Bên môi giới bảo hiểm không bảo mật thông tin khách hàng mua bảo hiểm bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 174/2024/NĐ-CP?
Nội dung chính
Khi nào Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực?
Căn cứ khoản 1 Điều 45 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định:
Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2025.
2. Bãi bỏ các nội dung quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm quy định từ Điều 1 đến Điều 33 Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ, Nghị định số 80/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ và Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ.
3. Điểm a khoản 1 Điều 28, khoản 1, điểm a, điểm b, điểm c khoản 2 Điều 32 của Nghị định này có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2027.
4. Điểm d khoản 1 Điều 28, điểm đ khoản 3 Điều 31, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37 của Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2028.
5. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì sẽ áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
The đó, Nghị định 174/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2025.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 2 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định những đối tượng áp dụng của nghị định này gồm:
- Cá nhân, tổ chức Việt Nam, cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm quy định tại Nghị định này.
- Những tổ chức trên bao gồm:
+ Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài (sau đây gọi tắt là chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam);
+ Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, văn phòng đại diện của tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam);
+ Tổ chức hoạt động đại lý bảo hiểm;
+ Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm (doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và tổ chức khác có tư cách pháp nhân);
+ Các tổ chức khác có liên quan quy định tại Nghị định này.
Ngoài ra, còn có người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và cơ quan tổ chức, cá nhân khác có liên quan quy định tại Nghị định 174/2024/NĐ-CP.
Bên môi giới bảo hiểm không bảo mật thông tin khách hàng mua bảo hiểm bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 174/2024/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Bên môi giới bảo hiểm không bảo mật thông tin khách hàng mua bảo hiểm bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 174/2024/NĐ-CP?
Căn cứ khoản 1, khoản 5 Điều 23 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm các quy định về môi giới bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
...
c) Không bảo mật thông tin do khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam cung cấp, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, quy định tại điểm a khoản 2 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15;
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện đúng quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
Theo đó, bên môi giới không bảo mật thông tin khách hàng mua bảo hiểm có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc được sự đồng ý của khách hàng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, quy định tại điểm a khoản 2 Điều 137 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
Ngoài ra, bên môi giới bị buộc thực hiện đúng quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm.
Lưu ý: căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 174/2024/NĐ-CP, mức phạt trên là mức xử phạt đối với cá nhân, mức xử phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Kế toán trưởng của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đủ tiêu chuẩn theo quy định thì doanh nghiệp bị phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 174/2024/NĐ-CP quy định:
Xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về người quản lý doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
1. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng, trưởng bộ phận nghiệp vụ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, quy định tại khoản 1 Điều 138 Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15, Điều 79, Điều 80 Nghị định số 46/2023/NĐ-CP.
Theo đó, kế toán trưởng của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp có thể bị phạt từ 140.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc thực hiện đúng các quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 174/2024/NĐ-CP.