Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BNNPTNT năm 2022 hợp nhất Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 07/VBHN-BNNPTNT |
Ngày ban hành | 04/10/2022 |
Ngày có hiệu lực | 04/10/2022 |
Loại văn bản | Văn bản hợp nhất |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Phùng Đức Tiến |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BỘ NÔNG
NGHIỆP |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/VBHN-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2022 |
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019;
Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn1.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn khoản 3 Điều 37 của Luật Thú y, cụ thể như sau:
a) Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh Mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;
b) Nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và động vật, sản phẩm động vật trên cạn mang theo người; đánh dấu, cấp mã số động vật trên cạn, niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch.
1a.2 Thông tư này hướng dẫn thực hiện kiểm dịch động vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng vừa phải kiểm dịch động vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
2a.3 Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm dịch động vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng vừa phải kiểm dịch sản phẩm động vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nơi cách ly kiểm dịch động vật là khu vực riêng biệt để nuôi giữ động vật trong thời gian nhất định để thực hiện việc kiểm dịch.
2. Nơi cách ly kiểm dịch sản phẩm động vật là kho chứa hàng, phương tiện chứa đựng để bảo quản hàng hóa trong thời gian nhất định để thực hiện việc kiểm dịch.
3.4 Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu là các sản phẩm động vật cùng loại, cùng tên, nhãn hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa, chất liệu bao bì.
4.5 Lô hàng sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu là toàn bộ sản phẩm động vật của một chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (có cùng số vận đơn). Lô hàng có thể chỉ có một mặt hàng hoặc nhiều mặt hàng.
5.6 Sản phẩm động vật có nguy cơ cao là sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh, sơ chế; thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải kiểm tra tạp nhiễm sản phẩm của loài nhai lại (ADN).
BỘ NÔNG
NGHIỆP |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/VBHN-BNNPTNT |
Hà Nội, ngày 04 tháng 10 năm 2022 |
QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019;
Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật An toàn thực phẩm ngày 17/6/2010;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn1.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn khoản 3 Điều 37 của Luật Thú y, cụ thể như sau:
a) Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh Mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn;
b) Nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam và động vật, sản phẩm động vật trên cạn mang theo người; đánh dấu, cấp mã số động vật trên cạn, niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch.
1a.2 Thông tư này hướng dẫn thực hiện kiểm dịch động vật và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng vừa phải kiểm dịch động vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.
2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật trên cạn.
2a.3 Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm dịch động vật và kiểm tra nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng vừa phải kiểm dịch sản phẩm động vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nơi cách ly kiểm dịch động vật là khu vực riêng biệt để nuôi giữ động vật trong thời gian nhất định để thực hiện việc kiểm dịch.
2. Nơi cách ly kiểm dịch sản phẩm động vật là kho chứa hàng, phương tiện chứa đựng để bảo quản hàng hóa trong thời gian nhất định để thực hiện việc kiểm dịch.
3.4 Mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu là các sản phẩm động vật cùng loại, cùng tên, nhãn hàng hóa, cơ sở sản xuất hàng hóa, chất liệu bao bì.
4.5 Lô hàng sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu là toàn bộ sản phẩm động vật của một chuyến hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu (có cùng số vận đơn). Lô hàng có thể chỉ có một mặt hàng hoặc nhiều mặt hàng.
5.6 Sản phẩm động vật có nguy cơ cao là sản phẩm động vật ở dạng tươi sống, ướp lạnh, đông lạnh, sơ chế; thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải kiểm tra tạp nhiễm sản phẩm của loài nhai lại (ADN).
6.7 Sản phẩm động vật có nguy cơ thấp là sản phẩm động vật đã qua chế biến theo phương pháp công nghiệp hoặc thủ công để sử dụng ngay.
1. Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện miễn kiểm dịch quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Danh Mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Danh Mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
Mục 1. KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
Điều 4. Kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc Trạm thuộc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật nội địa), đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
a) Kiểm tra lâm sàng;
b) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
d) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
đ) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
e) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển. Thực hiện thông báo ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật vận chuyển để làm giống, tổng hợp thông báo theo tuần đối với động vật vận chuyển để giết mổ;
g) Trường hợp động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.
3. Nội dung kiểm dịch đối với động vật xuất phát từ cơ sở được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
a) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
b) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển động vật;
c) Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 39 của Luật Thú y;
d) Thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều này.
4. Kiểm dịch động vật tại nơi đến
Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch trong trường hợp phát hiện:
a) Động vật từ tỉnh khác nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi xuất phát;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật không hợp lệ;
c) Có sự đánh tráo, thêm hoặc bớt động vật khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;
d) Động vật có biểu hiện mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh truyền nhiễm.
Điều 5. Kiểm dịch sản phẩm động vật trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Trước khi vận chuyển sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật nội địa, đơn đăng ký theo Mẫu 1 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Luật Thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
a) Kiểm tra thực trạng hàng hóa; điều kiện bao gói, bảo quản sản phẩm động vật;
b) Lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;
d) Hướng dẫn, giám sát chủ hàng thực hiện tiêu độc khử trùng phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;
đ) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
e) Trường hợp sản phẩm động vật không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định;
g) Tổng hợp thông báo theo tuần cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin sau đây: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, mục đích sử dụng, biển kiểm soát phương tiện vận chuyển.
3. Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật xuất phát từ cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc đã được giám sát không có mầm bệnh hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ với các bệnh theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này, từ cơ sở sơ chế, chế biến được định kỳ kiểm tra vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
a) Niêm phong, kẹp chì phương tiện chứa đựng, vận chuyển sản phẩm động vật;
b) Thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;
c) Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 39 của Luật Thú y;
d) Thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều này.
4. Kiểm dịch sản phẩm động vật tại nơi đến
Cơ quan kiểm dịch động vật tại nơi đến chỉ thực hiện kiểm dịch sản phẩm động vật trong trường hợp phát hiện:
a) Sản phẩm động vật từ tỉnh khác nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi xuất phát;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ;
c) Có sự đánh tráo, thêm hoặc bớt sản phẩm động vật hoặc thay đổi bao bì chứa đựng sản phẩm động vật khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;
d) Sản phẩm động vật bị biến đổi chất lượng hoặc nghi nhiễm mầm bệnh.
5. Kiểm soát vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh sản phẩm động vật đông lạnh, ướp lạnh làm thực phẩm sau nhập khẩu: Thực hiện theo quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 2. KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN XUẤT KHẨU
Điều 6. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu
1. Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật có yêu cầu kiểm dịch, chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch với Chi cục Thú y vùng8, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y hoặc Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu), đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 2 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc trực tiếp.
2. Nội dung kiểm dịch thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Luật Thú y.
3. Trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không có yêu cầu kiểm dịch: Chủ hàng phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này.
Điều 7. Kiểm soát động vật, sản phẩm động vật trên cạn xuất khẩu tại cửa khẩu xuất
1. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
a) Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu;
b) Kiểm tra triệu chứng lâm sàng đối với động vật; thực trạng hàng hóa, điều kiện bao gói, bảo quản đối với sản phẩm động vật;
c) Xác nhận hoặc thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo yêu cầu của chủ hàng.
2. Đối với động vật, sản phẩm động vật chưa được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 4, Điều 5 của Thông tư này.
3.9 Chủ hàng phải chịu trách nhiệm về kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu, không phải nộp cho cơ quan hải quan Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với lô hàng xuất khẩu để thông quan hàng hóa.
Mục 3. KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NHẬP KHẨU
Điều 8. Kiểm dịch động vật nhập khẩu
1.10 Trước khi nhập khẩu động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Thú y. Văn bản đề nghị theo Mẫu 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2.11 Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Thú y; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).
3.12 Khai báo kiểm dịch
a) Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch, trước khi hàng đến cửa khẩu nhập, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch tới cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp;
b) Hồ sơ khai báo kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Thú y. Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 46 của Luật Thú y.
5. Nội dung kiểm dịch:
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 47 của Luật Thú y;
b) Lấy mẫu xét nghiệm bệnh theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật:
a) Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa điểm cách ly kiểm dịch;
b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, Trung tâm Kiểm tra vệ sinh thú y có trách nhiệm kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm để cách ly kiểm dịch động vật.
Điều 9. Kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu
1.13 Trước khi nhập khẩu sản phẩm động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này.
2. Thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.
3. Nội dung kiểm dịch:
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện:
a)14 Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Thú y. Trường hợp lô hàng nhập khẩu với mục đích làm mẫu, có trọng lượng dưới 50 kg được miễn Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, miễn lấy mẫu kiểm tra;
b) Theo quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y đối với phương tiện vận chuyển, kho bảo quản sản phẩm động vật theo quy định.
Điều 9a.15 Kiểm dịch đồng thời kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan
1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu, thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải được kiểm dịch đồng thời với kiểm tra chất lượng.
2.16 Trước khi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật, chủ hàng gửi Cục Thú y 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 45 Luật Thú y (văn bản đề nghị theo Mẫu 19 hoặc Mẫu 20 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này). Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Thú y, có văn bản hướng dẫn kiểm dịch gửi chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia) hoặc gửi thư điện tử (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp).
3.17 Trước khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính, bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp. Hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Thú y (Mẫu 20a Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) và điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP; khoản 2 Điều 29 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
4.18 Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này và khoản 2, khoản 4 Điều 18 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP, Điều 29 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.
5. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu gửi Giấy chứng nhận kiểm dịch, Giấy xác nhận chất lượng trực tiếp cho chủ hàng hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (đối với trường hợp chủ hàng đăng ký trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).
6. Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản dạng phối chế vừa có nguồn gốc động vật, vừa có nguồn gốc thực vật nhập khẩu, Cục Thú y tổ chức thực hiện kiểm dịch, kiểm tra nhà nước về chất lượng và thông báo cho Cục Bảo vệ thực vật để phối hợp kiểm tra.
Điều 9b.19 Kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
1. Sản phẩm động vật đã hoàn thành thủ tục kiểm dịch nhập khẩu, chưa được chế biến hoặc đóng gói lại khi thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ không phải thực hiện kiểm dịch.
2. Sản phẩm động vật có nguồn gốc trong nước, được xuất bán cho doanh nghiệp chế xuất chỉ phải thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định, không phải thực hiện việc kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
Điều 10. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu mang theo người
1. Chủ hàng đăng ký kiểm dịch nhập khẩu trực tiếp tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu khi mang theo người động vật, sản phẩm động vật với số lượng, khối lượng như sau:
a) Động vật: Không quá 02 con với mục đích để nuôi làm cảnh, sinh hoạt trong gia đình hoặc mang theo đi du lịch, công tác, quá cảnh và không thuộc Danh Mục động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định;
b) Sản phẩm động vật: Không quá 05 kg sản phẩm đã qua chế biến dùng làm thực phẩm để tiêu dùng cá nhân và không thuộc Danh Mục sản phẩm động vật cấm xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định.
2. Việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện như sau:
a) Đối với động vật: Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; kiểm tra lâm sàng động vật; phòng bệnh bằng vắc xin đối với động vật chưa được phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; lấy mẫu xét nghiệm đối với động vật nghi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm;
b) Đối với sản phẩm động vật: Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu; kiểm tra cảm quan, tình trạng bao gói sản phẩm động vật;
c) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật, sản phẩm động vật đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y;
d) Lập biên bản và tiêu hủy ngay tại khu vực gần cửa khẩu đối với động vật mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, sản phẩm động vật không đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y;
đ) Trường hợp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu không hợp lệ, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu lập biên bản tạm giữ hàng và xử lý theo quy định.
3. Chủ hàng phải đăng ký kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y theo quy định tại khoản 1 Điều 8 của Thông tư này khi mang theo người động vật, sản phẩm động vật không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Không mang theo người sản phẩm có nguồn gốc động vật ở dạng tươi sống, sơ chế.
Điều 11. Kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật để gia công, chế biến hàng xuất khẩu
1. Việc kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật để gia công, chế biến hàng xuất khẩu được thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu.
2. Sản phẩm động vật trên cạn, bao gồm: Thịt, tai, đuôi, chân, cánh của gia súc, gia cầm nhập khẩu vào Việt Nam để gia công, chế biến hàng xuất khẩu phải được cơ quan thú y có thẩm quyền của nước xuất khẩu thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu với nội dung: Tên và địa chỉ công ty xuất khẩu; tên và địa chỉ nhà máy sản xuất; tên và địa chỉ công ty nhập khẩu sản phẩm gia công; sản phẩm có nguồn gốc từ động vật thuộc vùng, cơ sở chăn nuôi không có dịch bệnh động vật liên quan đối với loại động vật đó theo quy định của Tổ chức Thú y thế giới (OIE); sản phẩm có nguồn gốc từ động vật được kiểm tra trước và sau khi giết mổ; sản phẩm được bao gói, bảo quản bảo đảm vệ sinh thú y; mục đích sử dụng để làm thực phẩm cho con người.
3. Chỉ được gia công, chế biến hàng xuất khẩu tại các cơ sở sản xuất đã được cấp Giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y và đáp ứng các yêu cầu của nước nhập khẩu.
4. Sản phẩm động vật sau khi gia công, chế biến, khi xuất khẩu phải được kiểm dịch theo quy định về kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu.
Khi phát hiện lô hàng nhập khẩu vi phạm chỉ tiêu được kiểm tra, Cục Thú y thông báo bằng văn bản cho Cơ quan Thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu, yêu cầu điều tra nguyên nhân, có hành động khắc phục và gửi báo cáo cho Cục Thú y.
1.21 Trước khi tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Thú y. Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 17 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2.22 Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Thú y; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).
3.23 Khai báo kiểm dịch
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Thông tư này;
b) Hồ sơ khai báo kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Thú y. Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49, Điều 50 của Luật Thú y.
5. Trường hợp thay đổi cửa khẩu xuất khi lô hàng đã đến cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu dự kiến tái xuất ban đầu xác nhận về việc đồng ý chuyển sang cửa khẩu khác nếu cửa khẩu tái xuất đã được Cục Thú y chấp thuận trong văn bản hướng dẫn kiểm dịch.
Điều 15. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập, xuất kho ngoại quan
1.24 Trước khi thực hiện nhập, xuất kho ngoại quan động vật, sản phẩm động vật, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch tới Cục Thú y theo một trong các hình thức: qua Cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax sau đó gửi bản chính hoặc gửi trực tiếp.
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Thú y. Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 18 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2.25 Cục Thú y thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Luật Thú y; gửi văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu qua thư điện tử (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc gửi qua thư điện tử, fax hoặc gửi trực tiếp) hoặc gửi trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (trường hợp chủ hàng đăng ký kiểm dịch trên Cổng thông tin một cửa quốc gia).
3.26 Khai báo kiểm dịch
a) Thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Thông tư này;
b) Hồ sơ khai báo kiểm dịch được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Thú y. Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Trước khi xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan chủ hàng phải gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu như sau:
a) Theo quy định tại khoản 2 Điều 45 của Luật Thú y (Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 3 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) đối với sản phẩm động vật nhập khẩu để tiêu thụ trong nước hoặc làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu;
b) Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 của Luật Thú y (Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 2 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này) đối với động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu sang nước khác hoặc tàu du lịch nước ngoài;
5. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa nhập vào kho ngoại quan như sau:
a) Cấp Giấy chứng nhận vận chuyển để chủ hàng vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan;
b) Tại kho ngoại quan, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng lô hàng, xác nhận để chủ hàng nhập hàng vào kho ngoại quan.
6.27 Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa xuất ra khỏi kho ngoại quan như sau:
a) Theo quy định tại Điều 9 Thông tư này đối với sản phẩm động vật tiêu thụ trong nước, Điều 11 Thông tư này đối với sản phẩm động vật làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu;
b) Thực hiện theo quy định tại Điều 50 Luật Thú y đối với sản phẩm động vật gửi kho ngoại quan để tái xuất khẩu, Giấy chứng nhận kiểm dịch cấp theo Mẫu 16b Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Trường hợp lô hàng được xuất ra khỏi kho ngoại quan từng phần, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trừ lùi số lượng hàng trên Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu, lưu bản sao chụp vào hồ sơ kiểm dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu sẽ được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thu lại và lưu vào hồ sơ của lần xuất hàng cuối cùng của lô hàng (trường hợp nhập để tiêu dùng trong nước, làm nguyên liệu sản xuất xuất khẩu) hoặc giao lại cho chủ hàng (trường hợp hàng tái xuất khẩu).
