Khánh thành dự án trùng tu khu di tích căn cứ Trung ương cục Miền Nam
Mua bán nhà đất tại Tây Ninh
Nội dung chính
Khánh thành dự án trùng tu khu di tích căn cứ Trung ương cục Miền Nam
Sáng 19/4, trong không khí hân hoan hướng đến ngày thống nhất đất nước, tỉnh Tây Ninh đã long trọng và tổ chức lễ khánh thành dự án trùng tu khu di tích căn cứ Trung Ưong Miền Nam. Đây là một trong những công trình trọng điểm của địa phương trong năm 2025.
Khu di tích căn cứ Trung Ương Miền Nam từng là nơi đóng quân cảu cơ quan đầu não cách mạng Miền Nam trong suốt những năm tháng kháng chiến chống Mỹ. Dù đã trải qua 2 lần trùng tu vào năm 1992 và 2002, nhưng du di tích vẫn không tránh khỏi sự xuống cấp ở nhiều hạng mục do tác động của điều kiện tự nhiên
Nhận thức được tầm quan trọng đó, dự án trùng tu, cải tạo lần này được triển khai với quy mô lớn, nhằm bảo tồn gần như nguyên trạng các công trình lịch sử, đồng thời nâng cao trải nghiệp cho du khách.
Ngoài ra việc khánh thành công trình trùng tu Căn cứ Trung ương Cục Miền Nam còn hướng đến kỷ niệm 50 năm giải phóng tỉnh Tây Ninh và thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025).
Khánh thành dự án trùng tu khu di tích căn cứ Trung ương cục Miền Nam (Hình từ Internet)
Khu di tích căn cứ Trung ương cục Miền Nam được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm nào?
Ngày 10/05/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 548/QĐ-TTg về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt như sau:
Điều 1. Xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 2) các di tích sau:
1. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Cố đô Hoa Lư (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
2. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Văn Miếu - Quốc Tử Giám (quận Đống Đa và quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
3. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Côn Sơn - Kiếp Bạc (thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
4. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).
5. Di tích lịch sử Những địa điểm Khởi nghĩa Yên Thế (huyện Yên Thế, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên và huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang).
6. Di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo (huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
7. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
8. Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Mỹ Hòa Hưng (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang).
9. Di tích lịch sử Pác Bó (huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng).
10. Di tích lịch sử Tân Trào (huyện Sơn Dương và huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).
11. Di tích lịch sử An toàn khu (ATK) Định Hóa (huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên).
12. Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh).
13. Danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc – Bích Động (huyện Hoa Lư, huyện Gia Viễn, huyện Nho Quan và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).
Như vậy khu di tích căn cứ Trung ương cục Miền Nam được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2012.
Đất khu di tích căn cứ Trung ương cục Miền Nam thuộc nhóm đất nào?
Căn cứ tại điểm e khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 quy định:
Điều 9. Phân loại đất
[...]
3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác.
Bên cạnh đó, căn cứ vào quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP:
Điều 5. Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
[...]
6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
[...]
đ) Đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên là đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên đã được xếp hạng hoặc được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đưa vào danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
Như vậy, đất khu di tích căn cứ Trung ương cục Miền Nam thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.