Quy hoạch phân khu Khu đô thị mới Hưng Thuận Tây Ninh thế nào?
Nội dung chính
Quy hoạch phân khu Khu đô thị mới Hưng Thuận Tây Ninh thế nào?
Tại Quyết định 1306/QD-UBND năm 2025 của tỉnh Tây Ninh ban hành ngày 6/6/2025 về phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu Hưng Thuận, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Trong đó đề cập đến quy hoạch phân khu Khu đô thị mới Hưng Thuận Tây Ninh đã được phê duyệt sau đây:
(1) Quy hoạch sử dụng đất
(2) Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan
- Quy hoạch không gian đơn vị hành chính:
+ Hình thành các đơn vị ở đảm bảo đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thân thiện với môi trường, cảnh quan thiên nhiên. Cải tạo, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan trọng đất nhóm nhà ở đảm bảo đồng bộ cho toàn đô thị;
+ Phát triển cảnh quan khu đô thị công nghiệp hiện đại, năng động; + Khai thác cảnh quan các khu nông nghiệp, khu dự trữ phát triển. - Phân khu đô thị: Dự kiến chia thành 02 tiểu khu với các chức năng: + Đơn vị ở 1: Diện tích khoảng 2.432,06 ha, nằm phía Bắc đường 787B; + Đơn vị ở 2: Diện tích khoảng 1.981,44 ha, nằm phía Nam đường 787B.
(3) Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật
Quy hoạch san nền, thoát nước mưa:
- Quy hoạch san nền: Cao độ thiết kế được xác định trên cơ sở bám sát cao độ tự nhiên nhằm đảm bảo ổn định cho nền đường, tôn trọng cảnh quan tự nhiên và giảm khối lượng san lấp; cao độ san nền tối thiểu đối với khu dân cư đô thị
Hxd ≥ 2,6m; cao độ san nền tối thiểu đối với khu công nghiệp Hxd ≥ 2,8m; cao độ san nền tối thiểu đối với khu vực cây xanh đô thị Hxd ≥ 2,0m; khu vực dân cư nông thôn vùng trũng: Hạn chế tôn nền, cao độ xây dựng công trình Hxd ≥ 2,0m.
- Quy hoạch thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa được quy hoạch xây dựng mới, bám theo nền địa hình thiết kế. Sử dụng cống tròn hoặc cống hộp bê tông cốt thép, kết hợp gia cố chính trang các mương/kênh hở hiện trạng. Tách riêng hệ thống thoát nước mưa với thoát nước thải. Hướng thoát nước chính ra sông Sài Gòn, chia nhỏ mạng lưới thoát nước thành nhiều tiểu lưu vực, thoát về kênh rạch theo hướng gần nhất để giảm nguy cơ ngập úng.
Quy hoạch giao thông:
Mạng lưới giao thông được phân cấp rõ ràng giữa giao thông đối ngoại và giao thông đối nội:
- Giao thông đối ngoại: gồm đường Hồ Chí Minh có lộ giới 119m, đường ĐT.789 có lộ giới 45m, đường ĐT.787B có lộ giới 45m tuân thủ các định hướng về giao thông của Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh đến năm 2045 được duyệt, đảm bảo vai trò kết nối các đơn vị hành chính liền kề, các khu vực chức năng với phương:
- Giao thông đối nội: gồm các tuyến đường huyện (đường Lộc Phước- Sông Lô; đường Sông Lô; đường Cách mạng miền Nam; đường Cầu Xe có mặt cắt 3- 3, đường có mặt cắt 4-4, đường có mặt cắt 5-5 và đường có mặt cắt 12-12) đường phân khu vực (có mặt cắt 6-6, 7-7, 8-8, 9-9, 10-10, 12-12); chi tiết tại phụ lục và thuyết minh kèm theo;
- Các tuyến đối nội còn lại trong khu công nghiệp và khu dân cư đảm bảo quy mô mặt cắt phù hợp với quy định.
Quy hoạch cấp nước
- Tiêu chuẩn cấp nước: tuân thủ định hướng đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đến năm 2045;
- Nguồn nước cấp: Nguồn nước cấp cho khu quy hoạch được lấy từ hồ Dầu Tiếng và sông Vàm Cỏ Đông,
- Nhu cầu dùng nước tổng cộng: 41.318 mng đ
- Giải pháp cấp nước: Các tuyến ống chính vừa cấp nước cho khu vực quy hoạch tuân thủ theo định hướng cấp nước của đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Trảng Bảng, tỉnh Tây Ninh đến năm 2045;
Quy hoạch cấp điện:
- Tiêu chuẩn cấp điện: tuân thủ định hướng đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đến năm 2045.