Thực hiện theo quy định tại Điều 51 của Luật Thú y.
Điều 17. Vận chuyển mẫu bệnh phẩm
Thực hiện theo quy định tại Điều 52 của Luật Thú y và sử dụng Mẫu 5 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Mục 6. MẪU HỒ SƠ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Điều 18. Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
1. Mẫu hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
3. Các cơ quan kiểm dịch động vật chịu trách nhiệm in ấn, sử dụng mẫu hồ sơ kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành.
4. Tổ chức, cá nhân in, phát hành và sử dụng mẫu hồ sơ trái với quy định tại Thông tư này phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 19. Quản lý, sử dụng mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật
1. Các mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được in bằng mực đen trên giấy in khổ A4, ở giữa có Logo kiểm dịch động vật in chìm, màu đen nhạt, đường kính 12 cm.
2. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được đóng dấu “BẢN GỐC” hoặc “BẢN SAO” bằng mực dấu màu đỏ ở góc bên phải phía dưới “Mẫu: ...” (Mẫu dấu theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này). Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:
a) Bản gốc: 01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 01 bản giao cho chủ hàng;
b) Bản sao: Căn cứ vào nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có) để cấp tối đa 03 bản sao cho chủ hàng, mỗi nơi giao hàng chỉ cấp 01 bản sao; các bản sao đều sử dụng dấu đỏ của cơ quan thú y có thẩm quyền đã cấp bản gốc.
Trường hợp ủy quyền thì sử dụng mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo Mẫu 12b và Mẫu 12d Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được đóng dấu “ORIGINAL” hoặc “COPY” bằng mực dấu màu đỏ ở góc bên phải phía dưới “Mẫu...” (Mẫu dấu theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này). Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:
a) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu: 03 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật, 02 bản giao cho chủ hàng); 02 bản Copy giao cho chủ hàng;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam: 03 bản Original (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập, 02 bản giao cho chủ hàng); 02 bản Copy giao cho chủ hàng trong đó 01 bản được nộp lại cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập sau khi lô hàng đã được tái xuất hết ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và có xác nhận của cơ quan kiểm dịch cửa khẩu xuất); các bản sao đều sử dụng dấu đỏ của cơ quan thú y có thẩm quyền đã cấp bản gốc.
c)28 Trường hợp có thống nhất giữa Cục Thú y và cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu về Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật điện tử thì sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch điện tử.
4. Giấy chứng nhận vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu được phát hành 03 bản (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập, 02 bản giao cho chủ hàng).
5. Thời hạn giá trị sử dụng của giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật:
a) Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được tính theo thời gian vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ nơi xuất phát đến nơi đến cuối cùng;
b) Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu có giá trị sử dụng từ 30 đến 60 ngày;
c) Thời hạn giá trị sử dụng của Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được tính theo thời gian tối đa cho phép lưu trú tại lãnh thổ Việt Nam.
1. Các loại động vật phải được đánh dấu, cấp mã số khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu gồm: Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la và lợn.
2. Mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh theo quy định tại Phụ lục VIIa ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y theo quy định tại Phụ lục VIIb ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh quy định cụ thể mã số cho từng quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là huyện) và thông báo mã số cho Cục Thú y và các chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh trong cả nước.
5. Cục Thú y sẽ bổ sung mã số cho các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y và chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh mới được thành lập.
6. Niêm phong phương tiện vận chuyển, vật dụng chứa đựng động vật, sản phẩm động vật: Theo quy định tại Phụ lục VIIc ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 21. Đánh dấu gia súc vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
1. Trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai, ngựa, lừa, la khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh phải được đánh dấu bằng cách bấm thẻ tai bằng nhựa cao su, thẻ tai được bấm ở mặt trong tai bên phải của gia súc. Thẻ tai được quy định như sau:
a) Thẻ tai màu xanh như hình 1 Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này, kích thước 4cm (rộng) x 5 cm (cao); trên thẻ phải ghi rõ mã số, số hiệu của gia súc;
b) Mã số của gia súc gồm: Mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh; mã số huyện (hai chữ số); năm bấm thẻ tai (hai chữ số cuối của năm) và số thứ tự của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).
Cách viết mã số của gia súc trên thẻ tai theo hình 2 tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Mực viết mã số của gia súc trên thẻ tai có màu đen; loại mực không nhòe, khó tẩy xóa.
2. Lợn vận chuyển với mục đích để nuôi làm giống, nuôi thương phẩm thực hiện theo một trong các biện pháp sau:
a) Bấm thẻ tai theo quy định tại khoản 1 của Điều này;
b) Xăm mã số tỉnh, mã số huyện và mã số năm ở mặt ngoài, phía dưới tai bên phải của lợn. Việc xăm mã số trên da ở mặt ngoài, phía dưới của tai lợn được quy định như sau:
Hình dáng, kích thước chữ số: Các chữ số dùng để xăm trên tai lợn có thể sử dụng các chữ số theo hình 1a hoặc hình 1b tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; các kim xăm của chữ số có chiều cao là 6 mm (tính từ bề mặt của bàn xăm) và nhọn ở phía đầu; chữ số có bề rộng từ 4 - 8 mm và có chiều cao tương ứng từ 8 - 12 mm;
Mã số xăm trên tai lợn (theo hình 2a hoặc hình 2b tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này) được quy định như sau: 02 (hai) chữ số đầu là mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh; 02 (hai) chữ số tiếp theo là mã số của huyện (nơi lợn xuất phát hoặc nơi cách ly để kiểm dịch) và 02 (hai) chữ số cuối cùng là 02 (hai) chữ số cuối của năm thực hiện việc xăm mã số;
c) Mực sử dụng để xăm mã số trên da lợn phải bảo đảm an toàn thực phẩm, không được mất màu.
3. Lợn vận chuyển đến các cơ sở giết mổ phải thực hiện biện pháp niêm phong phương tiện vận chuyển bằng kẹp chì hoặc dây niêm phong có mã số, số hiệu.
4. Gia súc đã được đánh dấu theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này thì không phải đánh dấu lại khi kiểm dịch vận chuyển đi tiêu thụ nếu mã số, số hiệu của gia súc không bị mất màu mực.
5. Gia súc sau khi kiểm dịch đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật lập bảng kê mã số, số hiệu của gia súc (theo mẫu Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này) và gửi kèm theo giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.
Điều 22. Đánh dấu gia súc xuất khẩu, nhập khẩu
1. Gia súc xuất khẩu, nhập khẩu phải được đánh dấu bằng cách bấm thẻ tai bằng nhựa cao su, thẻ tai được bấm ở mặt trong tai bên phải của gia súc.
2. Thẻ tai màu vàng có hình dáng theo hình 3 tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này; trên thẻ tai phải ghi rõ mã số, số hiệu của gia súc.
3. Mã số, số hiệu của gia súc gồm: Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y; mã số của tỉnh (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu); năm cấp thẻ tai và số hiệu của gia súc.
4. Mực viết mã số, số hiệu của gia súc trên thẻ tai theo quy định tại điểm c, khoản 1 Điều 21 Thông tư này.
5. Cách viết mã số, số hiệu của gia súc trên thẻ tai (hình 4, Phụ lục VIII, ban hành kèm theo Thông tư này) được quy định cụ thể như sau:
a) Hàng trên gồm: Mã số của cơ quan kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu; 02 (hai) chữ số tiếp theo là mã số của tỉnh (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu); 02 (hai) chữ số cuối cùng là 02 (hai) chữ số cuối của năm cấp thẻ tai;
Trường hợp gia súc nhập khẩu không phải nuôi cách ly kiểm dịch thì sử dụng mã số của tỉnh nơi có cửa khẩu làm thủ tục kiểm dịch nhập khẩu gia súc;
b) Hàng dưới là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).
6. Gia súc sau khi kiểm dịch bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật lập bảng kê mã số, số hiệu của gia súc (theo mẫu Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật.
Điều 23. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân
1. Trách nhiệm của Cục Thú y:
a) Hướng dẫn các cơ quan kiểm dịch động vật tổ chức thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật theo quy định tại Thông tư này;
b) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu;
c) Hướng dẫn in ấn, sử dụng mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
d) Hướng dẫn về tiêu chuẩn, tổ chức đào tạo, tập huấn, cấp thẻ kiểm dịch viên động vật cho cán bộ được ủy quyền thực hiện việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh;
đ) Chủ trì tổ chức thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 59 của Luật Thú y;
e) Định kỳ, đột xuất kiểm tra đối với cơ quan kiểm dịch động vật nội địa, kiểm dịch viên được ủy quyền trong việc kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh;
g) Công bố Danh sách các cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh trong cả nước.
2. Trách nhiệm của các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y:
a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư này;
b) Đối với cơ sở giết mổ động vật; cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật với mục đích để xuất khẩu được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra, giám sát, nếu cơ sở có nhu cầu tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu sang những nước không có yêu cầu về kiểm dịch xuất khẩu thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu quản lý cơ sở đó cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định về kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
3. Trách nhiệm của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thú y cấp tỉnh:
a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi tỉnh theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Cục Thú y;
b) Phối hợp với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch động vật giống nhập khẩu;
c) Tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo quy định tại Thông tư này tại các cửa khẩu được ủy quyền;
d) Ủy quyền cho kiểm dịch viên động vật thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi tỉnh theo đúng quy định của pháp luật;
đ) Chịu trách nhiệm về việc ủy quyền và thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch đối với cán bộ được ủy quyền;
e) Thông báo cho các cơ quan, ban ngành liên quan danh sách cán bộ được ủy quyền thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
g) Công bố và báo cáo Cục Thú y danh sách các cơ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố đã thực hiện giám sát dịch bệnh, phòng bệnh bằng vắc xin còn thời gian miễn dịch bảo hộ; các cơ sở an toàn dịch bệnh động vật; các cơ sở sơ chế, chế biến được giám sát vệ sinh thú y.
4. Trách nhiệm của chủ hàng:
a) Chấp hành các quy định của pháp luật về thú y và pháp luật khác có liên quan trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật;
b) Thanh toán các chi phí kiểm dịch, xét nghiệm; các khoản chi phí thực tế cho việc xử lý, tiêu hủy lô hàng không đạt yêu cầu (nếu có) theo quy định hiện hành.
Điều 24. Điều khoản chuyển tiếp
Các loại mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển trong nước theo quy định tại Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26 tháng 12 năm 2005 và Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được in ấn được phép sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2017.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
2. Thông tư này thay thế các văn bản sau:
a) Quyết định số 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Danh Mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch;
b) Quyết định số 47/2005/QĐ-BNN ngày 25/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định số lượng động vật, khối lượng sản phẩm động vật phải kiểm dịch khi vận chuyển ra khỏi huyện và miễn kiểm dịch;
c) Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y (Quyết định số 86);
d) Quyết định số 15/2006/QĐ-BNN ngày 08/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y (Quyết định số 15);
đ) Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ban hành Quy định về việc đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu;
e) Quyết định số 70/2006/QĐ-BNN ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung Quyết định số 49/2006/QĐ-BNN ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành quy định đánh dấu gia súc vận chuyển trong nước, xuất khẩu và nhập khẩu;
g) Quyết định số 126/2008/QĐ-BNN ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung Quy định mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 86;
h) Thông tư số 11/2009/TT-BNN ngày 04/3/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều về quy trình, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y ban hành kèm theo Quyết định số 15;
i) Thông tư số 57/2011/TT-BNNPTNT ngày 23/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc bổ sung một số Điều của Quyết định số 15.
3. Bãi bỏ Điều 1 của Thông tư số 53/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quyết định số 86 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010.
4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để nghiên cứu giải quyết kịp thời./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ
TRƯỞNG |
DANH MỤC ĐỘNG VẬT,
SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM DỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Gia súc: Trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu, lợn, thỏ, chó, mèo và các loài gia súc nuôi khác.
2. Gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây, đà điểu, bồ câu, chim cút, các loài chim làm cảnh và các loài chim khác.
3. Động vật thí nghiệm: Chuột lang, chuột nhắt trắng, thỏ và các loài động vật thí nghiệm khác.
4. Động vật hoang dã: Voi, hổ, báo, gấu, hươu, nai, vượn, đười ươi, khỉ, tê tê, cu li, sóc, chồn, kỳ đà, tắc kè, trăn, rắn, gà rừng, trĩ, gà lôi, công và các loài động vật hoang dã khác.
5. Các loại động vật khác: Ong, tằm, các loại côn trùng khác.
1.30 Thịt, sản phẩm từ thịt, phủ tạng, phụ phẩm của động vật có nguồn gốc từ động vật trên cạn.
2. Lạp xưởng, patê, xúc xích, giăm bông, mỡ và các sản phẩm động vật khác ở dạng sơ chế, chế biến.
3.31 Sữa và các sản phẩm từ sữa.
4.32 Trứng và các sản phẩm từ trứng của động vật trên cạn.
5. Trứng gia cầm giống, trứng tằm; phôi, tinh dịch động vật.
6. Bột thịt, bột xương, bột huyết, bột lông vũ và các sản phẩm động vật khác ở dạng nguyên liệu; thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật.
7. Bột cá, dầu cá, mỡ cá, bột tôm, bột sò và các sản phẩm từ thủy sản khác dùng làm nguyên liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi cho gia súc, gia cầm, thủy sản.
8. Dược liệu có nguồn gốc động vật: Nọc rắn, nọc ong, vẩy tê tê, mật gấu, cao động vật, men tiêu hóa và các loại dược liệu khác có nguồn gốc động vật.
9. Da động vật ở dạng: Tươi, khô, ướp muối.
10. Da lông, thú nhồi bông của các loài động vật: Hổ, báo, cầy, thỏ, rái cá và từ các loài động vật khác.
11. Lông mao: Lông đuôi ngựa, lông đuôi bò, lông lợn, lông cừu và lông của các loài động vật khác.
12. Lông vũ: Lông gà, lông vịt, lông ngỗng, lông công và lông của các loài chim khác.
13. Răng, sừng, móng, ngà, xương của động vật.
14. Tổ yến, các sản phẩm từ yến.
15. Mật ong, sữa ong chúa, sáp ong.
16.33 (được bãi bỏ)
17. Các đối tượng thuộc diện phải kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
DANH MỤC ĐỘNG VẬT,
SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN THUỘC DIỆN MIỄN KIỂM DỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh:
1. Động vật sử dụng cho mục đích An ninh, Quốc phòng trong trường hợp khẩn cấp.
2. Ong mật và các sản phẩm từ ong mật.
3. Trứng gia cầm tươi, trứng muối, trứng bắc thảo và các sản phẩm từ trứng.
4. Hàng thủ công mỹ nghệ chế tác từ sản phẩm của động vật, thú nhồi bông.
Đối với sản phẩm quy định tại khoản 2 và 3 vẫn thực hiện kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh nếu có yêu cầu của nước nhập khẩu.
II.34 Động vật, sản phẩm động vật xuất nhập khẩu:
1. Động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy chế ngoại giao.
2. Các sản phẩm nghiên cứu, sản xuất vắc-xin và chế phẩm sinh học: Huyết thanh của ngựa, bò, cừu; các sản phẩm làm dược liệu: Ngô công (rết), Thuyền thoái (xác ve sầu lột), Toàn yết (bọ cạp), A Giao (keo da lừa), huyết hươu khô, nhung hươu khô; kén tằm; sản phẩm đã xử lý sâu để gia công hàng may mặc thành phẩm: miếng da/dải lông lông thú, lông vũ.
DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
A. VI SINH VẬT, KÝ SINH TRÙNG, TRỨNG VÀ ẤU TRÙNG CỦA KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH ĐỘNG VẬT
I. BỆNH CHUNG CHO NHIỀU LOÀI ĐỘNG VẬT
|
Tên tiếng Việt |
Tên tiếng Anh |
1 |
Bệnh Lở mồm long móng |
Foot and mouth disease |
2 |
Bệnh Nhiệt thán |
Anthrax |
3 |
Bệnh Dại |
Rabies |
4 |
Bệnh Giả dại |
Aujeszky’s disease |
5 |
Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm |
Brucellosis |
6 |
Bệnh Phó lao |
Johne’s disease (Paratuberculosis) |
7 |
Bệnh Lưỡi xanh |
Bluetongue |
8 |
Bệnh Sốt thung lũng |
Rift valley fever |
9 |
Bệnh Xoắn khuẩn |
Leptospirosis |
10 |
Bệnh Viêm miệng có mụn nước |
Vesicular stomatitis |
11 |
Bệnh Tích nước xoang bao tim truyền nhiễm |
Heartwater |
12 |
Bệnh Viêm da |
Dermatophilosis |
13 |
Bệnh Toxoplasma |
Toxoplasmosis |
14 |
Bệnh Giun xoắn |
Trichinellosis |
15 |
Bệnh Nhục bào tử trùng |
Saccasporidiosis |
16 |
Bệnh Cầu ấu trùng |
Enchinococcosis/hydatidosis |
17 |
Bệnh xuất huyết |
Epizootic hemorrhagic disease virus |
18 |
Bệnh viêm não Nhật Bản |
Japanese encephalitis |
19 |
Ấu trùng ruồi ăn thịt |
New world screwworm (Cochliomyia hominivorax) and Old world screwworm (Chrysomya bezziana) |
20 |
Bệnh nhiễm khuẩn |
Tularemia |
21 |
Bệnh sốt Tây sông Nin |
West Nile fever |
22 |
Bệnh Dịch tả trâu bò |
Rinderpest |
II. BỆNH Ở LOÀI NHAI LẠI
|
Tên tiếng Việt |
Tên tiếng Anh |
1 |
Bệnh Viêm đường sinh dục truyền nhiễm |
Bovine genital campylobacteriosis |
2 |
Bệnh Viêm phổi màng phổi truyền nhiễm bò |
Bovine contagious pleuropneumonia |
3 |
Bệnh Viêm não thể xốp bò |
Bovine Spongiform Encephalopathy |
4 |
Bệnh Sốt Q |
Q fever |
5 |
Bệnh Cúm bò |
Bovine ephemeral fever |
6 |
Bệnh Bạch huyết bò |
Enzootic bovine leukosis |
7 |
Bệnh Viêm mũi khí quản truyền nhiễm ở bò |
Infectious bovine rhinotracheitis |
8 |
Bệnh Tiêu chảy có màng nhày do virut ở bò |
Bovine viral diarrhoea/mucosal disease |
9 |
Bệnh Xạ khuẩn |
Actinomycosis |
10 |
Bệnh Ung khí thán |
Gangraena emphysematosa |
11 |
Bệnh Loét da quăn tai |
Coryza gangreanosa |
12 |
Bệnh Tụ huyết trùng |
Pasteurellosis |
13 |
Bệnh Dịch tả loài nhai lại nhỏ |
Peste des petits ruminants |
14 |
Bệnh Viêm phổi màng phổi truyền nhiễm dê |
Caprine contagious pleuropneumonia |
15 |
Bệnh Đậu dê và cừu |
Sheep pox and goat pox |
16 |
Bệnh Lở mép truyền nhiễm dê |
Contagious ecthyma of goat |
17 |
Bệnh Cạn sữa truyền nhiễm dê |
Caprine contagious agalactia |
18 |
Bệnh Viêm khớp dê |
Caprine arthritis |
19 |
Bệnh Sẩy thai truyền nhiễm cừu |
Enzootic abortion of ewes |
20 |
Bệnh Tiên mao trùng |
Trypanosomiasis |
21 |
Bệnh do Trichomonas |
Trichomonosis |
22 |
Bệnh Lê dạng trùng |
Babesiosis |
23 |
Bệnh Biên trùng |
Anaplasmosis |
24 |
Bệnh do Theileria |
Theileriosis |
25 |
Bệnh Gạo bò |
Bovine cysticercosis |
26 |
Bệnh Viêm da nổi cục truyền nhiễm |
Lumpy skin disease |
27 |
Bệnh Lao bò |
Bovine Tuberculosis |
III. BỆNH Ở NGỰA
|
Tên tiếng Việt |
Tên tiếng Anh |
1 |
Bệnh Dịch tả ngựa châu Phi |
African horse sickness |
2 |
Bệnh Thiếu máu truyền nhiễm |
Equine infections anemia |
3 |
Bệnh Viêm não tủy ngựa |
Equine encephalomyelitis |
4 |
Bệnh Viêm não tủy Venezuela |
Venezuelan equine encephalomyelitis |
5 |
Bệnh Tỵ thư |
Glanders |
6 |
Bệnh Viêm hệ lâm ba truyền nhiễm |
Epizootic lymphangitic |
7 |
Bệnh do Salmonella ở ngựa |
Equine salmonellosis |
8 |
Bệnh Đậu ngựa |
Horse pox |
9 |
Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm ở ngựa |
Enquine rhinopneumonitis |
10 |
Bệnh Viêm tử cung truyền nhiễm ở ngựa |
Equine contagious metritis |
11 |
Bệnh Cúm ngựa |
Enquine influenza |
12 |
Bệnh Tiêm la ngựa |
Dourine |
13 |
Bệnh Lê dạng trùng |
Enquine piroplasmosis |
IV. BỆNH Ở LỢN
|
Tên tiếng Việt |
Tên tiếng Anh |
1 |
Bệnh Dịch tả lợn châu Phi |
African swine fever |
2 |
Bệnh Dịch tả lợn cổ điển |
Classical swine fever |
3 |
Bệnh Mụn nước ở lợn |
Swine vesicular disease |
4 |
Bệnh do virus Nipah ở lợn |
Nipah virus infection |
5 |
Bệnh Suyễn lợn |
Mycoplasma pneumonia of swine /Swine enzootic pneumonia (SEP) |
6 |
Bệnh Viêm teo mũi truyền nhiễm |
Atrophic rhinitis of swine |
7 |
Bệnh viêm màng phổi truyền nhiễm |
Pleuroncumonia |
8 |
Bệnh Viêm não tủy lợn |
Enterovirus encephalomyelitis/ Teschen disease |
9 |
Bệnh Viêm dạ dày ruột truyền nhiễm |
Transmissble gastroenteritis of swine |
10 |
Bệnh Ỉa chảy truyền nhiễm ở lợn |
Porcine epizootic diarrhoea |
11 |
Hội chứng Rối loạn đường hô hấp và sinh sản |
Porcine respiratory and reproductive syndrome (PRRS) |
12 |
Bệnh Cúm lợn |
Swine influenza |
13 |
Bệnh Viêm ruột ỉa chảy do vi rút |
Porcine parvovirus infection |
14 |
Bệnh Hồng lỵ do Treponema |
Swine dysentery |
15 |
Bệnh Đóng dấu lợn |
Erysipelas |
16 |
Bệnh Phó thương hàn lợn |
Paratyphoid suum |
17 |
Bệnh Tụ huyết trùng lợn |
Pasteurellosis suum |
18 |
Bệnh Phù đầu do Ecoli |
Head edema |
19 |
Hội chứng Gầy còm lợn con sau cai sữa |
Porcine circovirus - PCV |
20 |
Bệnh Đậu lợn |
Variola suum |
21 |
Bệnh Gạo lợn |
Swine cysticercosis |
V. BỆNH Ở GIA CẦM
|
Tên tiếng Việt |
Tên tiếng Anh |
1 |
Bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao |
Highly pathogenic avian influenza |
2 |
Bệnh Niu-cát-xơn |
Newcastle disease |
3 |
Bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm |
Avian infections laryngotracheitis |
4 |
Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm gà |
Avian infections bronchitis |
5 |
Bệnh Gumboro |
Infections bursal disease/Gumboro disease |
6 |
Bệnh Tụ huyết trùng gia cầm |
Avian pasteurellosis |
7 |
Bệnh Bạch lỵ gà |
Avian typhoid and pullorum disease |
8 |
Bệnh Viêm màng não gà |
Avian encephalomyelitis |
9 |
Hội chứng Giảm đẻ |
Egg drop syndrome 76 (EDS' 76) |
10 |
Bệnh Đậu gà |
Fowl pox |
11 |
Bệnh Marek |
Avian marek’s disease |
12 |
Bệnh Leuco gà |
Avian Leucosis |
13 |
Bệnh do Mycoplasma |
Avian mycoplasmosis |
15 |
Hội chứng phù đầu |
Swollen head syndrome |
16 |
Chứng sổ mũi truyền nhiễm |
Infectious coryza |
17 |
Bệnh Dịch tả vịt |
Pestis anatum |
18 |
Bệnh Viêm gan do vi rút ở vịt |
Duck virus hepatitis |
19 |
Bệnh Viêm ruột do vi rút ở vịt |
Duck virus enteritis |
20 |
Bệnh Dịch tả ngỗng |
Pestis anserum |
21 |
Bệnh Cầu trùng |
Coccidiosis |
22 |
Bệnh Sốt vẹt |
Psittacosis and ornithosis |
VI. BỆNH Ở ONG, TẰM
|
Tên tiếng Việt |
Tên tiếng Anh |
1 |
Bệnh Ký sinh do Varroa |
Varroosis/Varroatosis |
2 |
Bệnh Thối ấu trùng ong châu Mỹ |
American foulbrood |
3 |
Bệnh Thối ấu trùng ong châu Âu (thối ấu trùng tuổi nhỏ) |
European foulbrood |
4 |
Bệnh Ghẻ ở ong |
Acariosis of bees |
5 |
Bệnh Ỉa chảy ở ong |
Nosemosis of bees |
6 |
Bệnh Thối ấu trùng tuổi lớn |
Sacbrood |
7 |
Bệnh Vôi hóa ấu trùng ong |
Lime brood |
8 |
Bệnh Chấy con ở ong |
Tropilaplase |
9 |
Bệnh Tằm gai |
Febrine disease of chinese silkwiren |
VII. BỆNH Ở CÁC LOÀI KHÁC
|
Tên tiếng Việt |
Tên tiếng Anh |
1 |
Bệnh do virut Marburg ở khỉ |
Marburg virus |
2 |
Bệnh Mụn nước do virut ở khỉ |
Herpes virus |
3 |
Bệnh Viêm gan do virut ở khỉ |
Viral hepatitis |
4 |
Bệnh Viêm sởi ở khỉ do Paramyxo virut |
Measles |
5 |
Hội chứng Suy giảm miễn dịch ở khỉ |
Simian Acquired Immuno - Deficiency Syndrome (AIDS) |
6 |
Bệnh Ebola ở khỉ |
Ebola virus |
7 |
Bệnh Viêm thanh quản do virut ở khỉ |
Simian adenoviruses |
8 |
Bệnh Viêm đường hô hấp do virut ở khỉ |
Miscellaneous respiratory viruses |
9 |
Bệnh Đậu khỉ |
Monkey pox |
10 |
Bệnh Ca rê ở chó |
Canine distemper |
11 |
Bệnh Alcut ở chồn |
Aleurian disease of mink |
12 |
Bệnh U nhầy của loài gậm nhấm |
Myxomatosis |
13 |
Bệnh Xuất huyết ở thỏ |
Rabbit haemorrhagic disease |
14 |
Bệnh Tụ huyết trùng ở thỏ |
Rabbit pasteurellosis |
15 |
Bệnh Bồ đào cầu trùng ở thỏ |
Rabbit staphylococosis |
16 |
Bệnh do Listeria monocytogenes gây ra ở thỏ |
Rabbit listeriosis |
17 |
Bệnh Thương hàn ở thỏ |
Rabbit typhoid |
18 |
Bệnh Phó thương hàn ở thỏ |
Rabbit paratyphoid |
19 |
Bệnh Cầu trùng ở thỏ |
Rabbit coccidiosis |
20 |
Bệnh Hoại tử |
Rabbit necrobacilosis |
Các đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
C. Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật được rà soát, điều chỉnh, bổ sung phù hợp với Tổ chức Thú y thế giới, các nước và tại Việt Nam.
DANH MỤC ĐỘNG VẬT,
SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN THUỘC DIỆN PHẢI PHÂN TÍCH NGUY CƠ TRƯỚC KHI NHẬP
KHẨU VÀO VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Động vật bao gồm:
Trâu, bò, dê, cừu, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây.
2. Sản phẩm động vật bao gồm:
a) Thịt gia súc, gia cầm ở dạng tươi, đông lạnh, ướp lạnh;
b) Bột thịt, bột xương, bột huyết, bột lông vũ, bột cá, bột gan mực để sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản từ những quốc gia, vùng lãnh thổ có bệnh Bò điên, Nhiệt thán.
3. Việc phân tích nguy cơ đối với mục 1, 2 của Phụ lục này được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Có nguồn gốc từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Đã được nhập khẩu vào Việt Nam nhưng bị áp dụng biện pháp tạm ngừng hoặc cấm nhập khẩu vào Việt Nam để xem xét việc được nhập khẩu trở lại.
4. Các loại động vật, sản phẩm động vật không thuộc mục 1, 2 của Phụ lục này khi có nguy cơ gây lây lan dịch bệnh động vật và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
MẪU HỒ SƠ KIỂM DỊCH
ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi tỉnh (Mẫu 1): Sử dụng đối với động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh trong phạm vi cả nước.
2. Đơn đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu (Mẫu 2).
3. Đơn khai báo kiểm dịch (Mẫu 3): Sử dụng để đăng ký kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa được đưa về nơi cách ly kiểm dịch, kho bảo quản, kho ngoại quan để thực hiện kiểm dịch.
4. Bản khai kiểm dịch động vật (Mẫu 4): Sử dụng đối với chủ tầu biển vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào lãnh thổ Việt Nam.
5. Đơn đăng ký gửi/nhận mẫu bệnh phẩm (Mẫu 5).
6. Biên bản kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm (Mẫu 6).
7. Biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y của động vật, sản phẩm động vật (Mẫu 7).
8. Biên bản niêm phong/mở niêm phong phương tiện vận chuyển, chứa đựng động vật, sản phẩm động vật (Mẫu 8).
9. Quyết định xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y (Mẫu 9).
10. Biên bản xử lý vệ sinh thú y hàng động vật, sản phẩm động vật (Mẫu 10).
11. Biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y (Mẫu 11).
12. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh:
a) Mẫu 12a Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật không thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh;
b) Mẫu 12b Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh;
c) Mẫu 12c Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật không thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh;
d) Mẫu 12d Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
13. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu:
a) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Mẫu 13a): sử dụng đối với kiểm dịch động vật xuất khẩu;
b) Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật (Mẫu 13b): sử dụng đối với kiểm dịch sản phẩm động vật xuất khẩu.
14. Giấy chứng nhận vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch:
a) Giấy chứng nhận vận chuyển động vật nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (Mẫu 14a);
b) Giấy chứng nhận vận chuyển sản phẩm động vật nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch (Mẫu 14b).
15. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu:
a) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nhập khẩu (Mẫu 15a);
b)35 Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu (Mẫu 15b);
c)36(được bãi bỏ)
16. Chứng nhận kiểm dịch động vật tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam:
a) Chứng nhận kiểm dịch động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (Mẫu 16a);
b) Chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam (Mẫu 16b).
17. Đơn đăng ký kiểm dịch (Mẫu 17): Sử dụng trong tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
18. Đơn đăng ký kiểm dịch xuất/nhập kho ngoại quan động vật, sản phẩm động vật (Mẫu 18).
19. Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật (Mẫu 19).
20. Đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu bột thịt xương (Mẫu 20).
20a.37 Giấy đăng ký/khai báo kiểm dịch và kiểm tra xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu (mẫu 20a).
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH
ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
Số:…………/ĐK-KDĐV
Kính gửi: …………………………………………………………………………
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................…………..
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................…………..
Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân38: .…………Cấp ngày ……../…../……… tại ...............................................................................................…………..
Điện thoại: …………………….Fax: ……………………..Email: .........................…………..
Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số hàng sau:
I/ ĐỘNG VẬT:
Loại động vật |
Giống |
Tuổi |
Tính biệt |
Mục đích sử dụng |
|
Đực |
Cái |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................………….
Nơi xuất phát: ...........................................................................................................…………..
Tình trạng sức khỏe động vật: ..................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với bệnh: ....................................…………..
………………………………………… theo Quyết định số ……/……..ngày…../…./…..của ………………. (1) ………………………………….(nếu có).
Số động vật trên đã được xét nghiệm các bệnh sau (nếu có):
1/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………
2/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………
3/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………
4/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………
5/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………
Số động vật trên đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh sau (loại vắc xin, nơi sản xuất):
1/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….
2/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….
3/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….
4/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….
5/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….
II/ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT:
Tên hàng |
Quy cách đóng gói |
Số lượng |
Khối lượng |
Mục đích sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................
