16:21 - 21/09/2024

Bảo hộ quyền tác giả ở loại hình tác phẩm điện ảnh nào? Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh ra sao?

Bảo hộ quyền tác giả ở loại hình tác phẩm điện ảnh nào? Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh ra sao?

Nội dung chính

    Loại hình tác phẩm điện ảnh nào được bảo hộ quyền tác giả?

    Tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:

    Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

    ...

    5. Tác phẩm sân khấu quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn, bao gồm: Chèo, tuồng, cải lương, múa, múa rối, múa đương đại, ba lê, kịch nói, opera, kịch dân ca, kịch hình thể, nhạc kịch, xiếc, tấu hài, tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật biểu diễn khác.

    6. Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh. Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

    Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng; chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tỉnh huống hoặc chương trinh thực tế.

    7. Tác phẩm mỹ thuật quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bổ cục bao gồm:

    a) Hội họa: Tranh sơn mài, sơn dầu, lụa, bột màu, màu nước, giấy dó và các chất liệu khác;

    b) Đồ họa: Tranh khắc gỗ, khắc kim loại, khắc cao su, khắc thạch cao, in độc bản, in đá, in lưới, tranh cổ động, thiết kế đồ họa và các chất liệu khác; c) Điêu khắc: Tượng, tượng đài, phù điêu, đài, khối biểu tượng;

    ...

    Như vậy, các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

    - Tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc không có âm thanh và các hiệu ứng khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.

    Hình ảnh tĩnh được lấy ra từ một tác phẩm điện ảnh là một phần của tác phẩm điện ảnh đó.

    - Tác phẩm điện ảnh không bao gồm bản ghi hình nhằm mục đích phổ biến tin tức trên dịch vụ phát thanh, truyền hình, không gian mạng;

    Chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi điện tử; bản ghi hình về hoạt động của một hoặc nhiều người, mô tả các sự kiện, tỉnh huống hoặc chương trinh thực tế.

    Loại hình tác phẩm điện ảnh nào được bảo hộ quyền tác giả? Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh như thế nào? (Hình từ Internet)

    Đối tượng nào không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?

    Tại Điều 8 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định về đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả như sau:

    Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

    1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo.

    2. Văn bản hành chính quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

    3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ được hiểu như sau: 

    a) Quy trình là trình tự phải tuân theo để tiến hành công việc;

    b) Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất,

    c) Phương pháp là cách thức nghiên cứu, nhìn nhận các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội;

    d) Khái niệm là ý nghĩ phản ánh ở dạng khái quát các sự vật và hiện tượng của hiện thực và những mối liên hệ giữa chúng;

    đ) Nguyên lý là định luật cơ bản có tính chất tổng quát, chi phối một loạt hiện tượng, là những ý tưởng hoặc lý thuyết ban đầu quan trọng và được coi là xuất phát điểm cho việc xây dựng những lý thuyết khác.

    Như vậy, đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

    - Tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, tin vặt, số liệu sự thật, chỉ mang tính chất đưa tin, không có tính sáng tạo;

    - Văn bản hành chính bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân;

    - Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

    Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh như thế nào?

    Tại Điều 10 Nghị định 17/2023/NĐ-CP có quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh như sau:

    Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh

    1. Những người quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ có quyền đứng tên trên tác phẩm điện ảnh, được nêu tên khi tác phẩm điện ảnh được công bố, sử dụng. Trường hợp bắt buộc do cách thức sử dụng tác phẩm điện ảnh thì có thể không nêu tên toàn bộ diễn viên điện ảnh và người thực hiện các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ.

    2. Trường hợp thỏa thuận về việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm điện ảnh theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 21 của Luật Sở hữu trí tuệ, biên kịch, đạo diễn không được lợi dụng quyền nhân thân của mình ngăn cản việc đặt tên, sửa đổi tác phẩm phù hợp với các điều kiện về sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm điện ảnh.

    Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với kịch bản, tác phẩm âm nhạc được sử dụng trong tác phẩm điện ảnh chỉ có thể cấm hành vi xuyên tạc kịch bản, tác phẩm âm nhạc hoặc sửa đổi, cắt xén kịch bản, tác phẩm âm nhạc gây phương hại đến danh dự, uy tín của họ.

    3. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.

    Như vậy, quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để khai thác, sử dụng có thời hạn.

    Lưu ý: Nghị định 17/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 26/4/2023.

     

    87
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