Cha mẹ ép con chọn ngành Luật bị phạt bao nhiêu? Xử phạt đối với đảng viên sinh con thứ ba do mang thai hộ?
Nội dung chính
Cha mẹ ép con chọn ngành Luật bị phạt bao nhiêu?
Đang là mùa tuyển sinh, nếu cha mẹ ép con vào học ở trường Luật thì có vi phạm pháp luật không và sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Khoản 4 Điều 70 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:
Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.
Và Tại Khoản 2 Điều 72 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 cũng có quy định: Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
Như vậy, cha mẹ chỉ có quyền định hướng cho con học trường nào, ngành gì và việc quyết định sẽ phụ thuộc vào sở thích và nguyện vọng của con, cha mẹ không được ép buộc con. Hiện chưa có cơ chế xử lý hành vi ép buộc con cái chọn trường theo quyết định của cha mẹ.
Cha mẹ ép con chọn ngành Luật bị phạt bao nhiêu? Xử phạt đối với đảng viên sinh con thứ ba do mang thai hộ? (Hình từ Internet)
Xử phạt đối với đảng viên sinh con thứ ba do mang thai hộ?
Trường hợp tôi là Đảng viên và đã có hai con, nếu sinh con thứ ba do mang thai hộ cho chị mình thì có bị xử lý kỷ luật Đảng không? Trân trọng cảm ơn!
Điều 94 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:
Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ kể từ thời điểm con được sinh ra.
Và tại Khoản 3 Điều 97 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định:
Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về lao động và bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày. Việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
Như vậy, theo quy định trên thì con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ và việc sinh con do mang thai hộ không tính vào số con theo chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình đối với người mang thai hộ. Do đó, chị hiện là Đảng viên và đã có hai con, khi chị sinh con do nhờ mang thai hộ thì chị không vi phạm chính sách dân số nên sẽ không bị kỷ luật Đảng.
Sau khi sinh con mới đăng ký kết hôn có bị xử phạt không?
Vợ chồng em chưa có đăng ký kết hôn nhưng giờ có con em muốn đi đăng ký kết hôn để khai sinh cho con theo họ cha mẹ thì có bị phạt không?
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Theo Điều 8 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì Điều kiện kết hôn được quy định như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Như vậy, nếu hai bạn đủ điều kiện kết hôn thì được đăng ký và việc sinh con trước hay sau khi kết hôn không ảnh hưởng, bạn sẽ không bị phạt vì lý do này. Tuy nhiên, nếu khai sinh trễ cho con thì bạn có thể bị phạt cảnh cáo