Số sản phẩm động vật trên đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo kết quả xét nghiệm số ………./……..ngày……./……./………..của ……………….(3)……………. (nếu có).
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất: ......................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Điện thoại: ………………………………………………..Fax: ...............................…………..
III/ CÁC THÔNG TIN KHÁC:
Tên tổ chức, cá nhân nhập hàng: ..............................................................................…………..
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..
Điện thoại: ……………………………..Fax: ...........................................................…………..
Nơi đến (cuối cùng): .................................................................................................…………..
Phương tiện vận chuyển: ..........................................................................................…………..
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):
1/ ………………………………….……….Số lượng: ……………Khối lượng: ....…………..
2/ ………………………………….……….Số lượng: ……………Khối lượng: ....…………..
3/ ………………………………….……….Số lượng: ……………Khối lượng: ....…………...
Điều kiện bảo quản hàng trong quá trình vận chuyển: ..............................................………….
Các vật dụng khác liên quan kèm theo: ....................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Các giấy tờ liên quan kèm theo: ................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………...
Địa điểm kiểm dịch: .................................................................................................…………..
Thời gian kiểm dịch: .................................................................................................…………..
Tôi xin cam đoan việc đăng ký trên hoàn toàn đúng sự thật và cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT Đồng ý kiểm dịch tại địa điểm……………………… KIỂM DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT |
Đăng ký tại……………………… Ngày …….tháng
……năm ……. |
- Đơn đăng ký được làm 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ;
- Cá nhân đăng ký không có con dấu, chỉ ký và ghi rõ họ tên;
- (1) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận.
- (2) Số lượng kiện, thùng, hộp,....
- (3) Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH
ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT XUẤT KHẨU
Số: ................../ĐK-KDXK
Kính gửi: ....................................................................
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................…………...
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................…………..
Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân39:……………Cấp ngày ……../…../……… tại ...............................................................................................…………..
Điện thoại: ………………….Fax: ………………..Email: .....................................…………..
Đề nghị được làm thủ tục kiểm dịch số hàng sau:
I/ ĐỘNG VẬT:
Loại động vật |
Giống |
Tuổi |
Tính biệt |
Mục đích sử dụng |
|
Đực |
Cái |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................…………..
Nơi xuất phát: ...........................................................................................................…………..
Tình trạng sức khỏe động vật: ..................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với bệnh: ....................................…………..
………………………………………… theo Quyết định số ……/……..ngày…../…./…..của ………………. (1) ………………………………….(nếu có).
Số động vật trên đã được xét nghiệm các bệnh sau (nếu có):
1/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………
2/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………
3/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………
4/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………
5/ ……………..………………Kết quả xét nghiệm số………/……..ngày……../……./………
Số động vật trên đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh sau (loại vắc xin, nơi sản xuất):
1/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….
2/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….
3/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….
4/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….
5/ …………………………………………………….tiêm phòng ngày……../……./………….
II/ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT:
Tên hàng |
Quy cách đóng gói |
Số lượng |
Khối lượng |
Mục đích sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): ........................................................................................... ………….
Số sản phẩm động vật trên đã được xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo kết quả xét nghiệm số ………./……..ngày……./……./………..của …………….(3)………. (nếu có).
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất: ......................................................................................………….
...................................................................................................................................………….
Điện thoại: ……………………………………..Fax: ...............................................………….
III/ CÁC THÔNG TIN KHÁC:
Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân nhập khẩu: .................................................................………….
...................................................................................................................................…………..
Điện thoại: ………………………… Fax: …………………….. Email: .................…………..
Cửa khẩu xuất: ..........................................................................................................…………..
Thời gian hàng đến cửa khẩu xuất: .......................Phương tiện vận chuyển:............…………..
Nước nhập khẩu: ................................Nước quá cảnh (nếu có): ..............................…………..
Điều kiện bảo quản hàng trong vận chuyển: ............................................................…………..
Các vật dụng khác có liên quan kèm theo trong vận chuyển: ..................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Hồ sơ giấy tờ liên quan đến hàng vận chuyển gồm: .................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Địa điểm cách ly kiểm dịch: .....................................................................................…………..
Thời gian tiến hành kiểm dịch: .................................................................................…………..
Tôi xin cam đoan việc khai báo trên hoàn toàn đúng sự thật và cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y.
Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH Đồng ý kiểm dịch tại địa điểm……………………… KIỂM
DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT |
Đăng ký tại……………………… Ngày …….tháng ……năm ……. TỔ
CHỨC/CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ |
- Đơn đăng ký được làm 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ;
- Cá nhân đăng ký không có con dấu, chỉ ký và ghi rõ họ tên;
- (1) Tên cơ quan cấp giấy chứng nhận.
- (2) Số lượng kiện, thùng, hộp, ....
- (3) Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
.............., ngày......tháng ......năm ........
ĐƠN KHAI BÁO KIỂM
DỊCH (*)
Số: .................../ĐK-KD
Kính gửi: .............................................................(**)
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: ..................................................................................…………
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..
Điện thoại: ...........................Fax ............................E-mail ......................................…………..
Đề nghị quý Cơ quan kiểm dịch lô hàng (***): .....................(nhập khẩu, TNTX, quá cảnh lãnh thổ,...)
1. Tên hàng: ..............................................................................................................………….
2. Nơi sản xuất: .........................................................................................................………….
3. Số lượng: ..............................................................................................................…………...
4. Trọng lượng tịnh: ..................................................................................................…………..
5. Trọng lượng cả bì: ................................................................................................…………..
6. Loại bao bì: ...........................................................................................................…………..
7. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr...):.......................................…………..
8. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: .................................................................................…………..
9. Nước xuất khẩu: ...................................................................................................…………..
10. Cửa khẩu xuất: ....................................................................................................…………..
11. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ..............................................................................…………..
12. Nước nhập khẩu: .................................................................................................…………..
13. Phương tiện vận chuyển: ....................................................................................…………..
14. Cửa khẩu nhập: ...................................................................................................…………..
15. Mục đích sử dụng: ..............................................................................................…………..
16. Văn bản chấp thuận kiểm dịch của Cục Thú y (nếu có): ....................................…………...
17. Địa điểm kiểm dịch: ...........................................................................................…………...
18. Thời gian kiểm dịch: ...........................................................................................…………..
19. Địa điểm giám sát (nếu có): ................................................................................…………..
20. Thời gian giám sát: .............................................................................................…………..
21. Số bản giấy chứng nhận kiểm dịch cần cấp: ...................................................... …………..
Chúng tôi xin cam kết: bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (****).
|
TỔ CHỨC/
CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ |
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT:
Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm: ...........................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi ............. giờ, ngày ...... tháng ....... năm .................................
|
Vào sổ
số ................., ngày ....... tháng ........ năm.......... |
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN:
(Trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)
Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do ...........................................………….
...................................................................................................................................…………
...................................................................................................................................…………
|
...........,
ngày ....... tháng ........ năm........ |
____________________
Đơn khai báo được làm thành 03 bản;
(*) Đăng ký theo mẫu này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;
(**) Tên Cơ quan Kiểm dịch;
(***) Phải có đầy đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;
(****) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu;
Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có con dấu phải ghi rõ Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân40, ngày tháng và nơi cấp.
Mẫu 4
Form:
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
---------------
BẢN KHAI KIỂM DỊCH
ĐỘNG VẬT
DECLARATION FOR ANIMAL QUARANTINE
Số:............../BK-KD
Number:
Tên tàu: ..................................................... Name of the ship Tên thuyền trưởng: ................................... Master’s name: Số thuyền viên: ......................................... Number of crew: Cảng rời cuối cùng: .................................. Port of arrival from |
Quốc tịch: ...................................................... Nationality Tên bác sĩ: ..................................................... Doctor’s name: Số hành khách: .............................................. Number of passengers Cảng đến tiếp theo: ........................................ Next port |
Cảng bốc hàng đầu tiên và ngày rời cảng đó: ...........................................................…………..
The first port of loading and the date of departure
...................................................................................................................................…………..
Tên, số lượng, khối lượng hàng động vật, sản phẩm động vật nhận ở cảng đầu tiên:
Name, quantity and weight of animal and animal products loaded at the first port:
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................………….
Tên, số lượng, khối lượng hàng động vật, sản phẩm động vật nhận ở các cảng trung gian và tên các cảng đó: ........................................................................................................
Name, quantity and weight of animal and animal products loaded at the intermediate ports and the names of these ports:
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Tên, số lượng, khối lượng hàng động vật, sản phẩm động vật cần bốc ở cảng này:
Name, quantity and weight of animal and animal products to be discharged at this port:
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................………….
Thuyền trưởng cam đoan những điều khai ở trên là đúng và chịu trách nhiệm chấp hành đầy đủ các quy định về kiểm dịch động vật.
The Master guarantees the correctness of the above mentioned declarations and his responsibility for entirely by the said regulations on animal quarantine.
|
...............,
ngày tháng năm......... |
Tên tổ chức, cá
nhân ............. |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ........../ ...... |
..........., ngày tháng năm 20... |
ĐƠN ĐĂNG KÝ GỬI/NHẬN MẪU BỆNH PHẨM
Kính gửi: Cục Thú y
.........(Tên tổ chức, cá nhân)....... đề nghị Cục Thú y hướng dẫn kiểm dịch Gửi/Nhận mẫu bệnh phẩm như sau:
STT |
Loại mẫu bệnh phẩm |
Tên loài được lấy mẫu/ tên khoa học |
Quy cách đóng gói |
Đơn vị tính |
Số lượng |
Cửa khẩu xuất |
Cửa khẩu nhập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Nguồn gốc, xuất xứ: ...............................................................................................…………..
- Tên tổ chức, cá nhân gửi mẫu bệnh phẩm: .............................................................…………..
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................………….
- Tên tổ chức, cá nhân nhận mẫu bệnh phẩm: ..........................................................………….
...................................................................................................................................…………..
Địa chỉ: ......................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
- Thời gian thực hiện: ...............................................................................................…………..
- Mục đích sử dụng: ..................................................................................................…………..
- Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ........................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y./.
|
THỦ
TRƯỞNG |
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BIÊN BẢN KIỂM TRA VÀ LẤY MẪU XÉT NGHIỆM |
Hôm nay, vào hồi ........... giờ ....... phút, ngày..........tháng..........năm.......................…………...
Tại địa điểm: .............................................................................................................…………..
Chúng tôi gồm có:
1/ Ông/bà: .................................................................................Chức vụ: ................…………..
Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ....................................................................…………..
2/ Ông bà: .................................................................là chủ hàng (hoặc người đại diện)
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….
Điện thoại: ................................Fax: ....................................Email: ........................…………..
Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây đã tiến hành kiểm tra hàng và lấy mẫu hàng sau đây để xét nghiệm:
Tên hàng |
Quy cách đóng gói |
Tổng số hàng |
Mẫu hàng lấy xét nghiệm |
||
Số lượng |
Khối lượng |
Số lượng mẫu |
Khối lượng |
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
Tình trạng hàng hóa: .................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Thời gian trả lời kết quả vào ngày ......... tháng ....... năm ..........................................................
Biên bản này được lập thành 02 bản:
- 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ;
- 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ.
Chủ hàng
(hoặc người đại diện) |
Kiểm
dịch viên động vật |
(1) nếu hàng là động vật thì ghi số lượng động vật (con); nếu hàng là sản phẩm động vật thì ghi số lượng kiện, thùng, hộp
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BIÊN BẢN GHI NHẬN TÌNH TRẠNG VỆ SINH THÚ Y |
Hôm nay, vào hồi ......... giờ ..... phút, ngày........tháng.........năm ............................................
Tại địa điểm: .............................................................................................................…………..
Chúng tôi gồm có:
1/ Ông/bà: .................................................................................Chức vụ: ................………….
Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ....................................................................…………..
2/ Ông bà: .................................................................là chủ hàng (hoặc người đại diện)
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................…………..
Điện thoại: ................................Fax: ....................................Email: ........................…………..
Trong khi tiến hành kiểm tra vệ sinh thú y lô hàng:
1/ ............................................................. Số lượng: ...................Khối lượng: .........……
2/ ............................................................. Số lượng: ...................Khối lượng:…………...
3/ ............................................................. Số lượng: ...................Khối lượng:……………
4/ ............................................................. Số lượng: ...................Khối lượng:……………
Phương pháp kiểm tra vệ sinh thú y của hàng: .........................................................………….
...................................................................................................................................…………
Tình trạng vệ sinh thú y của hàng: ............................................................................…………..
...................................................................................................................................………….
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………...
Kết luận: ...................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Ý kiến của chủ hàng (hoặc người đại diện): ............................................................………….
...................................................................................................................................………….
Biên bản này lập thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ.
Chủ hàng
(hoặc người đại diện) |
Kiểm
dịch viên động vật |
Người
làm chứng(nếu có) |
|
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BIÊN BẢN NIÊM
PHONG/MỞ NIÊM PHONG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, CHỨA ĐỰNG ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG
VẬT
Số: ............/BB-MNP
Hôm nay, hồi ......... giờ ....... ngày ....... tháng ....... năm ....... tại ............................………….
...................................................................................................................................…………..
Chúng tôi gồm:
1/ Ông/bà: ........................................................................Chức vụ: .........................………….
Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ....................................................................…………..
2/ Ông/bà: ........................................................................Chức vụ: .........................…………..
Là cán bộ cơ quan Hải quan cửa khẩu: .....................................................................…………..
3/ Ông/bà: ..............................................................là chủ hàng (hoặc người đại diện)
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….
Điện thoại: ................................Fax: ................................Email: ............................………….
Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân41:.......................Cấp ngày: ....../....../........Nơi cấp: ..............................................................................................…………..
Với sự chứng kiến của:
Ông/bà: ................................................................................Chức vụ: ......................…………...
Địa chỉ: .....................................................................................................................………….
Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân42:......................Cấp ngày: ....../....../........Nơi cấp: ..............................................................................................…………..
Tiến hành niêm phong/mở niêm phong phương tiện vận chuyển, chứa đựng động vật/sản phẩm động vật.
Tình trạng vệ sinh thú y đối với lô hàng, phương tiện vận chuyển, chứa đựng:
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Biên bản này lập thành 03 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do cơ quan Hải quan cửa khẩu giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ.
Chủ hàng
(hoặc người đại diện) |
Kiểm
dịch viên động vật |
Người
làm chứng(nếu có) |
Đại diện
Hải quan cửa khẩu |
TÊN CƠ
QUAN KIỂM DỊCH |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............./QĐ-XLVSTY |
..............., ngày.........tháng.........năm......... |
Xử lý vệ sinh thú y đối với động vật/sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y
THẨM QUYỀN BAN HÀNH (1)
Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số ........./........ngày ....... tháng ....... năm ........ của .......(2)..... quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của .............. (3) ...............................;
Căn cứ Biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y hàng động vật, sản phẩm động vật số ........ /BB-VSTY ngày ....../..../...... của ..................... (4)...................................................…………..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quyết định xử lý vệ sinh thú y đối với số hàng sau:
1/ ..........................................................Số lượng: .....................Khối lượng: ...........…………..
2/ ..........................................................Số lượng: .....................Khối lượng: ...........…………..
3/ ..........................................................Số lượng: .....................Khối lượng: ...........…………..
4/ ..........................................................Số lượng: .....................Khối lượng: ...........…………..
Của ông bà: ......................................................là chủ hàng (hoặc người đại diện)
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................…………..
Điện thoại: ................................Fax: ................................Email: ............................…………..
Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân43:.......................Cấp ngày: ....../....../........Nơi cấp: ..............................................................................................…………..
Số hàng trên đây không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định như sau:
...................................................................................................................................………….
...................................................................................................................................…………..
Các vật dụng (phương tiện, dụng cụ, bao bì chứa đựng, thức ăn, chất độn, chất thải) có liên quan:
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Điều 2. Biện pháp xử lý đối với số hàng trên và các vật dụng có liên quan: ...........…………..
...................................................................................................................................………….
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Điều 3. Địa điểm tiến hành xử lý vệ sinh thú y:........................................................………….
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Điều 4. Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý hàng: .....................................………….
...................................................................................................................................………….
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Điều 5. Thời gian tiến hành xử lý vệ sinh thú y đối với lô hàng: vào hồi ......... giờ ........ ngày ............./............/....................
Điều 6. Nơi xử lý hàng phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo quy định.
Điều 7. Quy định về việc sử dụng hàng sau khi đã xử lý vệ sinh thú y: ..................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................………….
