10:52 - 14/11/2024

Chế tài xử phạt hành vi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn? Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn bị phạt tù bao nhiêu năm?

Chế tài xử phạt hành vi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn? Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn bị phạt tù bao nhiêu năm? Chủ hụi có những nghĩa vụ gì?

Nội dung chính

    1. Chế tài xử phạt hành vi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn?

    Tại Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm được quy định:

    1. Trong trường hợp có tranh chấp về họ hoặc phát sinh từ họ thì tranh chấp đó được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hoặc yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

    2. Chủ họ, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về họ.

    Như vậy, theo quy định trên thì chủ hụi ôm tiền bỏ trốn là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Bà L chủ hụi trong xóm bạn có hành vi ôm tiền bỏ trốn là đang vi phạm pháp luật, bà L sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Chế tài xử phạt hành vi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn? Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn bị phạt tù bao nhiêu năm?

    Chế tài xử phạt hành vi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn? Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn bị phạt tù bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

    2. Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn bị phạt tù bao nhiêu năm?

    Căn cứ Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

    4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Do đó, chủ hụi ôm tiền bỏ trốn có thể bị phạt tù lên đến 20 năm. Số năm phạt tù phụ thuộc vào mức độ hành vi và tổng giá trị tài sản chiếm đoạt là bao nhiêu.

    3. Chủ hụi có những nghĩa vụ gì?

    Theo Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định nghĩa vụ của chủ họ như sau:

    1. Thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi.

    2. Thông báo đầy đủ về số lượng dây họ; phần họ, kỳ mở họ; số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ.

    3. Giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ.

    4. Nộp thay phần họ của thành viên nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    5. Để các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu.

    6. Gửi thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.

    7. Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này.

    8. Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là những quy định về nghĩa vụ khi làm chủ hụi

    120
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