11:15 - 01/10/2024

Các loại công việc được quy định trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là gì?

Các loại công việc nào được quy định phải trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ theo các quy định hiện hành về việc giải quyết công việc hành chính?

Nội dung chính

    Các loại công việc được quy định trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là các công việc nào?

    Căn cứ Điều 12 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định các loại công việc trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

    1. Các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi là dự thảo văn bản).

    2. Các đề án, báo cáo, văn bản thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các văn bản, đề xuất khác.

    3. Các công việc do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trực tiếp hoặc do Văn phòng Chính phủ đề xuất.

    Trên đây là tư vấn về các loại công việc được quy định trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

    Các loại công việc được quy định trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là gì?

    Các loại công việc được quy định trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là gì? (Hình từ internet)

    Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được quy định ra sao?

    Theo Điều 13 Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định 39/2022/NĐ-CP quy định về hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, như sau:

    1. Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải đúng thẩm quyền giải quyết của Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; nêu rõ nội dung vấn đề trình, căn cứ về thẩm quyền, cơ sở chính trị, pháp lý, thực tiễn, ý kiến của các bộ, cơ quan, địa phương liên quan và đề xuất, kiến nghị rõ phương án, biện pháp giải quyết; phải được người có đủ thẩm quyền ký, đóng dấu đúng quy định và bảo đảm đầy đủ, chất lượng, kịp thời theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.

    2. Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm tờ trình, báo cáo; đề án, dự thảo văn bản (gồm cả dự thảo nghị quyết, kết luận, thông báo kết luận và văn bản chỉ đạo khác của cơ quan có thẩm quyền) kèm theo, ý kiến bằng văn bản của các cơ quan liên quan và các tài liệu cần thiết khác (nếu có). Trường hợp tờ trình của báo cáo, đề án trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có độ dài trên 10 trang A4 thì phải có tờ trình tóm tắt dưới 08 trang A4.

    Đối với các hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có tài liệu kèm theo thì phải tuân theo quy định của pháp luật đó.

    Đối với các đề án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan của Đảng, Quốc hội, tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương có liên quan và tiếp thu, giải trình đầy đủ trước khi trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

    3. Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ của các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước phải được gửi dưới dạng văn bản điện tử có ký số qua Trục liên thông văn bản quốc gia do Văn phòng Chính phủ quản lý, trừ trường hợp có yêu cầu khác. Trường hợp chưa kết nối với Trục liên thông văn bản quốc gia hoặc văn bản mật thì gửi văn bản giấy.

    4. Hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải được gửi đồng thời đến Văn phòng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm tra và xử lý khi nhận được hồ sơ điện tử có ký số hoặc hồ sơ giấy, lập danh mục theo dõi quá trình xử lý và được lưu trữ theo quy định.

    Trên đây là tư vấn về hồ sơ trình Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

    7