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………...
...................................................................................................................................…………...
...................................................................................................................................……………
Quyết định này lập thành 03 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ, 01 bản do tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý hàng giữ.
|
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN |
(1): Thủ trưởng cơ quan ra quyết định xử lý;
(2): Thẩm quyền ra quyết định;
(3): Tên cơ quan ra quyết định xử lý;
(4): Tên cơ quan kiểm dịch động vật.
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BIÊN BẢN XỬ LÝ VỆ SINH THÚ Y |
Hôm nay, hồi ...........giờ ....... ngày ....... tháng ....... năm .......................................................
Tại địa điểm: .............................................................................................................………….
Chúng tôi gồm:
1/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ: ............................………….
Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ....................................................................…………..
2/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ: ............................…………..
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..
Điện thoại: .............................................................Fax: ...........................................…………..
3/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ: ............................…………..
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..
Điện thoại: .............................................................Fax: ...........................................…………..
Căn cứ Quyết định xử lý vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y số ............/QĐ-XLVSTY ngày ....../......./........... của ............
.................... (1) .........................................................
Đã tiến hành xử lý vệ sinh thú y lô hàng sau:
Tên hàng: ..................................................................................................................…………..
Số lượng: .............................................................Khối lượng: .................................…………..
Của ông/bà: .........................................................................là chủ hàng (người đại diện)
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….
Điện thoại: .............................Fax: .................................Email: ..............................…………..
Biện pháp xử lý đối với số hàng trên và các dụng cụ có liên quan: .........................…………..
...................................................................................................................................………….
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………...
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Địa điểm tiến hành xử lý: .........................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân thực hiện xử lý hàng: .................................................…………...
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Thời gian tiến hành xử lý: vào hồi .......... giờ ........ phút, ngày ......... / ....... / ......... …………..
Nơi xử lý đã được vệ sinh, khử trùng tiêu độc theo quy định.
Phương pháp khử trùng tiêu độc: .............................................................................………….
Hóa chất sử dụng trong khử trùng tiêu độc: ........................................Nồng độ: ......………….
Kết quả xử lý vệ sinh thú y đối với lô hàng: ............................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Quy định về việc sử dụng hàng sau khi đã xử lý vệ sinh thú y (nếu không phải tiêu hủy):
1/ Được phép sử dụng làm thực phẩm: |
□ |
2/ Được phép sử dụng làm thức ăn chăn nuôi: |
□ |
3/ Chỉ được phép chế biến nguyên liệu cho công nghiệp: |
□ |
Ý kiến của chủ hàng hoặc người đại diện: ...............................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Biên bản này lập thành 03 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ, 01 bản do tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý vệ sinh thú y đối với lô hàng giữ.
Chủ hàng
(hoặc người đại diện) |
Kiểm
dịch viên động vật |
Tổ chức,
cá nhân thực hiện xử lý hàng |
Các cơ
quan liên quan |
(1): Tên cơ quan kiểm dịch động vật.
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BIÊN BẢN KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y |
Hôm nay, vào hồi ...........giờ ......., ngày ....... tháng ....... năm ................................................
Tại cơ sở: ..................................................................................................................…………..
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..
Điện thoại: ..................................Fax: ................................. Email: .........................…………..
Chúng tôi gồm:
1/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ: ............................…………..
Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ....................................................................…………..
2/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ: ............................…………..
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..
Điện thoại: .............................................................Fax: ...........................................…………..
3/ Ông/bà: .....................................................................Chức vụ: ............................…………..
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..
Điện thoại: .............................................................Fax: ...........................................…………...
Đã tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh đối với cơ sở.
Kết quả kiểm tra:
1. Địa điểm: ..............................................................................................................…………..
2. Điều kiện nhà xưởng: ...........................................................................................…………..
3. Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ: .........................................................................…………..
4. Điều kiện nuôi nhốt động vật/ bảo quản sản phẩm động vật ................................…………..
5. Nước sạch sử dụng tại cơ sở: ................................................................................…………..
6. Nơi cách ly động vật ốm/nơi lưu giữ sản phẩm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y:
...................................................................................................................................…………..
7. Nơi xử lý động vật, sản phẩm không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y: .................…………..
...................................................................................................................................…………..
8. Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải: ...............................................................…………..
9. Điều kiện sức khỏe của người làm việc tại cơ sở: ................................................…………..
10. Đã được vệ sinh, khử trùng tiêu độc ngày ........... tháng ..........năm ..................…………..
- Phương pháp vệ sinh tiêu độc: ...............................................................................…………..
- Hóa chất sử dụng trong tiêu độc: ..........................................nồng độ: ..................…………..
Kết luận:
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Kiến nghị (nếu có):
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................………….
...................................................................................................................................………….
Biên bản này lập thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do cơ sở được thẩm định giữ.
Đại diện
cơ sở |
Kiểm
dịch viên động vật |
TÊN CƠ
QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT... |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM
DỊCH ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
Số: .............../CN-KDĐV
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................…………..
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................…………..
Điện thoại: ................................. Fax: ............................ Email: .............................…………...
Vận chuyển số động vật sau:
Loại động vật |
Tuổi (1) |
Tính biệt |
Số lượng (con) |
Mục đích sử dụng |
|
Đực |
Cái |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): ..........................................................................................………….
Nơi xuất phát: ...........................................................................................................…………..
Nơi đến cuối cùng: ...................................................................................................………….. Phương tiện vận chuyển: ..............................Biển kiểm soát: ..................................…………..
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):
1/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..
2/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..
3/ ................................................................................................ Số lượng: .............………….
Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................…………..
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:
1/ Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với các bệnh: ..........................…………..
...................................................................................................................................…………..
2/ Số động vật trên không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi xuất phát;
3/ Động vật đã được xét nghiệm và có kết quả âm tính với các bệnh: .....................…………... ................................................................................ tại kết quả xét nghiệm số: ......../…… ngày ....../ ....../ ......... của ............................... (2) ..................(gửi kèm bản sao, nếu có).
4/ Động vật đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh:
- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../…..
- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../…..
- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../…..
- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../…..
5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ..........................nồng độ..................
Giấy có
giá trị đến ngày: ....../....../...... |
Cấp tại ................,
ngày ....../....../..... |
(1): Đối với động vật làm giống.
(2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.
TÊN CƠ
QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT VẬN
CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH |
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................…………...
Địa chỉ giao dịch:.......................................................................................................…………..
Điện thoại: ................................. Fax: ............................ Email: .............................…………..
Vận chuyển số động vật sau:
Loại động vật |
Tuổi (1) |
Tính biệt |
Số lượng (con) |
Mục đích sử dụng |
|
Đực |
Cái |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................…………..
Nơi xuất phát: ...........................................................................................................…………..
Nơi đến cuối cùng: ...................................................................................................…………..
Phương tiện vận chuyển: ..............................Biển kiểm soát: ..................................…………..
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):
1/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..
2/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..
3/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..
Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................…………..
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:
1/ Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với các bệnh: ..........................…………..
...................................................................................................................................…………..
2/ Số động vật trên không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi xuất phát;
3/ Động vật đã được xét nghiệm và có kết quả âm tính với các bệnh: .....................…………. ................................................................................ tại kết quả xét nghiệm số: ......../ …… ngày ....../ ....../ ......... của ............................... (2) ..................(gửi kèm bản sao, nếu có).
4/ Động vật đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh:
- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../…….
- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ......./…….
- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../…….
- .....................................................................................tiêm phòng ngày ....../ ....../………
5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ..........................nồng độ..................
Giấy có giá trị đến ngày: ....../....../...... |
Cấp tại ................,
ngày ....../....../..... |
(1): Đối với động vật làm giống.
(2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.
TÊN CƠ
QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM
DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
Số: …………../CN-KDSPĐV
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................…………
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….
Điện thoại: ……………………………Fax: …………………….Email: ...............………….
Vận chuyển số sản phẩm động vật sau:
Loại hàng |
Quy cách đóng gói |
Số lượng (1) |
Khối lượng (kg) |
Mục đích sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................…………...
Tên cơ sở sản xuất, sơ chế, bảo quản: ......................................................................…………..
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..
Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: ...............................................................................…………..
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..
Điện thoại: ……………………………Fax: …………………….Email: ...............…………..
Nơi đến cuối cùng: ...................................................................................................…………..
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):
1/ ……………………………………………Số lượng: …………….Khối lượng: ………
2/ ……………………………………………Số lượng: …………….Khối lượng: ………
3/ ……………………………………………Số lượng: …………….Khối lượng:……….
Phương tiện vận chuyển: …………………………Biển kiểm soát .........................…………..
Điều kiện bảo quản hàng khi vận chuyển: ................................................................…………..
Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................………….
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:
1/ Sản phẩm động vật trên được lấy từ động vật khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và được giết mổ, sơ chế, bảo quản bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;
2/ Sản phẩm động vật trên đã được kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y tại kết quả xét nghiệm số: ………/…….. ngày ……./……../………của …………..(2)………..(gửi kèm bản sao, nếu có).
3/ Sản phẩm động vật trên đáp ứng các yêu cầu sau: ...............................................………….
...................................................................................................................................………….
4/ Sản phẩm động vật đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………nồng độ ………… (nếu có).
5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………nồng độ ………………………….
Giấy có
giá trị đến ngày: ....../....../...... |
Cấp tại ................,
ngày ....../....../..... |
(1): Số lượng kiện, thùng, hộp, ...
(2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.
TÊN CƠ
QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH |
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................…………..
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................…………..
Điện thoại: ……………………….Fax: ……………………….Email: ..................…………..
Vận chuyển số sản phẩm động vật sau:
Loại hàng |
Quy cách đóng gói |
Số lượng (1) |
Khối lượng (kg) |
Mục đích sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................…………
Tên cơ sở sản xuất, sơ chế, bảo quản: ......................................................................………….
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………
Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: ..............................................................................………….
Địa chỉ: .....................................................................................................................………….
Điện thoại: ……………………….Fax: ……………………….Email: ..................………….
Nơi đến cuối cùng: ...................................................................................................………….
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):
1/ ……………………………………………Số lượng: …………….Khối lượng: .
2/ ……………………………………………Số lượng: …………….Khối lượng: .
3/ ……………………………………………Số lượng: …………….Khối lượng: .
Phương tiện vận chuyển: …………………………Biển kiểm soát .........................………….
Điều kiện bảo quản hàng khi vận chuyển: ................................................................………….
Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................………….
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:
1/ Sản phẩm động vật trên được lấy từ động vật khỏe mạnh; xuất phát từ vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh và được giết mổ, sơ chế, bảo quản bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y theo quy định;
2/ Sản phẩm động vật trên đã được kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y tại kết quả xét nghiệm số: ………/…….. ngày ……./……./…… của …………..(2)………..(gửi kèm bản sao, nếu có).
3/ Sản phẩm động vật trên đáp ứng các yêu cầu sau: ...............................................………….
...................................................................................................................................………….
4/ Sản phẩm động vật đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………nồng độ ………… (nếu có).
5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………nồng độ ………………………….
Giấy có giá trị đến ngày: ....../....../...... |
Cấp tại ................,
ngày ....../....../..... |
(1): Số lượng kiện, thùng, hộp, ...
(2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.
Form
CỤC THÚ Y |
|
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM
DỊCH ĐỘNG VẬT XUẤT KHẨU
ANIMAL HEATH CERTIFICATE FOR EXPORT
Số: …………../CN-KDĐVXK
Number:
Tên, địa chỉ người xuất hàng: ...................................................................................…………..
Name and address of exporter:
...................................................................................................................................…………...
Tel: ……………………… Fax: …………………………. Email: .........................…………..
Nơi xuất phát của động vật:.......................................................................................…………..
Place of origin of the animal/s:
I. MÔ TẢ CHI TIẾT HÀNG
IDENTIFICATION OF THE ANIMAL/S
Số hiệu |
Giống |
Tính biệt |
Tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số: ....................................................................................................................…………..
Total:
II. XUẤT ĐI
DESTINATION OF THE ANIMAL/S
Nước nhập hàng: ……………………………. Phương tiện vận chuyển: ................…………..
Country of destination: Means of transport:
Tên, địa chỉ người nhận hàng: ..................................................................................…………..
Name and address of consignee:
...................................................................................................................................…………..
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
HEALTH CERTIFICATE
Tôi, bác sĩ thú y ký tên dưới đây chứng nhận số động vật trên đã được kiểm tra:
I, the undersigned official Veterinarian certify that the animal/s described above was/were examined:
a/ Không có biểu hiện lâm sàng bệnh truyền nhiễm trong ngày xuất phát.
Showed no clinical sign of contagious diseases on the day of shipment.
b/ Đáp ứng được các yêu cầu sau:
Satisfies/satisfy the following requirements:
...................................................................................................................................………….
...................................................................................................................................………….
...................................................................................................................................………….
Giấy có giá trị đến: Bác sĩ
thú y(Ký,
ghi rõ họ tên) |
Giấy này
làm tại …………….. ngày …./…./….
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN |
Form
CỤC THÚ Y |
|
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM
DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT XUẤT KHẨU
HEATH CERTIFICATE FOR EXPORT OF ANIMAL PRODUCTS
Số: ………………../CN-KDSPĐVXK
Number:
Tên, địa chỉ người xuất hàng: ...................................................................................………….
Name and address of exporter:
...................................................................................................................................………….
Tel: ……………………… Fax: …………………………. Email: .........................…………..
Tên, địa chỉ người nhận hàng: ..................................................................................………….
Name and address of consignee:
...................................................................................................................................………….
Loại sản phẩm: .........................................................................................................…………...
Type of products:
Quy cách đóng gói: ....................................................................................................………….
Type of package:
Số kiện hàng:……………………………………. Khối lượng:................................…………
Number of package: Net weight:
Tên, địa chỉ nhà máy sản xuất, chế biến hàng: .........................................................…………
Name and address of the processing establishment:
...................................................................................................................................………….
Tel:…………………………………………… Fax: ................................................………….
Phương tiện vận chuyển: ..........................................................................................………….
Means of transport:
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
HEALTH CERTIFICATE
Tôi, bác sĩ thú y ký tên dưới đây chứng nhận số sản phẩm động vật trên đáp ứng được các yêu cầu sau:
I, the undersigned official Veterinarian certify that the products described above satisfy the following requirement:
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Giấy có giá trị đến: Bác sĩ
thú y(Ký,
ghi rõ họ tên) |
Giấy này
làm tại …………….. ngày …./…./….
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN |
CỤC THÚ
Y |
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN VẬN
CHUYỂN ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU VỀ NƠI CÁCH LY KIỂM DỊCH
Số: …………./CN-ĐVCLKD
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................………….
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….
Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân44:………….Cấp ngày …../…../……... tại ....................................................................................................…………..
Điện thoại: ……………………Fax: ……………………….Email: ........................…………..
Có nhập khẩu số động vật sau:
Loại động vật |
Tuổi |
Tính biệt |
Số lượng |
Mục đích sử dụng |
|
Đực |
Cái |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................………….
Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ..................................................................………….
...................................................................................................................................…………..
Nước xuất khẩu: ………………………..Nước quá cảnh (nếu có) ...........................………….
Cửa khẩu nhập vào Việt Nam: …………………….Thời gian nhập: ngày……./……../…
Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................…………..
Hồ sơ giấy tờ có liên quan: .......................................................................................…………..
...................................................................................................................................………….. Phương tiện vận chuyển: ……………………… Biển kiểm soát: ...........................…………..
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
Tôi kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:
1. Lô hàng nhập khẩu có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
2. Số động vật trên khỏe mạnh và không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi nhập khẩu.
3. Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………………….nồng độ……………….
YÊU CẦU KHI VẬN CHUYỂN
1. Số động vật trên phải được chuyển đến nơi cách ly kiểm dịch trước ngày …./…../…. để nuôi cách ly kiểm dịch tại địa điểm: .........................................................................………….
...................................................................................................................................…………
2. Chỉ được vận chuyển theo lộ trình: .....................................................................…………
...................................................................................................................................………….
3. Nghiêm cấm vứt chất thải, rác thải, xác động vật trong quá trình vận chuyển.
4. Chỉ được phép đưa động vật về nơi cách ly kiểm dịch tại địa điểm nêu trên và đúng thời gian quy định để nuôi cách ly kiểm dịch.
