Cập mạn tàu thuyền được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Cập mạn tàu thuyền được quy định như thế nào?
Cập mạn tàu thuyền được quy định tại Điều 68 Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải (có hiệu lực từ ngày 01/07/2017) như sau:
1. Giám đốc Cảng vụ hàng hải căn cứ vào điều kiện bảo đảm an toàn hàng hải, chấp thuận cho phép tàu thuyền cập mạn nhau theo đề nghị của các thuyền trưởng liên quan nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Các tàu thuyền có tổng dung tích từ 1.000 trở lên được cập hàng hải; các loại tàu thuyền khác được cập hàng ba nhưng không được cản trở hoạt động bình thường trong luồng hàng hải và vùng nước trước cầu cảng;
b) Tàu thuyền có kích thước lớn hơn không được cập mạn với loại tàu thuyền có kích thước nhỏ hơn từ phía bên ngoài;
c) Giữa các loại tàu thuyền cập mạn nhau phải buộc dây đúng quy cách và bố trí quả đệm để chống va đập;
d) Chỉ tàu thuyền công vụ, các loại tàu thuyền cấp nước, cấp dầu, cấp thực phẩm, cấp trang thiết bị và vật phẩm dự trữ, tàu đón, trả hoa tiêu, tàu chữa cháy, tàu chuyển tải hành khách từ tàu khách hoặc các tàu thuyền dịch vụ tương tự mới được cập mạn tàu khách.
2. Thuyền trưởng phải sử dụng các loại dây thích hợp khi cập mạn tàu, cấm buộc dây lên các dầm, khung hoặc các kết cấu khác thuộc công trình cảng, những nơi theo quy định không phải để buộc tàu.
3. Trường hợp tàu nước ngoài và tàu Việt Nam cập mạn nhau, thuyền viên, hành khách, người đi theo tàu của hai tàu sang tàu của nhau phải làm thủ tục biên phòng theo quy định.
Trên đây là quy định về Cập mạn tàu thuyền. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 58/2017/NĐ-CP.