- Nguồn cấp điện: Khu vực nghiên cứu được cấp điện từ các trạm biến áp sau: TBA 110kV KCN Trảng Bàng hiện hữu. Ngoài ra còn được cấp nguồn 110KV từ nhánh đến trạm biến áp Phước Đông.
- Tổng công suất cấp điện: 314,63 MVA.
- Giải pháp cấp điện:
+ Lưới điện trung thế 22KV quy hoạch cấp điện các trạm biến thế 22/0,4KV. Toàn bộ tuyến cáp 22KV sẽ được đi ngầm theo định;
+ Mạng lưới hạ thế: Từ trạm biến áp xây dựng mới các tuyến hạ thế đi theo các trục đường nội bộ để cung cấp cho các khu vực trong khu quy hoạch. đ) Quy hoạch thoát nước thải, vệ sinh môi trường:
- Quy hoạch thoát nước thải:
+ Tiêu chuẩn thoát nước thải lấy bằng 100% tiêu chuẩn cấp nước; + Tổng lưu lượng nước thải cần xử lý của khu quy hoạch là: 36.552,6 m ngày đêm;
+ Giải pháp thiết kế: Hệ thống thoát nước thải của khu quy hoạch được thiết kế tách riêng với hệ thống thoát nước mưa. Khu đô thị mới, khu công nghiệp xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng; khu vực hiện trạng đang sử dụng hệ thống thoát nước chung sẽ chuyển đổi thành thoát nước riêng.
- Vệ sinh môi trường:
+ Chỉ tiêu: tuân thủ định hướng đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh đến năm 2045.
+ Tổng lượng chất thải rắn phát sinh ước khoảng: 240 tấn/ngđ, bao gồm: Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt: 28 tấn /ng.đ; Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp: 212 tấn/ng.đ.
+ Hệ thống thu gom và nguồn tiếp nhận: Rác thải sinh hoạt của khu vực được phân loại, thu gom hằng ngày và có xe trung chuyển đưa về trạm trung chuyển nằm bên trạm xử lý nước thảicủa khu quy hoạch. Từ đây sẽ có các xe chuyên dụng mang rác đến khu xử lý rác thải tập trung của tỉnh để xử lý. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đạt ≥ 100%.
Quy hoạch thông tin liên lạc:
- Nguồn cấp: được lấy từ tổng đài thông tin tỉnh Tây Ninh;
Giải pháp quy hoạch: hệ thống thông tin liên lạc cho khu vực thiết kế dựa trên cơ sở các mạng cáp điện thoại, đường truyền dữ liệu phải đảm bảo được các nhu cầu sử dụng cho khu vực thiết kế, đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu phát triển với tốc độ cao của công nghệ thông tin trong tương lai.
(4) Các nội dung: Thiết kế đô thị, đánh giá môi trường chiến lược, phân kỳ đầu tư theo thuyết minh quy hoạch.
Quy hoạch phân khu Khu đô thị mới Hưng Thuận Tây Ninh thế nào? (hình từ internet)
Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong quy hoạch phân khu Khu đô thị mới Hưng Thuận?
Tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 1306/QD-UBND năm 2025 có quy định chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong quy hoạch phân khu Khu đô thị mới Hưng Thuận theo nội dung trong bảng dưới đây:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Quy hoạch 2017 về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quy hoạch gồm:
- Lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch không phù hợp với quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
- Lập, thẩm định, quyết định hoặc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ.
- Lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, tư vấn phản biện độc lập không đủ điều kiện về năng lực chuyên môn phù hợp với công việc đảm nhận hoặc trái với quy định của pháp luật.
- Cản trở việc tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân.
- Không công bố, công bố chậm, công bố không đầy đủ quy hoạch hoặc từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch, trừ trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước; cố ý công bố sai quy hoạch; cố ý cung cấp sai thông tin về quy hoạch; hủy hoại, làm giả hoặc làm sai lệch hồ sơ, giấy tờ, tài liệu.
- Thực hiện không đúng quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt.
- Can thiệp bất hợp pháp, cản trở hoạt động quy hoạch.