Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là gì? Định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Địa lí 12?
Nội dung chính
Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là gì?
Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là các biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta:
1. Khí hậu:
- Tính chất nhiệt đới: Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, nhiệt độ trung bình năm cao trên 20°C (trừ vùng núi cao), và có nhiều nắng với tổng số giờ nắng từ 1400 - 3000 giờ/năm
- Tính chất ẩm: Do tiếp giáp với biển Đông, Việt Nam có lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 - 2000mm, độ ẩm không khí cao trên 80%, và cân bằng ẩm luôn dương.
- Tính chất gió mùa: Việt Nam chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa, với hai mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ. Điều này tạo nên sự phân mùa khí hậu rõ rệt: miền Bắc có mùa đông lạnh khô và mùa hạ nóng ẩm, miền Nam có hai mùa mưa và khô rõ rệt, miền Trung có mùa mưa lệch về mùa thu đông.
2. Địa hình:
- Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều nơi đất trơ sỏi đá, vùng núi có nhiều hang động và thung lũng khô.
- Các vùng thềm phù sa cổ bị bào mòn tạo thành đất xám bạc màu, đất trượt đá lở làm thành nón phóng vật ở chân núi.
3. Sông ngòi:
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông ngắn và dốc, chế độ nước sông thay đổi theo mùa, mùa lũ và mùa cạn rõ rệt.
- Sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa.
+ Tổng lượng nước là 839 tỉ m3/năm.
+ Tổng lượng phù sa hằng năm của sông ngòi trên lãnh thổ nước ta là 200 triệu tấn.
4. Đất và sinh vật:
- Đất đai phong phú, đa dạng, nhưng cũng dễ bị xói mòn và bạc màu do mưa nhiều.
- Hệ sinh thái đa dạng, phong phú với nhiều loại rừng nhiệt đới, rừng ngập mặn, và rừng trên núi cao.
Lưu ý: Nội dung biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta chỉ mang tính chất tham khảo!
Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là gì? Định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Địa lí 12? (Hình từ Internet)
Định hướng chung về phương pháp giáo dục môn Địa lí lớp 12?
Căn cứ Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT có quy định phương pháp giáo dục môn Địa lí được thực hiện theo các định hướng chung sau đây:
- Tích cực hoá hoạt động của học sinh; trong đó giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, khuyến khích, tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh; học sinh học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, tập trung rèn luyện năng lực tự học.
- Tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, gắn bài học địa lí với thực tiễn địa phương, đất nước, thế giới; vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường, kinh tế - xã hội tại địa phương, từ đó phát triển nhận thức, kĩ năng, hình thành phẩm chất, năng lực đặc thù và năng lực chung.
- Đa dạng hóa các phương pháp dạy học, kết hợp linh hoạt các phương pháp dạy học tiên tiến, các phương pháp dạy học đặc thù của môn học như: sử dụng bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê, biểu đồ, tranh ảnh, mô hình, quan sát, thực địa,...; cải tiến và sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực các phương pháp dạy học truyền thống như: thuyết trình, hỏi đáp,...
- Thực hiện các hình thức tổ chức dạy học một cách đa dạng và linh hoạt, kết hợp các hình thức dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp; dạy học trên lớp, dạy học ngoài trời, dạy học trong thực tế, thực địa; tham quan, khảo sát địa phương, sưu tầm, hệ thống hoá thông tin, trưng bày, giới thiệu, triển lãm, trò chơi học tập,...
- Tổ chức, hướng dẫn, tạo điều kiện để học sinh tìm tòi, khám phá, khai thác và chiếm lĩnh kiến thức từ các phương tiện dạy học địa lí như: bản đồ, atlat, tranh ảnh, mô hình, các dụng cụ quan trắc, dụng cụ đo vẽ, tài liệu, tư liệu,...
- Khuyến khích, tạo điều kiện, xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho học sinh khai thác thông tin từ Internet để phục vụ học tập; rèn luyện cho học sinh kĩ năng xử lí, trình bày thông tin địa lí bằng công nghệ thông tin và truyền thông,...;
- Tăng cường tự làm các thiết bị dạy học với việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (lập các trang website học tập, xây dựng hệ thống bài học, bài tập, thực hành, bài kiểm tra bằng các phần mềm thông dụng và thích hợp, xây dựng các video clip giới thiệu sự vật, hiện tượng địa lí,...).
Môn Địa lí lớp 12 được đánh giá bằng nhận xét hay điểm số?
Tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Hình thức đánh giá
...
3. Hình thức đánh giá đối với các môn học
a) Đánh giá bằng nhận xét đối với các môn học: Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Âm nhạc, Mĩ thuật, Nội dung giáo dục của địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng nhận xét theo 01 (một) trong 02 (hai) mức: Đạt, Chưa đạt.
b) Đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số đối với các môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông, trừ các môn học quy định tại điểm a khoản này; kết quả học tập theo môn học được đánh giá bằng điểm số theo thang điểm 10, nếu sử dụng thang điểm khác thì phải quy đổi về thang điểm 10. Điểm đánh giá là số nguyên hoặc số thập phân được lấy đến chữ số thập phân thứ nhất sau khi làm tròn số.
Như vậy, môn Địa lí lớp 12 được đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số.