Ai bị sao Thủy Diệu chiếu mệnh năm 2025? Sao Thủy Diệu tốt hay xấu?

Sao Thủy Diệu là một trong những loại sao chiếu mệnh có cả mặt tốt và mặt xấu. Vậy trong năm 2025 này, ai bị sao Thủy Diệu chiếu mệnh?

Nội dung chính

Ai bị sao Thủy Diệu chiếu mệnh năm 2025?

Sao Thủy Diệu là một trong 9 sao chiếu mệnh thuộc hệ thống Cửu Diệu, thuộc hành Thủy. 

Để xác định sao Thủy Diệu chiếu mệnh ai trong năm 2025, người xưa căn cứ vào lịch tuổi Âm và giới tính. Theo đó, năm mệnh gặp sao Thủy Diệu chiếu lần đầu vào năm 12 tuổi, còn nữ mệnh là 9 tuổi. Cứ 9 năm sao Thủy Diệu sẽ quay trở lại với 1 tuổi.

Vào năm 2025, những người sinh năm dưới đây sẽ được sao Thủy Diệu chiếu mệnh:

- Nam mệnh: 1960 (Canh Tý), 1996 (Bính Tý), 1951 (Tân Mão), 1987 (Đinh Mão), 1978 (Mậu Ngọ), 2014 (Giáp Ngọ), 1969 (Kỷ Dậu), 2005 (Ất Dậu).

- Nữ mệnh: 1972 (Nhâm Tý), 2008 (Mậu Tý), 1963 (Quý Mão), 1999 (Kỷ Mão), 1954 (Giáp Ngọ), 1990 (Canh Ngọ), 1945 (Ất Dậu), 1981 (Tân Dậu).

Trên đây là thông tin chi tiết  cho câu hỏi "Ai bị sao Thủy Diệu chiếu mệnh năm 2025?".

Sao Thủy Diệu tốt hay xấu?

Là một trong những loài sao thuộc hệ thống Cửu Diệu tinh quân, sao Thủy Diệu thường mang đến may mắn, tài lộc cho người được sao Thủy Diệu chiếu mệnh. Những người này thường sẽ có sự nghiệp thăng hoa và tích lũy được nhiều tài sản.

Một mặt tốt khác của sao Thủy Diệu đó chính là mang lại sự thuận lợi đặc biệt cho những người có những chuyến đi xa, nhất là đi công tác hoặc di cư. Người được sao Thủy Diệu chiếu mệnh thường được gặp quý nhân tài trợ, nhận được sự giúp đỡ trong công việc, dễ dàng gặt hái sự thành công trong cuộc sống.

Tuy nhiên, sao Thủy Diệu lại khiến người được chiếu mệnh (đặc biệt là nữ giới) dễ vướng vào tranh cãi, hiểu lầm không đáng có. Nhất là trong tháng 4 và tháng 8 âm lịch là hai thời điểm dễ xảy ra những rủi ro.

Vì thế, người được sao Thủy Diệu chiếu mệnh thời điểm này cần đặc biệt cẩn trọng khi tiếp xúc với nước, tránh ra biển, cần chú ý lời nói để tránh đàm tiếu, thị phi.

Ngoài ra, trong năm 2025, những người này cần chú ý nhiều hơn tới vấn đề sức khỏe vì sẽ dễ gặp các vấn đề liên quan đến tiêu hóa, đặc biệt là tinh thần bất ổn.

Như vậy, có thể thấy rằng, trong năm 2025 này, người được sao Thủy Diệu chiếu mệnh vừa được mang lại sự may mắn, thịnh vượng nhưng cũng có thể gây ra một số khó khăn trong sức khỏe và công việc, tùy theo độ tuổi và giới tính. 

Những người thuộc nhóm tuổi sao Thủy Diệu chiếu mệnh cần hiểu rõ những tác động của nó tới đời sống, đồng thời tìm cách hóa giải khi gặp những điều không may mắn là rất cần thiết để đảm bảo một năm thuận lợi, hanh thông.

Ai bị sao Thủy Diệu chiếu mệnh năm 2025? Sao Thủy Diệu tốt hay xấu?

Ai bị sao Thủy Diệu chiếu mệnh năm 2025? Sao Thủy Diệu tốt hay xấu? (Hình từ Internet)

Công ty có được phép dựa vào mệnh để tuyển dụng lao động hay không?

Theo quy định tại Điều 11 Bộ luật Lao động 2019 thì người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động theo nhu cầu của người sử dụng lao động.

Thông thường các tiêu chí tuyển dụng lao động sẽ do phía người sử dụng lao động quyết định

Tuy nhiên, căn cứ tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về phân biệt đối xử trong lao động như sau: 

Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...

Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.

Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử.

Như vậy, việc công ty dựa vào mệnh để tuyển dụng lao động có thể được xem là hành vi phân biệt đối xử trong lao động và có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.

saved-content
unsaved-content
86