15:35 - 27/09/2024

Bỏ quê quán và vân tay trên thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024?

Tôi muốn hỏi: Có phải sẽ bỏ quê quán và vân tay trên thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024 không?

Nội dung chính

    Bỏ quê quán và vân tay trên thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024?

    Sáng 27/11/2023, tại kỳ họp Quốc hội thứ 6, Quốc hội khóa 15, Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.

    Theo đó, thông tin trên thẻ căn cước sẽ bỏ quê quán và vân tay. Thay vào đó, quê quán của công dân sẽ được tích hợp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Cụ thể thông tin trên thẻ căn cước sẽ bao gồm:

    - Ảnh khuôn mặt;

    - Số định danh cá nhân;

    - Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

    - Ngày, tháng, năm sinh;

    - Giới tính;

    - Nơi đăng ký khai sinh;

    - Quốc tịch;

    - Nơi cư trú;

    - Ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.

    - Mống mắt (phần hình tròn trong mắt), ADN, giọng nói;

    - Nghề nghiệp sẽ được tích hợp trong cơ sở dữ liệu căn cước.

    Việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ là để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng thẻ. Vân tay có thể bị sao chép hoặc đánh cắp để làm giả thẻ căn cước. Việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ sẽ giúp hạn chế nguy cơ này.

    Đối với việc bỏ thông tin quê quán là nhằm đảm bảo tính riêng tư của công dân. Ngoài ra còn giúp hạn chế việc phải cấp đổi thẻ khi công dân thay đổi nơi cư trú. Hiện nay, khi công dân thay đổi nơi cư trú thì phải cấp đổi thẻ căn cước. Việc bỏ thông tin quê quán sẽ giúp hạn chế việc này, giúp công dân tiết kiệm thời gian và chi phí.

    Bỏ quê quán và vân tay trên thẻ căn cước từ ngày 01/7/2024? (Hình từ Internet)

    Hiện nay thẻ CCCD được cấp lại trong trường hợp nào?

    Tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

    Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

    1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:

    a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

    b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;

    c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;

    d) Xác định lại giới tính, quê quán;

    đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;

    e) Khi công dân có yêu cầu.

    2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị mất thẻ Căn cước công dân;

    b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.

    Như vậy, khi thẻ CCCD bị mất; trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam thì thẻ CCCD sẽ được cấp lại.

    Hiện nay việc cấp đổi thẻ CCCD tại thành phố, thị xã tối đa bao nhiêu ngày?

    Tại Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân như sau:

    Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

    Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

    1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

    2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

    3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

    4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

    Như vậy, cấp đổi thẻ CCCD tại thành phố, thị xã tối đa không quá 07 ngày làm việc.

    Khi nào thẻ CCCD sẽ bị tạm giữ?

    Tại Điều 28 Luật Căn cước công dân 2014 có quy định về thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân như sau:

    Thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân

    1. Thẻ Căn cước công dân bị thu hồi trong trường hợp công dân bị tước quốc tịch, thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

    2. Thẻ Căn cước công dân bị tạm giữ trong trường hợp sau đây:

    a) Người đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    b) Người đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

    3. Trong thời gian bị tạm giữ thẻ Căn cước công dân, công dân được cơ quan tạm giữ thẻ Căn cước công dân cho phép sử dụng thẻ Căn cước công dân của mình để thực hiện giao dịch theo quy định của pháp luật.

    Công dân được trả lại thẻ Căn cước công dân khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam, chấp hành xong án phạt tù, chấp hành xong quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    4. Thẩm quyền thu hồi, tạm giữ thẻ Căn cước công dân:

    a) Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền thu hồi thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;

    b) Cơ quan thi hành lệnh tạm giữ, tạm giam, cơ quan thi hành án phạt tù, thi hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có thẩm quyền tạm giữ thẻ Căn cước công dân trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    Như vậy, thẻ CCCD sẽ bị tạm giữ khi:

    - Người có thẻ CCCD đang chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    - Người có thẻ CCCD đang bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành án phạt tù.

    Trân trọng!

    641
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