Tải File PDF Quyết định 755/QĐ-TTg về kế hoạch sắp xếp thanh tra
Nội dung chính
Tải File PDF Quyết định 755/QĐ-TTg về kế hoạch sắp xếp thanh tra
Quyết định 755/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả (Đề án).
Tải File PDF Quyết định 755/QĐ-TTg về kế hoạch sắp xếp thanh tra: TẠI ĐÂY |
Cụ thể, theo Kế hoạch, sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự của Thanh tra Chính phủ trên cơ sở kết thúc hoạt động 12 Thanh tra Bộ và 5 đơn vị cấp vụ của Thanh tra Chính phủ; hợp nhất Trường Cán bộ Thanh tra và Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra.
Thanh tra Chính phủ chủ trì rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức làm công tác thanh tra, trang thiết bị làm việc của 12 Thanh tra Bộ và các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ.
Xây dựng Phương án sắp xếp, bố trí nhân sự về các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ, đảm bảo theo quy trình, quy định của Đảng và Nhà nước.
Thực hiện tiếp nhận, điều chuyển công chức làm công tác thanh tra của 12 Thanh tra Bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ về các vụ, cục, đơn vị của Thanh tra Chính phủ; đồng thời bố trí, sắp xếp công chức các vụ, cục, đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ theo mô hình tổ chức mới; thực hiện việc bàn giao, tiếp nhận hồ sơ đảng viên, công chức và các nội dung khác liên quan; thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức trong quá trình sắp xếp theo quy định.
Bàn giao, tiếp nhận nhiệm vụ thanh tra và hồ sơ, tài liệu có liên quan từ 12 Thanh tra Bộ về Thanh tra Chính phủ theo quy định.
Về thời gian thực hiện, hoàn thành trước ngày 30/5/2025.
Tải File PDF Quyết định 755/QĐ-TTg về kế hoạch sắp xếp thanh tra (Hình từ Internet)
Có những cơ quan thanh tra nào?
Căn cứ theo khoản 18 Điều 2 Luật Thanh tra 2022,cơ quan thanh tra được định nghĩa là cơ quan thanh tra là cơ quan được thành lập theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan, thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
Theo đó, các cơ quan thanh tra được quy định tại Điều 9 Luật Thanh tra 2022 như sau:
Điều 9: Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
1. Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
a) Thanh tra Chính phủ;
b) Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
c) Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
d) Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
2. Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
a) Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
c) Thanh tra sở.
3. Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
5. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, theo quy định tại Luật Thanh tra 2022, cơ quan thanh tra được phân chia bao gồm:
- Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính;
- Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực;
- Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
Thanh tra chuyên ngành đất đai tại Bình Dương có nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 234 Luật Đất đai 2024 quy định về thanh tra chuyên ngành đất đai có các nhiệm vụ sau đây:
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý, sử dụng đất đai;
- Đôn đốc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai; phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.