15:56 - 11/11/2024

Chấm điểm kỹ thuật hàng hóa dựa vào xuất xứ như thế nào?

Theo thông tư 05/2015/TT-BKHĐT quy định chi tiết lập HSMT mua sắm hàng hóa. Khoản 5c Điều 3 Không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng như nêu nhãn hiệu, xuất xứ cụ thể của hàng hóa, kể cả việc nêu tên nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ gây ra sự phân biệt đối xử.

Nội dung chính

    Xin hỏi: Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT không cho nêu tên nước, nhóm nước, vùng lãnh thổ(xuất xứ hàng hóa) thì khi chấm điểm kỹ thuật làm sao phân biệt được hàng hóa có xuất xứ từ đâu mà chấm điểm, nếu như 2 hàng hóa của 2 nước khác nhau có cùng tiêu chuẩn ISO,…? Trường hợp hàng hóa của Trung Quốc đạt tiêu chuẩn ISO (giá rẽ) và hàng hóa của G7 cũng đạt tiêu chuẩn ISO (giá cao hơn Trung Quốc) thì khi chấm thầu hàng hóa của G7 sẽ bị thiệt thòi và rớt thầu (do giá cao hơn Trung Quốc trong khi thông tư 05/2015 không cho nêu tên nước, nhóm nước để phân biệt) (Xuất xứ của các nước G7, Châu âu, … đương nhiên có chất lượng cao hơn hàng hóa Trung Quốc, Campuchia, …)

    Chấm điểm kỹ thuật hàng hóa dựa vào xuất xứ như thế nào?

    Đúng như thông tin chị trích dẫn, Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT hạn chế việc phân biệt xuất xứ hàng hóa để lựa chọn nhà thầu. Mặc dù, ai cũng phải chấp nhận rằng hàng hóa của Trung Quốc thường có chất lượng thấp hơn hàng hóa của các quốc gia khác, tuy nhiên để tránh trường hợp phân biệt đối xử quốc gia thông tư này nói rõ không cho phép đánh giá cao hơn khi hai mặt hàng cùng đạt một tiêu chuẩn ISO giống nhau nhưng xuất xứ ở hai quốc gia khác nhau.

    14