Giấy có
giá trị đến: |
Cấp tại ……………….., ngày …./…./……..
|
Kiểm
dịch viên động vật |
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN |
CỤC THÚ
Y |
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN VẬN
CHUYỂN SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU VỀ NƠI CÁCH LY KIỂM DỊCH
Số:…………./CN-SPĐVCLKD
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................………….
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….
Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân45:………….Cấp ngày …../…../……... tại ....................................................................................................………….
Điện thoại: ……………………Fax: ……………………….Email: ........................………….
Có nhập khẩu số động vật sau:
Loại hàng |
Quy cách đóng gói |
Số lượng |
Khối lượng |
Mục đích sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................………….
Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ..................................................................………….
...................................................................................................................................…………..
Nước xuất khẩu: ………………………..Nước quá cảnh (nếu có) ...........................………….
Cửa khẩu nhập vào Việt Nam: …………………….Thời gian nhập: ……./……../ . ………….
Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................………….
Hồ sơ giấy tờ có liên quan: .......................................................................................………….
...................................................................................................................................………….. Phương tiện vận chuyển: ……………………… Biển kiểm soát: ...........................…………..
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:
1. Lô hàng nhập khẩu có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
2. Sản phẩm động vật bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y khi nhập khẩu.
3. Số động vật được bao gói, bảo quản theo quy định.
4. Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ……………………………….nồng độ………….
YÊU CẦU KHI VẬN CHUYỂN
1. Số sản phẩm động vật trên phải được chuyển đến nơi cách ly kiểm dịch trước ngày …./…../…. để kiểm dịch tại địa điểm: .....................................................................…………
...................................................................................................................................………….
2. Chỉ được vận chuyển theo lộ trình: .....................................................................………….
...................................................................................................................................………….
3. Nghiêm cấm vứt sản phẩm động vật, chất thải, bao bì chứa đựng trong quá trình vận chuyển.
4. Chỉ được phép đưa sản phẩm động vật về nơi cách ly kiểm dịch nêu trên và đúng thời gian quy định để cách ly kiểm dịch.
Giấy có
giá trị đến: |
Cấp tại …………………, ngày …./…./…….
|
Kiểm
dịch viên động vật |
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN |
(1) Số lượng kiện, thùng, hộp, ….
CỤC THÚ
Y |
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM
DỊCH ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU
Số:…………./CN-KDĐVNK
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................………..
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….
Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân46:………….Cấp ngày …../…../……... tại ....................................................................................................…………..
Điện thoại: ……………………Fax: ……………………….Email: ........................………….
Có nhập khẩu số động vật sau:
Loại động vật |
Tuổi |
Tính biệt |
Số lượng |
Mục đích sử dụng |
|
Đực |
Cái |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................…………
Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ..................................................................………….
...................................................................................................................................………….
Nước xuất khẩu: ……………………….. Nước quá cảnh (nếu có) ..........................………….
Nơi chuyển đến: ........................................................................................................………….
Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................………….
Hồ sơ giấy tờ có liên quan: .......................................................................................………….
...................................................................................................................................………….
Phương tiện vận chuyển: ...........................................................................................…………..
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
Tôi kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận số động vật nêu trên:
1. Có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
2. Đã được kiểm tra và không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi nhập khẩu.
3. Số động vật trên đã được tiêm phòng và có miễn dịch với các bệnh:
a/ ………………………………………………Tiêm phòng ngày ………./………../……
b/ ………………………………………………Tiêm phòng ngày ………./………../……
c/ ………………………………………………Tiêm phòng ngày ………./………../……
4. Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng …………………………nồng độ……….
Giấy có
giá trị đến: |
Cấp tại …………………, ngày …./…./….
|
Kiểm
dịch viên động vật |
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN |
TÊN CƠ
QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT |
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM
DỊCH SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU 47
Số:…………./CN-KDSPĐVNK
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................………….
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….
Điện thoại: ……………………Fax: ……………………….Email: ........................………….
Có nhập khẩu số sản phẩm động vật sau:
Loại hàng |
Quy cách đóng gói |
Số lượng |
Trọng lượng |
Mục đích sử dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................………….
Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ..................................................................…………..
...................................................................................................................................………….
Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, chế biến: .......................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Nước xuất khẩu: ……………………….. Nước quá cảnh (nếu có) ..........................…………..
Cửa khẩu nhập vào Việt Nam: …………………….Thời gian nhập: ……./……../. ………….
Nơi chuyển đến: ........................................................................................................………….
Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................…………..
Hồ sơ giấy tờ có liên quan: .......................................................................................…………..
...................................................................................................................................………….
Phương tiện vận chuyển: ...........................................................................................…………..
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
Tôi kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận số sản phẩm động vật nêu trên:
1. Có đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
2. Đã được kiểm tra và bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y khi nhập khẩu.
3. Sản phẩm động vật được bao gói, bảo quản theo quy định.
4. Số sản phẩm động vật trên đã được khử trùng tiêu độc bằng ………………………nồng độ ……………… (nếu có).
5. Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ………………………..nồng độ ……………………..
Giấy có
giá trị đến: |
Cấp tại …………………, ngày …./…./….
|
Kiểm
dịch viên động vật |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
(1) Số lượng kiện, thùng, hộp,…..
Form:
CỤC THÚ Y |
|
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
ĐỘNG VẬT TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT NAM
Veterinary certificate for temporatily imported for re-export, transport
of point, transit of animal through Viet Nam
Số: …………../CN-KDĐVQC
Number:
Tên, địa chỉ người xuất hàng: ...................................................................................………….
Name and address of exporter:
...................................................................................................................................………….
Tên, địa chỉ của chủ hàng (hoặc người đại diện): .....................................................…………..
Name and address of owner of commodity or his representavite:
...................................................................................................................................………….
Tên, địa chỉ người nhận hàng cuối cùng: .................................................................………….
Name and address of final consignee:
...................................................................................................................................…………..
Cửa khẩu nhập:………………………….. Cửa khẩu xuất: ......................................…………..
Declared point of entry: Declared point of exit:
Thời gian lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam: Từ ……/…../……… đến …../……./……………….
The duration transport or storage in Vietnam: From to
I. MÔ TẢ CHI TIẾT HÀNG
IDENTIFICATION OF THE ANIMAL/S
Số hiệu |
Giống |
Tính biệt |
Tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số: ....................................................................................................................…………
Total:
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
HEALTH CERTIFICATE
Tôi, bác sỹ thú y ký tên dưới đây chứng nhận:
I, the undersigned official Veterinarian certifies that:
1/ Lô hàng trên đã hoàn thành đầy đủ giấy tờ khi nhập vào Việt Nam;
The commodities described above have been completed with all the documents when imported into Vietnam;
2/ Động vật khỏe mạnh, không có biểu hiện lâm sàng bệnh truyền nhiễm khi nhập vào Việt Nam;
The animal/s is/are healthy, showed no clinical sign of contagious diseases when imported into Vietnam;
3/ Các chất thải, chất độn, các dụng cụ có liên quan đã được xử lý vệ sinh thú y theo quy định;
Accopanying bedding, waste and tools have been treated in accodance with regulation;
4/ Phương tiện vận chuyển bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc và niêm phong theo quy định;
Transport means meet sanitary requirement and have been disinfected and sealed.
NHỮNG YÊU CẦU KHI VẬN CHUYỂN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
REQUIREMENTS DURING TRANSPORT IN VIETNAMESE TERRITORY
1/ Chỉ được phép vận chuyển theo lộ trình: .............................................................………….
Allowed itinerary:
...................................................................................................................................………….
2/ Nghiêm cấm vứt chất thải, xác động vật trong quá trình vận chuyển;
Disposal of waste and dead carcases during the transport is prohibited;
3/ Phải thông báo cho cơ quan Thú y nơi gần nhất khi phát hiện thấy động vật có biểu hiện mắc bệnh;
Any sign of animals disease shall be reported to the nearest veterinary authority;
4/ Thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật về thú y khi vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.
Obey the stipulation of veterinary ordinance while in Vietnamese territory.
Giấy có giá trị đến: |
Giấy này làm tại ……………..ngày …./…./….
|
Bác sĩ thú y(Ký, ghi rõ họ tên) |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT NƠI XUẤT
CERTIFICATION OF ANIMAL QUARANTINE ORGANIZATION AT POINT OF EXIT
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………...
...................................................................................................................................………….
...................................................................................................................................………….
...................................................................................................................................………….
Bác sĩ
thú y(Ký,
ghi rõ họ tên) |
…………….., ngày …./…./………….. THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN |
Form:
CỤC THÚ Y |
|
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT
NAM
Veterinary certificate for temporatily imported for re-export, transport
of point, transit of animal product through Viet Nam
Số: …………../CN-KDSPĐVQC
Number:
Tên, địa chỉ người xuất hàng: ...................................................................................………….
Name and address of exporter:
...................................................................................................................................………….
Tên, địa chỉ của chủ hàng (hoặc người đại diện): ....................................................………….
Name and address of owner of commodity or his representavite:
...................................................................................................................................………….
Tên, địa chỉ người nhận hàng cuối cùng: .................................................................………….
Name and address of final consignee:
...................................................................................................................................………….
Loại sản phẩm: .........................................................................................................…………..
Type of products:
Quy cách đóng gói: ...................................................................................................………….
Type of package:
Số kiện hàng:.......................................... Khối lượng: ..............................................………….
Number of package Net weight:
Cửa khẩu nhập:.................................... Cửa khẩu xuất: ........................................………….
Declared point of entry: Declared point of exit:
Thời gian lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam: Từ ........./......./....... đến ........./......../.......................
The duration transport or storage in Vietnam: From to
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
HEALTH CERTIFICATE
Tôi, bác sỹ thú y ký tên dưới đây chứng nhận:
I, the undersigned official Veterinarian certifies that
1/ Lô hàng trên đã hoàn thành đầy đủ giấy tờ khi nhập vào Việt Nam;
The commodities described above have been completed with all the documents when imported into Vietnam;
2/ Sản phẩm động vật được bao gói, bảo quản bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
The animal product/s packaged and stored in accordance with Vet. sanitary requirement
3/ Phương tiện vận chuyển bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc và niêm phong theo quy định.
Transport means meet sanitary requirement and have been disinfected and sealed.
NHỮNG YÊU CẦU KHI VẬN CHUYỂN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM
REQUIREMENTS DURING TRANSPORT IN VIETNAMESE TERRITORY
1/ Chỉ được phép vận chuyển theo lộ trình: .............................................................…………..
Allowed itinerary:
...................................................................................................................................…………..
2/ Nghiêm cấm vứt chất thải, sản phẩm động vật trong quá trình vận chuyển;
Disposal of waste and animal products during the transport is prohibited
3/ Phải thông báo cho cơ quan thú y nơi gần nhất khi phát hiện thấy sản phẩm động vật có biểu hiện hư hỏng;
Any sign of animals products decayed shall be reported to the nearest veterinary authority;
4/ Thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật về thú y khi vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.
Obey the stipulation of veterinary ordinance while in Vietnamese territory.
Giấy có giá trị đến: |
Giấy này làm tại …………….. ngày …./…./…. |
Bác sĩ thú y(Ký, ghi rõ họ tên) |
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT NƠI XUẤT
CERTIFICATION OF ANIMAL QUARANTINE ORGANIZATION AT POINT OF EXIT
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………...
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Bác sĩ
thú y(Ký,
ghi rõ họ tên) |
……………..,
ngày …./…./…. THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN |
CÔNG TY............................... |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............../.......... |
............., ngày tháng năm 20... |
Kính gửi: Cục Thú y
Căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty, Giám đốc Công ty …………........................... đề nghị Cục Thú y hướng dẫn Công ty được kiểm dịch lô hàng sau theo hình thức (1):
Tạm nhập tái xuất □ Tạm xuất tái nhập □
Chuyển cửa khẩu □ Quá cảnh lãnh thổ Việt Nam □
STT |
Tên hàng |
Số lượng(2) |
Nước xuất xứ |
Cửa khẩu nhập |
Cửa khẩu xuất |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
- Từ Công ty: ............................................................................................................………….
Địa chỉ: .....................................................................................................................………….
...................................................................................................................................…………
- Tên Công ty tiếp nhận: ...........................................................................................…………
Địa chỉ: .....................................................................................................................………….
...................................................................................................................................………….
- Thời gian thực hiện: ...............................................................................................………….
- Thời gian lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam: ..............................................................…………..
- Lộ trình trên lãnh thổ Việt Nam: ............................................................................………….
...................................................................................................................................…………..
- Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ........................................................................…………..
...................................................................................................................................…………...
Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y.
|
CÔNG TY....................................... |
(1): Đề nghị chỉ đánh dấu 01 hình thức kiểm dịch nêu trên.
(2): Số lượng có thể dự trù nhập khẩu trong 03 tháng.
CÔNG TY............................... |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............../.......... |
............., ngày tháng năm..... |
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH XUẤT/NHẬP KHO NGOẠI QUAN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
Kính gửi: Cục Thú y
Căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, Công ty ...............................đề nghị Cục Thú y hướng dẫn kiểm dịch số hàng sau theo hình thức xuất/nhập kho ngoại quan. Chi tiết lô hàng như sau:
STT |
Tên hàng |
Số lượng |
Đơn vị tính |
Nước xuất xứ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
- Từ Công ty: ............................................................................................................………….
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………...
...................................................................................................................................………….
- Cửa khẩu nhập: .......................................................................................................………….
- Tên, địa chỉ kho ngoại quan: ..................................................................................………….
Giấy phép số ..............ngày ......../ ....../........., thời hạn: ...............hoặc Hợp đồng thuê kho ngoại quan số: ..............ngày ......../ ....../........., thời hạn:..........................................…………..
- Mục đích nhập hàng vào kho ngoại quan: ..............................................................…………..
- Thời gian thực hiện: ...............................................................................................…………..
- Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ........................................................................…………..
...................................................................................................................................…………...
Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y./.
|
GIÁM ĐỐC |
Ghi chú:
- Số lượng hàng có thể dự trù để thực hiện trong 03 tháng.
CÔNG TY............................... |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............../.......... |
............., ngày tháng năm 20..... |
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU
Kính gửi: Cục Thú y
Căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty, Giám đốc Công ty …………………................. đề nghị Cục Thú y hướng dẫn Công ty được kiểm dịch nhập khẩu lô hàng:
I. ĐỘNG VẬT
STT |
Loại động vật |
Số lượng (con) (1) |
Nước xuất xứ |
Cửa khẩu nhập |
|
Đực |
Cái |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
- Từ Công ty: ............................................................................................................………….
Địa chỉ: .....................................................................................................................………….
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................………….
- Thời gian thực hiện: ...............................................................................................………….
- Mục đích sử dụng: ..................................................................................................………….
- Địa điểm nuôi cách ly kiểm dịch:............................................................................…………..
...................................................................................................................................………….
- Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ........................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
II. SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
STT |
Tên hàng |
Số lượng (1) |
Nước xuất xứ |
Cửa khẩu nhập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
- Từ Công ty: .............................................................................................................………….
...................................................................................................................................………….
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................………….
...................................................................................................................................…………..
- Từ Nhà máy sản xuất, chế biến (đối với sản phẩm động vật làm thực phẩm):
...................................................................................................................................…………..
Địa chỉ: ......................................................................................................................………….
...................................................................................................................................………….
...................................................................................................................................………….
- Thời gian thực hiện: ...............................................................................................…………..
- Mục đích sử dụng: ..................................................................................................…………...
- Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ........................................................................…………...
...................................................................................................................................…………...
Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y.
|
CÔNG TY .................. |
(1): Số lượng động vật, sản phẩm động vật có thể dự trù nhập khẩu trong 03 tháng.
CÔNG TY............................... |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ............../.......... |
............., ngày tháng năm 20..... |
ĐƠN ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH NHẬP KHẨU BỘT THỊT XƯƠNG
Kính gửi: Cục Thú y
Căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty, Giám đốc Công ty …………........................... đề nghị Cục Thú y hướng dẫn Công ty được kiểm dịch nhập khẩu lô hàng bột thịt xương:
STT |
Tên hàng |
Số lượng (1) |
Nước xuất xứ |
Cửa khẩu nhập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
- Từ Công ty: ............................................................................................................…………..
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
- Từ Nhà máy sản xuất, chế biến: .............................................................................…………..
Địa chỉ: .....................................................................................................................…………...
....................................................................................................................................………….
- Thời gian thực hiện: ................................................................................................…………..
- Mục đích sử dụng: chế biến thức ăn chăn nuôi cho lợn và gia cầm.
