Bảo chi séc được quy định thế nào?
Nội dung chính
Bảo chi séc được quy định thế nào?
Bảo chi séc được quy định tại Điều 16 Thông tư 22/2015/TT-NHNN quy định hoạt động cung ứng và sử dụng séc do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau:
a) Trường hợp bảo chi séc sử dụng tiền ký quỹ
Người ký phát séc lập và nộp cho người bị ký phát tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố có đủ chữ ký và dấu (nếu có) ở mặt trước của tờ séc kèm ủy nhiệm chi (số tiền ủy nhiệm chi do người bị ký phát quy định nhưng phải đảm bảo đủ số tiền để hạch toán thanh toán và lưu trữ). Người bị ký phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra nếu đủ điều kiện theo Khoản 1 Điều này thì ký tên, đóng dấu của người bị ký phát, kèm cụm từ “Bảo chi” lên mặt trước của tờ séc và xử lý các liên ủy nhiệm chi như sau:
- Một liên ủy nhiệm chi làm chứng từ ghi Nợ tài khoản thanh toán của người ký phát, đồng thời ghi Có tài khoản tiền gửi để đảm bảo thanh toán séc của người ký phát.
- Một liên ủy nhiệm chi làm giấy báo Nợ giao cho người ký phát séc;
b) Trường hợp bảo chi séc bằng tạm khóa số tiền trên tài khoản thanh toán
Người ký phát séc lập và nộp cho người bị ký phát tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố, có đủ chữ ký và dấu (nếu có) ở mặt trước của tờ séc. Người bị ký phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra nếu đủ điều kiện theo Khoản 1 Điều này thì tạm khóa số tiền trên tài khoản thanh toán của người ký phát theo thỏa thuận bằng văn bản giữa bên ký phát và bên bị ký phát, số tiền bị tạm khóa đúng bằng số tiền bảo đảm thanh toán séc và ký tên, đóng dấu của người bị ký phát, kèm cụm từ “Bảo chi” lên mặt trước của tờ séc.1. Điều kiện bảo chi séc
Để thực hiện bảo chi séc, người ký phát phải có đủ tiền trên tài khoản thanh toán để đảm bảo khả năng thanh toán cho tờ séc, hoặc nếu không đủ tiền trên tài khoản thanh toán nhưng được người bị ký phát chấp thuận cho người ký phát thấu chi đến một hạn mức nhất định để bảo đảm khả năng thanh toán cho số tiền ghi trên tờ séc được quyền yêu cầu người bị ký phát bảo chi tờ séc đó.
2. Thủ tục bảo chi séc
a) Trường hợp bảo chi séc sử dụng tiền ký quỹ
Người ký phát séc lập và nộp cho người bị ký phát tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố có đủ chữ ký và dấu (nếu có) ở mặt trước của tờ séc kèm ủy nhiệm chi (số tiền ủy nhiệm chi do người bị ký phát quy định nhưng phải đảm bảo đủ số tiền để hạch toán thanh toán và lưu trữ). Người bị ký phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra nếu đủ điều kiện theo Khoản 1 Điều này thì ký tên, đóng dấu của người bị ký phát, kèm cụm từ “Bảo chi” lên mặt trước của tờ séc và xử lý các liên ủy nhiệm chi như sau:
- Một liên ủy nhiệm chi làm chứng từ ghi Nợ tài khoản thanh toán của người ký phát, đồng thời ghi Có tài khoản tiền gửi để đảm bảo thanh toán séc của người ký phát.
- Một liên ủy nhiệm chi làm giấy báo Nợ giao cho người ký phát séc;
b) Trường hợp bảo chi séc bằng tạm khóa số tiền trên tài khoản thanh toán
Người ký phát séc lập và nộp cho người bị ký phát tờ séc đã ghi đầy đủ các yếu tố, có đủ chữ ký và dấu (nếu có) ở mặt trước của tờ séc. Người bị ký phát kiểm soát đối chiếu và kiểm tra nếu đủ điều kiện theo Khoản 1 Điều này thì tạm khóa số tiền trên tài khoản thanh toán của người ký phát theo thỏa thuận bằng văn bản giữa bên ký phát và bên bị ký phát, số tiền bị tạm khóa đúng bằng số tiền bảo đảm thanh toán séc và ký tên, đóng dấu của người bị ký phát, kèm cụm từ “Bảo chi” lên mặt trước của tờ séc.
3. Khi đã bảo chi séc, người bị ký phát chịu trách nhiệm bảo đảm khả năng thanh toán số tiền ghi trên séc đến hết thời hạn xuất trình của tờ séc.
4. Sau thời hạn xuất trình mà tờ séc đó vẫn chưa được xuất trình đòi thanh toán, người ký phát có quyền yêu cầu người bị ký phát chấm dứt việc tạm khóa số tiền trên tài khoản thanh toán; chấm dứt việc sử dụng tài khoản tiền gửi để bảo đảm thanh toán séc dùng để bảo đảm thanh toán cho tờ séc đó; lệnh chấm dứt việc tạm khóa, chấm dứt việc sử dụng tài khoản tiền gửi để bảo đảm thanh toán của người ký phát cũng là lệnh đình chỉ thanh toán tờ séc đó.
Trên đây là nội dung tư vấn về bảo chi séc. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 22/2015/TT-NHNN.