Luật Đất đai 2024 có hiệu lực muốn mua đất nông nghiệp phải biết những điều này

Nhiều trường hợp tranh chấp xảy ra liên quan đến giao dịch mua bán đất nông nghiệp do chưa nắm rõ quy định. Để tránh rủi ro tương tự, việc tìm hiểu kĩ luật là điều rất cần thiết

Nội dung chính

    Luật Đất đai 2024 có hiệu lực muốn mua đất nông nghiệp phải biết những điều này

    Người muốn mua đất nông nghiệp nhưng không trực tiếp sản xuất nông nghiệp vẫn được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa.

    Cụ thể, theo khoản 7 Điều 45 Luật đất đai 2024 có quy định cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp được phép nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa theo hạn mức được quy định chi tiết tại Điều 176 Luật đất đai 2024, trừ trường hợp người nhận tặng cho là người thuộc hàng thừa kế.

    Trong trường hợp vượt quá hạn mức thì phải thành lập tổ chức kinh tế và có phương án sử dụng đất trồng lúa được UBND cấp huyện phê duyệt với các nội dung chính về: địa điểm, diện tích, mục đích sử dụng đất, kế hoạch sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, vốn đầu tư, thời hạn sử dụng đất và tiến độ sử dụng đất.

    Khoản 3 Điều 191 Luật đất đai 2013 có quy định cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

    Luật Đất đai 2024 có hiệu lực muốn mua đất nông nghiệp phải biết những điều này  (Hình ảnh từ internet)

    Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp

    Theo Điều 177 Luật đất đai 2024, muốn mua đất nông nghiệp phải biết hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 176 Luật đất đai 2024.

    Việc xác định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp phải căn cứ vào:

    - Điều kiện về đất đai và công nghệ sản xuất.

    - Chuyển dịch lực lượng lao động, cơ cấu kinh tế, quá trình đô thị hóa.

    UBND cấp tỉnh sẽ có quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân phù hợp với điều kiện của địa phương.

    Trước đây, theo Điều 130 Luật đất đai 2013 quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân như sau:

    Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân không quá 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất.

    Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời kỳ.

    Như vậy, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp theo Luật đất đai 2024 đã tăng thêm 5 lần, đồng thời thay đổi luôn thẩm quyền quy định hạn mức nhận cụ thể từ Chính phủ thành UBND cấp tỉnh.

    Những lưu ý quan trọng khi muốn mua đất nông nghiệp

    Đầu tiên lấy các thành phố lớn làm tâm điểm, ví dụ chọn TPHCM, chúng ta lấy Compa quay bán kính 100km (nếu lấy bán kính xa hơn thì sẽ có nhiều lựa chọn hơn, nhưng như vậy thì nguồn thông tin xử lý cũng lớn và tốn nhiều công sức để lựa chọn và khảo sát thị trường sau này). Sau đó đi theo từng bước như sau:

    (1) Chọn 1 địa phương có nhiều hạ tầng giao thông đi ngang qua: như cao tốc Bắc- Nam, cầu đường, công trình mang tính biểu tượng,…

    (2) Khu vực có nhiều năng lực phát triển cốt lõi: mật độ dân số, cơ cấu kinh tế Ngành của địa phương ( KCN, nông nghiệp, du lịch,…) văn hóa địa phương.

    (3) Những yếu tố tiện ích bắt buộc: chợ, trường, trạm (y tế, ..), giáo dục,… là những yếu tố nền tảng cho việc hình thành khu dân cư. Những yếu tố đó có khoảng cách không quá 2-3km tính từ mảnh đất nông nghiệp diện tích lớn định mua.

    (4) Văn hóa và ngành nghề kinh doanh chủ đạo của địa phương cũng rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản của thửa đất .

    (5) Lô đất nông nghiệp định mua không quá xa với trục đường Quốc Lộ, chỉ nên 2-3 km là đẹp, còn xa lắm thì 5km đổ lại.

    (6) Đất nông nghiệp cần mua phải có sổ đỏ và có đường hiện hữu hiển thị trên sổ càng nhiều càng tốt, có quy hoạch mở rộng trong tương lai,… điều này rất quan trọng vì khả năng sau này chuyển đổi sang đất ở sẽ cao.

    (7) Vì là đất nông nghiệp dùng để trồng trọt, chăn nuôi nên vấn đề thổ nhưỡng rất quan trọng, phải là đất tốt ví dụ đất đỏ bazan hoặc những loại đất phù hợp trồng cây, làm nông nghiệp, dễ có nước ( dễ khoan), …Nhiều khu vực nhiều đá, rất khó khoan giếng, chi phí để có nước cũng đội lên rất nhiều nếu lựa chọn sai khu vực “khan nước”.

    (8) Phải có điện hoặc nghiên cứu đường điện vào tới đất, do thường những mảnh đất lớn sản xuất nông nghiệp hoặc chăn nuôi rất quan trọng và nếu không chú ý đến thì chi phí để “Kéo Điện” sẽ rất cao, có trường hợp tốn cả vài trăm triệu đồng ( tôi đã được trải nghiệm chi phí đó) .

    (9) Check trên bản đồ quy hoạch, tầm nhìn 1-2-3-5 năm đổ lại sẽ “có cái gì”, nếu “cái đó” xuất hiện thì BĐS của mình có được lợi gì không ?

    17