11:00 - 04/07/2025

Bản đồ tuyến đường ven sông Sài Gòn mới nhất

Bản đồ tuyến đường ven sông Sài Gòn mới nhất với quy hoạch kết nối giao thông, phát triển đô thị và không gian xanh dọc bờ sông.

Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh

Xem thêm nhà đất tại Hồ Chí Minh

Nội dung chính

    Bản đồ tuyến đường ven sông Sài Gòn mới nhất

    Dự án tuyến đường ven sông Sài Gòn là một trong những công trình đang được nhiều sự quan tâm cảu cư dân tại TP.HCM, dự án có tổng chiều dài lên đến 78,2 km trải dài qua các khu vực trọng điểm của TP.HCM

    Tuyến đường ven sông Sài Gòn được thiết kế để kế nối trực tiếp với các trục giao thông huyết mạch như Đường Vành đai 3, Vành đai , Cao tốc TP.HCM Mộc Bài, Cao tốc TP.HCM Chơn Thành và Cao tốc Bến Lức Long thành.

    Theo quy hoạch, mặt cắt ngang của tuyến đường rộng từ 31 đến 33 m, cho phép bố trí 4 đến 8 làn xe.

    Dự án hứa hẹn sẽ góp phần thúc đẩy đô thị hóa tại TP.HCM và tạo điều kiện cho việc lưu thông trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.

    Theo Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2025 về Phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 quy định:

    Sẽ tiến hành bổ sung tuyến đường ven sông Sài Gòn kết nối từ Tây Ninh đến cầu Cần Giờ (quy hoạch mới) với quy mô tối thiểu 4 làn xe cơ giới kết hợp làn đường riêng dành cho xe đạp và đường sắt đô thị nhẹ đoạn từ trung tâm thành phố đi Tây Ninh.

    Dưới đây là bản đồ tuyến đường ven sông Sài Gòn sau khi bổ sung chi tiết nhất:

    Lưu ý: bản đồ tuyến đường ven sông Sài Gòn chỉ mang tính chất tham khảo

    Bản đồ tuyến đường ven sông Sài Gòn mới nhất

    Bản đồ tuyến đường ven sông Sài Gòn mới nhất (Hình từ Internet)

    Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 77 Luật Xây dựng 2014 quy định Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng như sau:

    (1) Nhà thầu khảo sát xây dựng có các quyền sau:

    - Yêu cầu chủ đầu tư và các bên có liên quan cung cấp số liệu, thông tin liên quan theo quy định của hợp đồng để thực hiện khảo sát xây dựng;

    - Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài hợp đồng khảo sát xây dựng;

    - Thuê nhà thầu phụ thực hiện khảo sát xây dựng theo quy định của hợp đồng khảo sát xây dựng;

    - Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

    (2) Nhà thầu khảo sát xây dựng có các nghĩa vụ sau:

    - Thực hiện đúng yêu cầu khảo sát xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và hợp đồng khảo sát xây dựng;

    - Đề xuất, bổ sung nhiệm vụ khảo sát xây dựng khi phát hiện yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp thiết kế;

    - Chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát xây dựng và chất lượng khảo sát do mình thực hiện; chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng khảo sát của nhà thầu phụ (nếu có) và kết quả khảo sát của nhà thầu phụ. Nhà thầu phụ khi tham gia khảo sát xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả khảo sát trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

    - Bồi thường thiệt hại khi thực hiện không đúng nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về khảo sát xây dựng không phù hợp và vi phạm hợp đồng khảo sát xây dựng;

    - Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và của pháp luật có liên quan.

    Quy định pháp luật về hành lang an toàn đường bộ ra sao?

    Căn cứ tại Điều 15 Luật Đường bộ 2024 quy định về hàng lang an toàn đường bộ như sau:

    (1) Chiều rộng hành lang an toàn đường bộ được xác định theo nguyên tắc sau đây:

    -  Đối với đường ngoài đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường bộ, theo quy mô, cấp kỹ thuật của đường; trường hợp đường hiện hữu chưa xác định cấp kỹ thuật, thì căn cứ chiều rộng mặt đường và tiêu chuẩn thiết kế đường để xác định cấp kỹ thuật tương ứng làm căn cứ xác định chiều rộng hành lang an toàn đường bộ;

    - Đối với đường đô thị, xác định từ mép ngoài phần đất để bảo vệ, bảo trì đường đô thị đến chỉ giới đường đỏ nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang của đường ngoài đô thị cùng cấp;

    - Đối với cầu, bến phà, cầu phao đường bộ, xác định theo chiều dọc, chiều ngang công trình và phụ thuộc cấp sông, quy mô công trình; đối với cầu cạn, cầu vượt trên cao, xác định từ mép ngoài của phần đất để bảo vệ, bảo trì cầu;

    - Đối với hầm đường bộ, xác định từ mép ngoài của phần đất bảo vệ công trình hầm ra xung quanh;

    - Đường bộ có kè, tường chắn bảo vệ nằm trong phạm vi đất dành cho kết cấu hạ tầng đường bộ, xác định từ mép ngoài của kè, tường chắn bảo vệ trở ra nhưng không lớn hơn chiều rộng hành lang an toàn đường bộ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 15 Luật Đường bộ 2024;

    - Đối với đường thôn, đường ngõ, ngách, kiệt, hẻm trong đô thị và đường khác không cho xe ô tô di chuyển thì không bắt buộc bố trí hành lang an toàn đường bộ.

    (2) Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với các công trình khác thì được phân định theo nguyên tắc sau đây:

    - Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt. Việc quản lý, sử dụng hành lang an toàn đường sắt không được làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình đường bộ và an toàn giao thông;

    - Đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa, việc quản lý, sử dụng hành lang bảo vệ đường thủy nội địa không được ảnh hưởng đến chất lượng công trình và an toàn giao thông;

    - Đường bộ đi chung với đê hoặc có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đê, việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang bảo vệ đê; trường hợp hành lang an toàn đường bộ lớn hơn hành lang bảo vệ đê thì tính theo hành lang an toàn đường bộ;

    - Tại các đoạn đường chồng lấn, giao nhau, hành lang an toàn đường bộ được xác định theo đường có cấp kỹ thuật cao hơn; các đường liền kề nhau thì xác định hành lang an toàn đường bộ theo đường ngoài cùng.

    (3) Việc xác định và quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được quy định như sau:

    - Mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ được xác định theo quy mô, cấp kỹ thuật, hướng tuyến, phạm vi xây dựng công trình đường bộ;

    - Chủ đầu tư xây dựng công trình đường bộ có trách nhiệm tổ chức thực hiện cắm mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ; bàn giao cho cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ;

    - Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ có trách nhiệm công bố công khai mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ; điều chỉnh, bổ sung mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ trong thời gian quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

    - Cơ quan quản lý đường bộ, người quản lý, sử dụng đường bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý mốc lộ giới hành lang an toàn đường bộ theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    (4) Chính phủ quy định chi tiết Điều 15 Luật Đường bộ 2024

    Lê Minh Vũ
    Từ khóa
    Tuyến đường ven sông Sài Gòn Bản đồ tuyến đường ven sông Sài Gòn Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu khảo sát xây dựng Hành lang an toàn đường bộ Đường bộ
    1