09:17 - 18/12/2024

Bí mật kinh doanh là gì? Thông tin được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh phải đáp ứng điều kiện nào?

Bí mật kinh doanh là gì? Thông tin được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh phải đáp ứng điều kiện nào? Câu hỏi của bạn A ở Huế.

Nội dung chính


    Bí mật kinh doanh là gì?

    Căn cứ tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009), như sau:

    Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
    1. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng
    ...
    23. Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
    ...

    Theo đó, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh đồng thời là đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp.

    Bí mật kinh doanh là gì? Thông tin được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh phải đáp ứng điều kiện nào?

    Bí mật kinh doanh là gì? Thông tin được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh phải đáp ứng điều kiện nào?

    Thông tin được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh phải đáp ứng điều kiện nào?

    n cứ tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ như sau:

    Điều kiện chung đối với bí mật kinh doanh được bảo hộ
    Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
    1. Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;
    2. Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;
    3. Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

    Ngoài ra theo Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh.

    Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh
    Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
    1. Bí mật về nhân thân;
    2. Bí mật về quản lý nhà nước;
    3. Bí mật về quốc phòng, an ninh;
    4. Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

    Như vậy, thông tin được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau:

    - Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được.

    - Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó.

    - Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

    - Thông tin không liên quan đến nhân thân, quản lý nhà nước, quốc phòng, an ninh; thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

    Xác định hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh theo những điều kiện nào?

    Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định như sau:

    Xác định hành vi xâm phạm
    Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
    1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
    2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
    3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các Điều 25, 26, 32, 33, khoản 2 và khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137, các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ.
    4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
    Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

    Theo đó, hành vi bị coi là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh khi đáp ứng điều kiện sau:

    - Đối tượng của hành vi bị xem xét là bí mật kinh doanh đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

    - Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.

    - Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ sở hữu bí mật kinh doanh và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép.

    Trong đó, chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.

    Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

    - Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.

    Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

    6