- Các giấy tờ có liên quan kèm theo: .........................................................................…………..
....................................................................................................................................…………..
- Địa điểm nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của Công ty: .................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Chúng tôi cam kết chỉ sử dụng bột thịt xương nhập khẩu của Công ty để sản xuất thức ăn cho loại động vật nêu trên tại Nhà máy của Công ty và không sử dụng bột thịt xương để sản xuất thức ăn cho loài nhai lại và cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y.
|
CÔNG TY .................. |
(1): Số lượng có thể dự trù nhập khẩu trong 03 tháng.
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY ĐĂNG KÝ/KHAI BÁO KIỂM DỊCH VÀ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN CÓ NGUỒN GỐC ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU 49
Số:........................................... |
|
Số:........................................... |
Kính gửi: ........................................................................................................
1. Bên bán hàng: Địa chỉ: Điện thoại: Email: |
2. Bên mua hàng: Địa chỉ: Điện thoại: Email: Số định danh cá nhân/CMND/căn cước (với cá nhân): ngày cấp, nơi cấp |
||
MÔ TẢ HÀNG HÓA |
|||
3. Tên hàng hóa: Nhóm thức ăn chăn nuôi: 4. Số lượng, khối lượng: loại bao bì: 5. Trọng lượng tịnh: 6. Trọng lượng cả bì: 7. Mục đích sử dụng: |
8. Mã số công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được cấp phép lưu hành tại Việt Nam (nếu có): 9. Tên cơ sở sản xuất (hãng, nước sản xuất): 10. Xuất xứ hàng hóa: |
||
THÔNG TIN LIÊN QUAN |
|||
11. Văn bản hướng dẫn kiểm dịch số ... ngày ... 12. Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu số ngày 13. Cửa khẩu xuất: 14. Cửa khẩu nhập: 15. Hợp đồng mua bán: số ngày 16. Hóa đơn mua bán: số ngày 17. Phiếu đóng gói: số ngày 18. Vận đơn (nếu có): số ngày |
19. Thời gian đăng ký lấy mẫu kiểm dịch: 20. Địa điểm đăng ký lấy mẫu: 21. Thông tin người liên hệ: 22. Thời gian đánh giá (chất lượng): 23. Lựa chọn hình thức công bố hợp quy: 24. Đơn vị/Tổ chức đánh giá sự phù hợp: |
||
Chúng tôi xin cam kết: Bảo đảm nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và thực hiện việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
DÀNH CHO CƠ QUAN KIỂM TRA |
|||
25. Yêu cầu đánh giá chỉ tiêu: Biện pháp kiểm tra: |
Xác nhận của cơ quan kiểm dịch và kiểm tra chất lượng
Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm:.............................. để làm thủ tục kiểm dịch và kiểm tra chất lượng vào hồi...... giờ, ngày...... tháng..... năm......
|
...........,
ngày..... tháng...... năm...... |
Xác nhận của cơ quan hải quan (nếu có)
..........................................……………………………………………………………………….
|
...........,
ngày...... tháng..... năm....... |
MẪU DẤU SỬ DỤNG KHI
CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Đối với Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh:
a) Dấu có hình chữ nhật, kích thước 1,5 x 4,0cm; đường viền ngoài có bề rộng 0,1cm;
b) Bên trong khắc chữ “BẢN GỐC” hoặc “BẢN SAO”, bề rộng của nét chữ là 0,1cm; chiều cao của chữ là 01cm.
Hình 1. Mẫu dấu “BẢN GỐC”
Hình 2. Mẫu dấu “BẢN SAO”
2. Đối với Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam:
a) Dấu có hình chữ nhật, kích thước 1,5 x 4,0cm; đường viền ngoài có bề rộng 0,1cm;
b) Bên trong khắc chữ “ORIGINAL” hoặc “COPY”, bề rộng của nét chữ là 0,1cm; chiều cao của chữ là 01cm.
Hình 3. Mẫu dấu “ORIGINAL”
Hình 4. Mẫu dấu “COPY”
TÊN CƠ
QUAN |
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT VẬN
CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH |
|
Họ tên chủ hàng (hoặc người đại diện): ...................................................................………….
Địa chỉ giao dịch: ......................................................................................................………….
Điện thoại: .............................Fax: .................................... Email: ..........................………….
Vận chuyển số động vật sau:
Loại động vật |
Tuổi |
Tính biệt |
Số lượng |
Mục đích sử dụng |
|
Đực |
Cái |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
|
|
Tổng số (viết bằng chữ): ...........................................................................................…………..
Nơi xuất phát: ...........................................................................................................…………..
Nơi đến cuối cùng: ...................................................................................................…………..
Phương tiện vận chuyển: .............................................Biển kiểm soát: ...................…………..
Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):
1/ ................................................................................................. Số lượng: ............…………..
2/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..
3/ ................................................................................................ Số lượng: .............…………..
Các vật dụng khác có liên quan: ...............................................................................…………..
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây chứng nhận:
1/ Số động vật trên xuất phát từ vùng/cơ sở an toàn với các bệnh: ...........................…………..
...................................................................................................................................…………...
2/ Số động vật trên không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm khi xuất phát;
3/ Động vật đã được xét nghiệm và có kết quả âm tính với các bệnh: .....................…………..
..................................................................... tại kết quả xét nghiệm số: .............../……… ngày ......../......./........ của ........................(2).................. (gửi kèm bản sao, nếu có).
4/ Động vật đã được tiêm phòng vắc xin với các bệnh:
- .....................................................................................tiêm phòng ngày ......./......../……...
- .....................................................................................tiêm phòng ngày ......./......../……..
- .....................................................................................tiêm phòng ngày ......./......../…….
- .....................................................................................tiêm phòng ngày ......./......../…….
5/ Phương tiện vận chuyển, các vật dụng khác có liên quan kèm theo bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc bằng ....................................nồng độ ................trước khi vận chuyển.
Giấy có
giá trị đến: |
…………….., ngày …./…./…. |
KIỂM
DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT |
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN |
(1): Đối với động vật làm giống.
(2): Tên cơ quan trả lời kết quả xét nghiệm.
CỤC THÚ Y |
|
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Form:
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT XUẤT
KHẨU |
|
Tên, địa chỉ người xuất hàng: ...................................................................................…………...
Name and address of exporter:
...................................................................................................................................…………..
Tel: ……………………… Fax: …………………………. Email: .........................…………..
Nơi xuất phát của động vật:.......................................................................................…………..
Place of origin of the animal/s:
I. MÔ TẢ CHI TIẾT HÀNG
IDENTIFICATION OF THE ANIMAL/S
Số hiệu |
Giống |
Tính biệt |
Tuổi |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số: ....................................................................................................................…………..
Total:
II. XUẤT ĐI
DESTINATION OF THE ANIMAL/S
Nước nhập hàng: ……………………………. Phương tiện vận chuyển: ................…………..
Country of destination: Means of transport:
Tên, địa chỉ người nhận hàng: ..................................................................................………….
Name and address of consignee:
...................................................................................................................................…………
CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH
HEALTH CERTIFICATE
Tôi, bác sĩ thú y ký tên dưới đây chứng nhận số động vật trên đã được kiểm tra:
I, the undersigned official Veterinarian certify that the animal/s described above was/were examined:
a/ Không có biểu hiện lâm sàng bệnh truyền nhiễm trong ngày xuất phát.
Showed no clinical sign of contagious diseases on the day of shipment.
b/ Đáp ứng được các yêu cầu sau:
Satisfies/satisfy the following requirements:
...................................................................................................................................…………..
...................................................................................................................................…………..
Giấy có
giá trị đến: |
Giấy này
làm tại …………….. ngày …./…./…. |
Bác sĩ
thú y(Ký,
ghi rõ họ tên) |
THỦ
TRƯỞNG CƠ QUAN |
MÃ SỐ CỦA CHI CỤC CÓ
CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH THÚ Y CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT |
Tên tỉnh, thành phố |
Mã số |
STT |
Tên tỉnh, thành phố |
Mã số |
1 |
Hà Nội |
01 |
33 |
Thừa Thiên - Huế |
33 |
2 |
Tp. Hồ Chí Minh |
02 |
34 |
Quảng Nam |
34 |
3 |
Đà Nẵng |
03 |
35 |
Quảng Ngãi |
35 |
4 |
Hải Phòng |
04 |
36 |
Kon Tum |
36 |
5 |
Quảng Ninh |
05 |
37 |
Gia Lai |
37 |
6 |
Lạng Sơn |
06 |
38 |
Bình Định |
38 |
7 |
Cao Bằng |
07 |
39 |
Phú Yên |
39 |
8 |
Hà Giang |
08 |
40 |
Đăk Lăk |
40 |
9 |
Lào Cai |
09 |
41 |
Lâm Đồng |
41 |
10 |
Lai Châu |
10 |
42 |
Khánh Hoà |
42 |
11 |
Sơn La |
11 |
43 |
Ninh Thuận |
43 |
12 |
Yên Bái |
12 |
44 |
Bình Thuận |
44 |
13 |
Tuyên Quang |
13 |
45 |
Đồng Nai |
45 |
14 |
Bắc Kạn |
14 |
46 |
Bình Dương |
46 |
15 |
Thái Nguyên |
15 |
47 |
Bình Phước |
47 |
16 |
Bắc Giang |
16 |
48 |
Tây Ninh |
48 |
17 |
Bắc Ninh |
17 |
49 |
Bà Rịa-Vũng Tàu |
49 |
18 |
Hải Dương |
18 |
50 |
Long An |
50 |
19 |
Vĩnh phúc |
19 |
51 |
Tiền Giang |
51 |
20 |
Phú Thọ |
20 |
52 |
Đồng Tháp |
52 |
21 |
Hoà Bình |
21 |
53 |
An Giang |
53 |
22 |
Hậu Giang |
22 |
54 |
Kiên Giang |
54 |
23 |
Hưng Yên |
23 |
55 |
Cần Thơ |
55 |
24 |
Thái Bình |
24 |
56 |
Vĩnh Long |
56 |
25 |
Nam Định |
25 |
57 |
Bến Tre |
57 |
26 |
Hà Nam |
26 |
58 |
Trà Vinh |
58 |
27 |
Ninh Bình |
27 |
59 |
Sóc Trăng |
59 |
28 |
Thanh Hoá |
28 |
60 |
Bạc Liêu |
60 |
29 |
Nghệ An |
29 |
61 |
Cà Mau |
61 |
30 |
Hà Tĩnh |
30 |
62 |
Điện Biên |
62 |
31 |
Quảng Bình |
31 |
63 |
Đăk Nông |
63 |
32 |
Quảng Trị |
32 |
|
MÃ SỐ CỦA CÁC CƠ QUAN
KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT CỬA KHẨU THUỘC CỤC THÚ Y
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ
trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT |
Tên cơ quan kiểm dịch động vật |
Mã số |
1 |
Chi cục Thú y vùng50 II |
A |
2 |
Chi cục Thú y vùng51 I |
B |
3 |
Chi cục Thú y vùng52 III |
C |
4 |
Chi cục Thú y vùng53 IV |
D |
5 |
Chi cục Thú y vùng54 VI |
E |
6 |
Chi cục Thú y vùng55 VII |
G |
7 |
Chi cục Thú y vùng56 V |
H |
8 |
Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lạng Sơn |
I |
9 |
Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Lào Cai |
K |
10 |
Chi cục Kiểm dịch động vật vùng Quảng Ninh |
L |
NIÊM PHONG PHƯƠNG
TIỆN VẬN CHUYỂN, VẬT DỤNG CHỨA ĐỰNG ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Dây niêm phong: Dây niêm phong bảo đảm có độ dẻo, dai, có hình dáng tương tự như sau:
2. Ghi thông tin trên dây niêm phong:
a) Hàng trên:
- Mã số chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh, mã số cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y
- Năm vận chuyển (ghi 2 chữ số cuối, ví dụ năm 2016 ghi là: 16)
b) Hàng dưới:
Số dây niêm phong, gồm 6 chữ số thứ tự từ 000001 đến 999999.
3. Trường hợp sử dụng phương pháp niêm phong khác, phải bảo đảm đầy đủ thông tin như trong mục 2 phụ lục VIIc ban hành kèm theo Thông tư này.
MẪU THẺ TAI, SĂM TAI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Mẫu thẻ tai sử dụng cho gia súc vận chuyển trong nước:
a) Mẫu thẻ tai:
Hình 1
Thẻ
tai màu xanh dùng cho gia súc vận chuyển trong nước
(có kích thước: Chiều rộng là 4 cm và chiều cao là 5 cm)
Hình 2
Mẫu thẻ tai dùng cho gia súc do Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y tỉnh Hòa Bình cấp
- 21 là mã số của tỉnh Hòa Bình;
- 03 là mã số của 1 huyện của tỉnh Hòa Bình (nơi xuất phát của gia súc hoặc nơi nuôi cách ly gia súc);
- 16 là số viết tắt của năm 2016 (năm cấp thẻ tai);
- 000009 là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).
b) Hình mẫu chữ số của dụng cụ để xăm trên da ở mặt ngoài, phía dưới tai của lợn:
|
|
Hình 1a |
Hình 1b |
c) Mẫu mã số xăm trên da ở mặt ngoài, phía dưới tai của lợn.
|
|
Hình 2a |
Hình 2b |
Ví dụ Ghi chú mã số:
- 21 là mã số của tỉnh Hòa Bình;
- 03 là mã số của 1 huyện của tỉnh Hòa Bình (nơi lợn xuất phát hoặc nơi cách ly để kiểm dịch);
- 16 là số viết tắt của năm 2016 (năm thực hiện việc xăm mã số);
2. Mẫu thẻ tai sử dụng cho gia súc xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Mẫu thẻ tai
Hình 3
Thẻ
tai màu vàng dùng cho gia súc xuất khẩu, nhập khẩu
(có kích thước: Chiều rộng là 4 cm và chiều cao là 5 cm)
b) Mẫu thẻ tai do cơ quan kiểm dịch động vật thuộc Cục Thú y thực hiện
Hình 4
Mẫu thẻ tai dùng cho gia súc do Chi cục Thú y vùng II cấp
- A là mã số của Chi cục Thú y vùng II;
- 18 là mã số của tỉnh Hải Dương (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu);
- 16 là số viết tắt của năm 2016 (năm cấp thẻ tai);
- 003689 là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).
c) Mẫu thẻ tai do Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y được ủy quyền thực hiện
Hình 5
Mẫu thẻ tai dùng cho gia súc do Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y An Giang cấp
- 53 là mã số của Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y An Giang được Cục Thú y ủy quyền làm công tác kiểm dịch động vật xuất nhập khẩu;
- 55 là mã số của thành phố Cần Thơ (nơi cách ly gia súc để kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nơi xuất phát đối với gia súc xuất khẩu);
- 16 là số viết tắt của năm 2016 (năm cấp thẻ tai);
- 000456 là số hiệu của gia súc (được tính từ 000001 đến 999999).
3. Trường hợp gia súc nhập khẩu đã được đánh dấu (mã số nhận diện), khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh không phải đánh dấu lại.
MẪU BẢNG KÊ MÃ SỐ
ĐÁNH DẤU GIA SÚC
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN ĐƠN VỊ
|
BẢNG KÊ
MÃ SỐ ĐÁNH DẤU GIA SÚC |
STT |
Tên loài |
Mã số, số hiệu của gia súc |
Số lượng |
Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số |
|
|
|
KIỂM
DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT |
Ghi chú:
Trường hợp đàn gia súc cùng loài, có cùng mã số tỉnh, huyện, năm cấp thẻ tai và có số hiệu theo thứ tự liên tục thì có thể ghi mã số, số hiệu từ số đầu đến số cuối.
