09:58 - 28/09/2024

Chiết khấu giấy tờ có giá là gì? Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các thành viên được thực hiện như thế nào?

Chiết khấu giấy tờ có giá là gì? Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các thành viên được thực hiện như thế nào? Có những nghiệp vụ tái cấp vốn trên cơ sở bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá nào hiện nay?

Nội dung chính

    Chiết khấu giấy tờ có giá là gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định về giải thích từ ngữ như sau:

    Giải thích từ ngữ

    Trong Thông tư này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:

    ...

    4. Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán (sau đây gọi tắt là chiết khấu).

    Theo đó, chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn thanh toán (sau đây gọi tắt là chiết khấu).

    Hình từ Internet

    Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các thành viên được thực hiện như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các thành viên như sau:

    Nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các thành viên

    1. Sau khi nhận được đề nghị chiết khấu giấy tờ có giá của thành viên, trường hợp chấp nhận đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với những giấy tờ có giá được chấp nhận chiết khấu.

    2. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước chấp nhận chiết khấu có kỳ hạn, thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải lớn hơn thời hạn chiết khấu.

    Sau khi thành viên thanh toán theo cam kết mua lại giấy tờ có giá đã được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên.

    Theo đó, sau khi nhận được đề nghị chiết khấu giấy tờ có giá của thành viên, trường hợp chấp nhận đề nghị của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện chuyển quyền sở hữu giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với những giấy tờ có giá được chấp nhận chiết khấu.

    Có những nghiệp vụ tái cấp vốn trên cơ sở bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá nào hiện nay?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 16/2022/TT-NHNN quy định về các nghiệp vụ tái cấp vốn trên cơ sở bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá như sau:

    Các nghiệp vụ tái cấp vốn trên cơ sở bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá

    1. Sau khi thành viên gửi Ngân hàng Nhà nước đề nghị vay vốn dưới hình thức tái cấp vốn trên cơ sở bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá và Ngân hàng Nhà nước chấp nhận đề nghị của thành viên, thành viên chuyển giao các giấy tờ có giá làm tài sản cầm cố cho Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá lưu ký cho mục đích cầm cố của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước.

    Trường hợp giải ngân tại Sở Giao dịch: Sau khi hoàn tất việc cầm cố giấy tờ có giá, Sở Giao dịch thực hiện chuyển số tiền cho vay vào tài khoản tiền gửi của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước.

    Trường hợp giải ngân tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố: Sau khi hoàn tất việc cầm cố giấy tờ có giá, Sở Giao dịch thông báo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố nơi thực hiện giải ngân khoản vay.

     2. Trường hợp thành viên có nhu cầu đổi giấy tờ có giá, căn cứ vào Giấy đề nghị đổi giấy tờ có giá của thành viên theo Phụ lục 2b/LK ban hành kèm theo Thông tư này, Ngân hàng Nhà nuớc (Sở Giao dịch) thực hiện kiểm tra và hạch toán theo quy định bảo đảm nguyên tắc giải tỏa tài sản bảo đảm sau khi đã hoàn thành việc bổ sung tài sản bảo đảm mới.

    3. Trường hợp thành viên hoàn trả đầy đủ nợ gốc và lãi, căn cứ vào đề nghị hoàn trả của thành viên và chứng từ thanh toán, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thực hiện giải tỏa và chuyển giấy tờ có giá từ Tài khoản giấy tờ có giá cầm cố của thành viên sang Tài khoản giấy tờ có giá khách hàng gửi lưu ký của thành viên tại Ngân hàng Nhà nước.

    Như vậy, hiện nay có các nghiệp vụ tái cấp vốn trên cơ sở bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá như trên.

    Thông tư 16/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 17/01/2023.

    Trân trọng!

    89