; các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên.
c) Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.
2. Đối với các chức danh còn lại an táng tại Nghĩa trang địa phương hoặc theo nguyện vọng của gia đình.
3. Trường hợp gia đình có nguyện vọng hỏa táng, điện táng hoặc an táng tại quê nhà, Ban Tổ chức Lễ tang có trách nhiệm tổ chức Lễ tang cấp cao theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, nơi an táng là tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội (nếu từ trần ở Hà Nội), tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh (nếu từ trần ở Thành phố Hồ Chí Minh) đối với các trường hợp sau:
+ Cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý;
+ Cán bộ hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (lão thành cách mạng) hoặc cán bộ hoạt động ở miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ (1954 - 1975) được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên;
Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) và được tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trở lên.
+ Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu (được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh - giải thưởng cá nhân) là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động.
- Đối với các chức danh còn lại an táng tại Nghĩa trang địa phương hoặc theo nguyện vọng của gia đình.
- Trường hợp gia đình có nguyện vọng hỏa táng, điện táng hoặc an táng tại quê nhà, Ban Tổ chức Lễ tang có trách nhiệm tổ chức Lễ tang cấp cao theo quy định tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP.
Tin buồn của cán bộ công chức được tổ chức Lễ tang cấp cao sẽ do đơn vị nào thông báo?
Căn cứ tại Điều 35 Nghị định 105/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Đứng tên đưa tin buồn
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng và cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần đứng tên đưa tin buồn đối với các chức danh là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương.
2. Đối với các chức danh còn lại, cơ quan đã hoặc đang trực tiếp quản lý người từ trần; cấp ủy, chính quyền địa phương quê hương hoặc nơi cư trú của người từ trần đứng tên đưa tin buồn.
3. Tin buồn đăng trên trang nhất báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, báo Công an nhân dân, báo ngành và báo địa phương nơi quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin buồn.
Như vậy, theo quy định trên thì tin buồn sẽ đăng trên trang nhất báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân, báo Công an nhân dân, báo ngành và báo địa phương nơi quê hương hoặc nơi sinh của người từ trần.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin buồn.