Chi tiết đề thi giữa kì 2 Văn lớp 10 chân trời sáng tạo kèm đáp án? Mẫu đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử
Nội dung chính
Chi tiết đề thi giữa kì 2 Văn lớp 10 chân trời sáng tạo kèm barem điểm
Đề thi giữa kì 2 Văn lớp 10 chân trời sáng tạo:
Sở Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
năm 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 10
Thời gian làm bài:120 phút
(không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “ Hoa cúc có bao nhiêu cánh , người mẹ sẽ sống bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh… Ngày nay cúc vẫn được dùng để chữa bệnh.Tên y học của cúc là Liêu chi.”
( Theo Almanach người mẹ và phái đẹp.NXB Văn hóa- Thông tin 1990)
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt chính trong văn bản? (0,5)
Câu 2: Cho biết thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản ? (0,5)
Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn bản? (1đ)
Câu 4: Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi trong đoạn văn trên là gì? (1đ)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1: Từ văn bản của bài tập đọc- hiểu trên , em hãy viết bài văn ngắn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ về: Tình mẫu tử (2đ)
Câu 2: (5,0 điểm)
Cảm nhận về 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Trao duyên (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!
Phận sao phận bạc như vôi!
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
( Trao duyên, trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
...............................Hết...................................
Hướng dẫn giải đề thi giữa kì 2 Văn lớp 10 chân trời sáng tạo
I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
- 2 phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận, miêu tả hoặc biểu cảm
Câu 2:
- Đến năm mười bốn tuổi tôi vẫn chưa tự xếp quần áo cho mình.
- Vì: Tất cả đều là việc của mẹ.
Câu 3:
- Hiệu quả của phép liệt kê:
+ Nhấn mạnh mùi thơm của những chiếc áo được phơi dưới nắng và khẳng định niềm vui sướng của nhân vật “tôi” khi lần đầu tiên nhận ra mùi thơm ấy. (1,0 điểm)
+ Tạo âm hưởng nhịp nhàng; tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. (0,5 điểm)
Câu 4: Viết đoạn văn
- Hình thức (0,5 điểm)
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức của một đoạn văn.
+ Trình bày, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng chính tả.
- Nội dung (1,0 điểm):
+ Học sinh trình bày theo quan điểm riêng của mình nhưng cần nêu được các ý sau: Hãy rèn cho mình lối sống chủ động; sống tự lập; có ý thức trách nhiệm với cuộc sống của mình…
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1:
* Giải thích : Tình mẫu tử
- Mỗi chúng ta ai cũng có mẹ, mẹ là người quan trọng với cuộc đời mỗi chúng ta. Mẹ là người mang nặng đẻ đau chúng ta, mẹ tần tảo nuôi chúng ta khôn lớn. công lao của mẹ lớn lao biết nhường nào, chính vì thế gọi tình cảm mẹ con là tình mẫu tử.
- Mẫu là mẹ, tử là con, mẫu tử là mẹ con
=> Đây là một tình cảm thiêng liêng giữa mẹ và con thể hiện sự gắn bó, yêu thương chấp nhận hy sinh và chăm sóc
* Bàn luận
- Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng và có vai trò đặc biệt với mỗi con người:
+ Từ khi con người sinh ra đã có mẹ ở bên, có sự yêu thương che chở của mẹ: mẹ mang thai, sinh chúng ta, chăm chúng ta,….
+ Mẹ là người có tấm lòng cao cả, tha thứ mọi lội lầm dù lớn đến mức nào của chúng ta
+ Tình mẫu tử cũng là truyền thống đạo lí của dân tộc ta từ xưa
- Tình mẫu tử đối với mỗi người:
+ Một người có tình mẫu tử sẽ có cuộc sống hạnh phúc, được yêu thương
+ Ai không có tình mẫu tử thì rất bất hạnh và là một thiệt thòi
- Vai trò của tình mẫu tử:
+ Tình mẫu tử soi sáng đường cho chúng ta đi
+ Giúp chúng ta thức tỉnh khi có chút vấp ngã trong cuộc sống
- Trách nhiệm của chúng ta trước tình mẫu tử:
+ Chúng ta cần giữ gìn và tôn trọng tình cảm thiêng liêng này
+ Không ngừng học tập và báo đáp công ơn mẹ cha
+ Không có những hành động thiếu tình mẫu tử
* Bài học bản thân
- Đây là một tình cảm rất thiêng liêng
- Chúng ta phải tự hào vì được có tình mẫu tử
- Cố gắng học tập để báo hiếu cha mẹ
Câu 2:
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Truyện Kiều: Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc danh nhân văn hóa thế giới, Truyện Kiều được xem là kiệt tác của nền văn học được dịch ra nhiều thứ tiếng.
- Giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Vị trí, nội dung
- Đoạn cuối 8 câu cuối đoạn : Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hướng về tình yêu của mình và Kim Trọng.
- Trích dẫn thơ
II. Thân bài
* Tám câu thơ cuối: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng
- Hình thức: Lời thơ chuyển từ đối thoại sang độc thoại
- Tâm trạng: Nàng ý thức rõ về cái hiện hữu của mình: “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, “phận bạc như vôi”, “nước chảy hoa trôi lỡ làng”
→ Hình ảnh gợi tả số phận đầy đau khổ, dở dang, bạc bẽo, lênh đênh trôi nổi
- Nghệ thuật đối lập: quá khứ >< hiện tại
→ Khắc sâu nỗi đau của Kiều trong hiện tại.
- Các hành động
+ Nhận mình là "người phụ bạc"
+ Lạy: cái lạy tạ lỗi, vĩnh biệt khác với cái lạy nhờ cậy lúc đầu
+ Hai lần gọi tên Kim Trọng: tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.
→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác, đó chính là đức hy sinh cao quý
* Tiểu kết:
- Nội dung: Tâm trạng đau đớn đến cùng cực của Thúy Kiều khi hường về tình yêu của mình và Kim Trọng.
- Nghệ thuật: Sử dụng từ ngữ biểu cảm, thành ngữ, câu cảm thán, các điệp từ.
III. Kết bài
- Khái quát nội dung và nghệ thuật của đoạn trích
- Trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân: Đây là trích đoạn hay và cảm động nhất của Truyện Kiều, đem lại hiều xúc cảm nơi người đọc.
Lưu ý: Chi tiết đề thi giữa kì 2 Văn lớp 10 chân trời sáng tạo kèm barem điểm chỉ mang tính tham khảo!
Chi tiết đề thi giữa kì 2 Văn lớp 10 chân trời sáng tạo kèm đáp án? Mẫu đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử (Hình từ internet)
Mẫu đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
Mỗi người chúng ta, khi sinh ra và lớn lên, đều có một người mẹ – người đã mang nặng đẻ đau suốt chín tháng mười ngày. Mẹ là chốn bình yên, là vòng tay chở che, là người dạy dỗ và nuôi nấng ta nên người. Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm cao quý nhất, một tình yêu vô điều kiện và vô hạn, vượt qua mọi giới hạn, mọi thử thách của thời gian và không gian.
Ngay từ khi còn là một mầm sống nhỏ bé, ta đã được mẹ yêu thương và bảo bọc. Mỗi ngày trôi qua, khi ta dần lớn lên trong bụng mẹ, cơ thể mẹ lại thêm nặng nề, mệt mỏi. Những cơn ốm nghén, những đêm mất ngủ hay những cơn đau nhức – mẹ đều âm thầm chịu đựng chỉ mong giữ gìn cho con được khỏe mạnh. Dù vất vả, mẹ vẫn luôn vui, luôn mong chờ khoảnh khắc được ôm con vào lòng. Người ta vẫn gọi mẹ là phái yếu, nhưng tình yêu con đã khiến mẹ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Tình mẫu tử không chỉ đơn giản là những giây phút ôm ấp, cưng nựng con trong những năm tháng thơ ấu, mà còn là sự hy sinh vô bờ bến. Mẹ thức khuya dậy sớm, mẹ chịu đựng bao vất vả để con có được những điều kiện tốt nhất để lớn lên. Những ngày ta khóc sướt mướt, mẹ luôn là người dỗ dành, là người làm dịu lại những nỗi buồn, là người cho ta niềm tin để tiếp tục đi trong cuộc đời. Khi con ốm, mẹ thức trắng đêm lo lắng, chăm sóc từng chút một, dù mệt mỏi đến đâu cũng không một lời kêu ca. Với mẹ, niềm hạnh phúc lớn lao nhất chính là được thấy con khỏe mạnh, được chứng kiến từng bước con trưởng thành.
Thời gian trôi đi, con khôn lớn, mẹ lại già đi. Từ khi con xuất hiện, con đã trở thành mối bận tâm lớn nhất trong cuộc đời mẹ. Mẹ chẳng ngại nắng mưa, chẳng quản nhọc nhằn, chỉ mong con có được những điều tốt đẹp nhất. Tình thương ấy không bao giờ đòi hỏi sự đền đáp, mà chỉ lặng lẽ hy sinh. Mẹ không mong con phải trở thành người vĩ đại, chỉ cần con sống thật tốt, thật tử tế. Nhưng có đôi khi, những đứa con vì còn ngây thơ mà chưa nhận ra tấm lòng của mẹ. Có những người vì chưa thấu hiểu mà trách móc, thậm chí giận hờn mẹ. Nhưng dù con có lầm đường lạc lối, có bị cả xã hội quay lưng, mẹ vẫn dang rộng vòng tay bao dung, che chở.
Mẹ chính là người đầu tiên dạy ta những bài học về yêu thương, về trách nhiệm và lòng nhân ái. Dù ta có đi xa đến đâu, mẹ vẫn luôn là người ngóng đợi, là người tìm thấy niềm an ủi trong những ngày buồn tủi. Tình yêu của mẹ là ngọn đèn sáng soi đường ta đi, là điểm tựa vững vàng trong những lúc ta chao đảo. Mẹ chính là nguồn cội của mọi tình yêu thương trên đời, là người dạy cho ta biết yêu và sống có ý nghĩa.
Trên đời này, không có gì quý giá hơn tình yêu của cha mẹ. Tình mẫu tử chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, là ngọn lửa sưởi ấm trái tim mỗi con người suốt cả cuộc đời. Dù cho mọi thứ có thay đổi, dù cho thời gian có trôi đi, tình yêu ấy vẫn mãi mãi bền vững, bất diệt, luôn sẵn sàng chờ đón con trong vòng tay yêu thương của mẹ.
Lưu ý: Mẫu đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử chỉ mang tính tham khảo!
Kiến thức văn học của học sinh lớp 10 có những nội dung nào?
Kiến thức văn học của học sinh lớp 10 theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn được quy định tại tiểu mục 2, Mục 5 Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT, bao gồm các nội dung chính sau:
(1) Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm: Nắm bắt và phân tích được chủ đề, tư tưởng, và cảm xúc xuyên suốt trong tác phẩm.
(2) Câu chuyện và người kể chuyện:
Phân biệt các kiểu người kể chuyện: ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri), ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri).
Xác định điểm nhìn trong truyện và tác động của chúng đến cách thức kể chuyện.
(3) Các yếu tố của sử thi và truyện thần thoại:
Phân tích các yếu tố như không gian, thời gian, cốt truyện, người kể chuyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật.
Hiểu được giá trị và sức sống của sử thi trong văn học.
(4) Giá trị thẩm mỹ của các yếu tố hình thức trong thơ: Đánh giá và cảm nhận giá trị thẩm mỹ của các yếu tố như hình thức, âm điệu, cấu trúc trong thơ ca.
(5) Yếu tố của kịch bản chèo hoặc tuồng dân gian:
Nắm vững các đặc điểm của kịch chèo hoặc tuồng dân gian, bao gồm tính vô danh, đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền.
(6) Bối cảnh lịch sử và bối cảnh văn hóa, xã hội trong tác phẩm: Xác định và phân tích sự ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội đến nội dung và giá trị của tác phẩm.
(7) Hiểu biết cơ bản về Nguyễn Trãi: Có kiến thức nền tảng về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi để hỗ trợ việc đọc hiểu các tác phẩm tiêu biểu của ông.
(8) Sự tương đồng giữa các tác phẩm văn học thuộc các nền văn hóa khác nhau: So sánh và nhận diện những điểm tương đồng trong nội dung giữa các tác phẩm văn học đến từ những nền văn hóa khác nhau.
(9) Tác phẩm văn học và người đọc: Nắm bắt mối quan hệ giữa tác phẩm văn học và người đọc, và làm thế nào để cảm nhận và hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm thông qua góc nhìn của người đọc.
Các nội dung này giúp học sinh lớp 10 có cái nhìn tổng quát và sâu sắc về văn học, đồng thời phát triển khả năng phân tích, cảm thụ và hiểu rõ các tác phẩm văn học.