Ví dụ:
STT |
Tên loài |
Mã số, số hiệu của gia súc |
Số lượng |
Ghi chú |
1 |
Trâu |
21.03/16 000009 |
1 |
|
2 |
Trâu |
Từ 21.03/16 000121 đến 21.03/16 000136 |
16 |
|
3 |
Bò |
Từ 21.03/16 000137 đến 21.03/16 000142 |
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
KIỂM
DỊCH VIÊN ĐỘNG VẬT |
BIỂU MẪU ĐỂ QUẢN LÝ
CÁC CƠ SỞ ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH, HOẶC ĐÃ ĐƯỢC GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
HOẶC ĐÃ ĐƯỢC PHÒNG BỆNH BẰNG VẮC XIN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Đối với trâu, bò
STT |
Tên cơ sở và địa chỉ |
Tên bệnh |
Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh |
Hoặc các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh |
Hoặc các bệnh đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ |
|||
Ngày cấp giấy |
Ngày hết hạn |
Thời gian thực hiện giám sát |
Kết quả giám sát |
Thời gian phòng bệnh bằng vắc xin |
Thời gian hết miễn dịch bảo hộ |
|||
1 |
|
Lở mồm long móng (**) |
|
|
|
|
|
|
Lao bò (*) |
|
|
|
|
|
|
||
Sảy thai truyền nhiễm (*) |
|
|
|
|
|
|
||
Xoắn khuẩn (*) |
|
|
|
|
|
|
||
Tụ huyết trùng (*) |
|
|
|
|
|
|
||
Tiên mao trùng (*) |
|
|
|
|
|
|
||
Biên trùng (*) |
|
|
|
|
|
|
||
Lê dạng trùng (*) |
|
|
|
|
|
|
(*): Áp dụng đối với động vật làm giống (riêng đối với Bệnh lao chỉ thực hiện trên bò giống, bò sữa); Lê dạng trùng chỉ trên bò
(**): Áp dụng chung đối với động vật để làm giống và giết mổ
2. Bệnh đối với lợn
STT |
Tên cơ sở |
Tên bệnh |
Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh |
Hoặc các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh |
Hoặc các bệnh đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ |
|||
Ngày cấp giấy |
Ngày hết hạn |
Thời gian thực hiện giám sát |
Kết quả giám sát |
Thời gian phòng bệnh bằng vắc xin |
Thời gian hết miễn dịch bảo hộ |
|||
1. |
|
Lở mồm long móng (**) |
|
|
|
|
|
|
Dịch tả lợn (*) |
|
|
|
|
|
|
||
Sảy thai truyền nhiễm (*) |
|
|
|
|
|
|
||
Xoắn khuẩn (*) |
|
|
|
|
|
|
||
Tai xanh (*) |
|
|
|
|
|
|
(*): Áp dụng đối với động vật làm giống
(**): Áp dụng chung đối với động vật để làm giống và giết mổ.
3. Bệnh đối với dê, cừu
STT |
Tên cơ sở |
Tên bệnh |
Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh |
Hoặc các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh |
Hoặc các bệnh đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ |
|||
Ngày cấp giấy |
Ngày hết hạn |
Thời gian thực hiện giám sát |
Kết quả giám sát |
Thời gian phòng bệnh bằng vắc xin |
Thời gian hết miễn dịch bảo hộ |
|||
|
|
Lở mồm long móng (*) |
|
|
|
|
|
|
Sảy thai truyền nhiễm (*) |
|
|
|
|
|
|
||
Xoắn khuẩn(*) |
|
|
|
|
|
|
||
Đậu (*) |
|
|
|
|
|
|
(*): Áp dụng đối với động vật làm giống
4. Bệnh đối với ngựa
STT |
Tên cơ sở |
Tên bệnh |
Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh |
Hoặc các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh |
Hoặc các bệnh đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ |
|||
Ngày cấp giấy |
Ngày hết hạn |
Thời gian thực hiện giám sát |
Kết quả giám sát |
Thời gian phòng bệnh bằng vắc xin |
Thời gian hết miễn dịch bảo hộ |
|||
|
|
Tiên mao trùng (*) |
|
|
|
|
|
|
(*): Áp dụng đối với động vật làm giống
5. Bệnh đối với gà, đà điểu, chim cút, bồ câu
STT |
Tên cơ sở |
Tên bệnh |
Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh |
Hoặc các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh |
Hoặc các bệnh đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ |
|||
Ngày cấp giấy |
Ngày hết hạn |
Thời gian thực hiện giám sát |
Kết quả giám sát |
Thời gian phòng bệnh bằng vắc xin |
Thời gian hết miễn dịch bảo hộ |
|||
|
|
Cúm gia cầm độc lực cao (**) |
|
|
|
|
|
|
Niu-cát-xơn(*) |
|
|
|
|
|
|
||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(*): Áp dụng đối với động vật làm giống
(**): Áp dụng chung đối với động vật để làm giống và giết mổ
6. Bệnh đối với vịt, ngan, ngỗng
STT |
Tên cơ sở |
Tên bệnh |
Các bệnh đã được công nhận ATDB |
Hoặc các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh |
Hoặc các bệnh đã được phòng bệnh bằng vắc xin và còn miễn dịch bảo hộ |
|||
Ngày cấp giấy |
Ngày hết hạn |
Thời gian thực hiện giám sát |
Kết quả giám sát |
Thời gian phòng bệnh bằng vắc xin |
Thời gian hết miễn dịch bảo hộ |
|||
|
|
Cúm gia cầm độc lực cao(**) |
|
|
|
|
|
|
Dịch tả vịt (*) |
|
|
|
|
|
|
(*): Áp dụng đối với động vật làm giống
(**): Áp dụng chung đối với động vật để làm giống và giết mổ
Ghi chú:
Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa lập danh sách các cơ sở chăn nuôi; cơ sở thu gom, kinh doanh động vật trên cạn theo Biểu mẫu này để làm cơ sở thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên cạn ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
CÁC BỆNH PHẢI XÉT
NGHIỆM, CHỈ TIÊU KIỂM TRA VÀ SỐ LƯỢNG MẪU LẤY ĐỂ KIỂM TRA, XÉT NGHIỆM ĐỐI VỚI
ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Động vật:
1. Bảng 1: Các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật
TT |
Tên bệnh |
Loại động vật |
Mục đích |
1 |
Lở mồm long móng |
Trâu, bò, dê, cừu, lợn |
Làm giống, giết mổ |
2 |
Dịch tả lợn |
Lợn |
Làm giống |
3 |
Cúm gia cầm thể độc lực cao |
Gà, vịt, ngan, ngỗng, chim |
Làm giống, giết mổ |
4 |
Niu-cát-xơn |
Gà |
Làm giống |
557 |
Dịch tả lợn Châu Phi |
Lợn |
Làm giống, giết mổ |
2. Quy định về việc giám sát định kỳ:
a) Đối với các cơ sở chăn nuôi chưa được công nhận an toàn dịch bệnh, chưa được giám sát dịch bệnh định kỳ theo quy định hoặc chưa được phòng bệnh bằng vắc xin hoặc đã được phòng bệnh bằng vắc xin nhưng không còn miễn dịch bảo hộ: Lấy mẫu giám sát định kỳ 6 tháng 1 lần; đối với cơ sở thu gom, kinh doanh động vật: Lấy mẫu giám sát định kỳ 3 tháng 1 lần.
Trường hợp, chủ cơ sở không thực hiện việc giám sát định kỳ thì cơ quan kiểm dịch động vật nội địa lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu theo từng lô hàng.
b) Số lượng mẫu lấy giám sát theo tỷ lệ lưu hành bệnh ước đoán là 10 % theo hướng dẫn tại Bảng 2 của Phụ lục này.
c) Căn cứ vào kết quả giám sát định kỳ mầm bệnh và kiểm tra lâm sàng động vật trước khi vận chuyển động vật ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, nếu động vật khỏe mạnh không mang mầm bệnh thì cơ quan kiểm dịch động vật nội địa cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật hoặc sản phẩm của loại động vật đó ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.
2. Bảng 2: Số lượng mẫu lấy để kiểm tra, xét nghiệm
Tổng đàn |
Tỷ lệ mắc bệnh dự đoán |
||||||
0,1% |
0,5% |
1% |
2% |
5% |
10% |
20% |
|
50 |
50 |
50 |
48 |
48 |
35 |
22 |
12 |
100 |
100 |
100 |
96 |
78 |
45 |
25 |
13 |
200 |
200 |
190 |
155 |
105 |
51 |
27 |
14 |
500 |
500 |
349 |
225 |
129 |
56 |
28 |
14 |
1.000 |
950 |
450 |
258 |
138 |
57 |
29 |
14 |
5.000 |
2253 |
564 |
290 |
147 |
59 |
29 |
14 |
10.000 |
2588 |
581 |
294 |
148 |
59 |
29 |
14 |
> 10.000 |
2995 |
598 |
299 |
149 |
59 |
29 |
14 |
II. Sản phẩm động vật:
Sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm: Thịt gia súc, gia cầm tươi sống.
Kiểm tra vi sinh vật gây ô nhiễm: Lấy mẫu, xét nghiệm định kỳ hàng tháng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
CÁC BỆNH PHẢI XÉT
NGHIỆM, CÁC CHỈ TIÊU KIỂM TRA ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT NHẬP KHẨU VÀ
SỐ LƯỢNG MẪU LẤY ĐỂ KIỂM TRA, XÉT NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Động vật:
1. Bảng 1: Các bệnh phải xét nghiệm đối với động vật nhập khẩu
TT |
Tên bệnh |
Loại động vật |
Mục đích sử dụng |
1 |
Lở mồm long móng |
Trâu, bò, dê, cừu, lợn |
Làm giống hoặc giết mổ |
2 |
Xoắn khuẩn |
Trâu, bò, dê, cừu, lợn |
Làm giống hoặc giết mổ |
3 |
Sẩy thai truyền nhiễm |
Trâu, bò, dê, cừu, lợn |
Làm giống hoặc giết mổ |
4 |
Lao |
Trâu, bò |
Làm giống hoặc giết mổ |
5 |
Lưỡi xanh |
Trâu, bò, dê, cừu |
Làm giống |
6 |
Tiên mao trùng |
Trâu, bò |
Làm giống |
7 |
Lê dạng trùng |
Trâu, bò |
Làm giống |
8 |
Biên trùng |
Trâu, bò |
Làm giống |
958 |
Dịch tả loài nhai lại nhỏ |
Dê, cừu |
Làm giống hoặc làm cảnh hoặc giết mổ |
10 |
Dịch tả lợn |
Lợn |
Làm giống |
11 |
Bệnh tiêu chảy cấp ở lợn |
Lợn |
Làm giống |
12 |
Suyễn lợn |
Lợn |
Làm giống |
13 |
Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (PRRS) |
Lợn |
Làm giống |
1459 |
Dịch tả lợn Châu Phi |
Lợn |
Làm giống hoặc làm cảnh hoặc giết mổ |
1560 |
Cúm gia cầm thể độc lực cao |
Gà, vịt, ngan, ngỗng, thiên nga, chim |
Làm giống hoặc làm cảnh hoặc giết mổ |
16 |
Bạch lỵ |
Gà, vịt, ngan, ngỗng |
Làm giống |
17 |
Ho thở mạn tính (CRD) |
Gà |
Làm giống |
18 |
Dịch tả vịt |
Vịt, ngan, ngỗng |
Làm giống |
19 |
Viêm gan do virút |
Vịt |
Làm giống |
20 |
Niu-cát-xơn |
Gà |
Làm giống |
2161 |
Viêm da nổi cục |
Trâu, bò |
Làm giống hoặc làm cảnh hoặc giết mổ |
* Ghi chú:62
- Căn cứ tình hình dịch bệnh của nước xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn chỉ tiêu bệnh cần xét nghiệm để kiểm dịch.
- Trường hợp phát hiện bệnh mới chưa được quy định tại Bảng 1 mục I của Phụ lục này, Cục Thú y báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định chỉ tiêu kiểm dịch đối với bệnh mới.
- Mẫu được lấy ngẫu nhiên theo lô hàng; số lượng mẫu theo tỷ lệ lưu hành bệnh ước đoán là 5% (theo Bảng 2 của Phụ lục này).
- Căn cứ triệu chứng lâm sàng, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu xét nghiệm để kiểm tra tác nhân gây bệnh theo quy định tại Phụ lục III.
2. Bảng 2: Số lượng mẫu lấy để kiểm tra, xét nghiệm
Tổng đàn |
Tỷ lệ mắc bệnh dự đoán |
||||||
0,1% |
0,5% |
1% |
2% |
5% |
10% |
20% |
|
50 |
50 |
50 |
48 |
48 |
35 |
22 |
12 |
100 |
100 |
100 |
96 |
78 |
45 |
25 |
13 |
200 |
200 |
190 |
155 |
105 |
51 |
27 |
14 |
500 |
500 |
349 |
225 |
129 |
56 |
28 |
14 |
1.000 |
950 |
450 |
258 |
138 |
57 |
29 |
14 |
5.000 |
2253 |
564 |
290 |
147 |
59 |
29 |
14 |
10.000 |
2588 |
581 |
294 |
148 |
59 |
29 |
14 |
> 10.000 |
2995 |
598 |
299 |
149 |
59 |
29 |
14 |
II. Sản phẩm động vật nhập khẩu:
1.63 Sản phẩm động vật sử dụng làm thực phẩm:
a) Đối với nhóm sản phẩm động vật có nguy cơ cao:
Lấy mẫu từng lô hàng để kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại điểm c khoản 1 phần II của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu tại cửa khẩu, kiểm tra thực trạng hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận vận chuyển (Mẫu 14b) để chủ hàng vận chuyển hàng về kho theo đề nghị của chủ hàng (kho phải đủ điều kiện vệ sinh thú y); chủ hàng phải chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo quản hàng hóa trong khi chờ thực hiện kiểm dịch. Trường hợp hàng hóa là sản phẩm động vật không thể lấy mẫu tại cửa khẩu thì cơ quan kiểm dịch cửa khẩu thực hiện lấy mẫu kiểm dịch tại kho bảo quản.
Riêng đối với sản phẩm động vật đông lạnh phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu đến khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
b) Đối với nhóm sản phẩm động vật có nguy cơ thấp:
Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại điểm c khoản 1 phần II của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
Tần suất lấy mẫu như sau: Cứ 05 lô hàng lấy mẫu của 01 lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm; nếu phát hiện 01 lần vi phạm thì lấy mẫu liên tiếp 03 lô hàng để kiểm tra, xét nghiệm; nếu kết quả kiểm tra 03 lần liên tiếp đạt yêu cầu thì áp dụng tần suất 05 lô hàng sẽ lấy mẫu của 01 lô hàng ngẫu nhiên để kiểm tra, xét nghiệm.
Việc lấy mẫu kiểm dịch, kiểm tra thực trạng hàng hóa được thực hiện tại cửa khẩu hoặc kho hàng của chủ hàng đáp ứng được yêu cầu (nếu có đề nghị của chủ hàng); chủ hàng phải chịu trách nhiệm vận chuyển, bảo quản hàng hóa trong khi chờ thực hiện kiểm dịch.
Trường hợp lô hàng không phải lấy mẫu kiểm tra, trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu chỉ kiểm tra hồ sơ, nếu đạt yêu cầu thì cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu. Chủ hàng phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa nhập khẩu.
c)64 Tác nhân gây bệnh:
Loại sản phẩm |
Kiểm tra tác nhân gây bệnh |
|
I. Nhóm nguy cơ cao |
1. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của trâu, bò, dê, cừu. |
Lở mồm long móng, Sảy thai truyền nhiễm |
2. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của lợn. |
Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi |
|
3. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của gia cầm, chim. |
Cúm gia cầm thể độc lực cao, Niu-cát-xơn |
|
4. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt đông lạnh/ướp lạnh/sơ chế của các loài động vật khác không thuộc quy định tại điểm 1, 2 và 3 của nhóm nguy cơ cao. |
Chỉ tiêu kiểm dịch theo thỏa thuận giữa Việt Nam và nước xuất khẩu |
|
5. Sữa tươi nguyên liệu. |
Lở mồm long móng, Sảy thai truyền nhiễm |
|
6. Trứng gia cầm tươi. |
Salmonella spp. |
|
7. Tổ yến chưa chế biến. |
Cúm gia cầm thể độc lực cao |
|
II. Nhóm nguy cơ thấp |
1. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt chế biến của trâu, bò, dê, cừu. |
Lở mồm long móng |
2. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt chế biến của lợn. |
Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi |
|
3. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt chế biến của gia cầm, chim. |
Cúm gia cầm thể độc lực cao, Niu-cát-xơn |
|
4. Thịt, phủ tạng, phụ phẩm và sản phẩm thịt chế biến của các loài động vật khác không thuộc quy định tại điểm 1, 2 và 3 của nhóm nguy cơ thấp. |
Chỉ tiêu kiểm dịch theo thỏa thuận giữa Việt Nam và nước xuất khẩu |
|
5. Sữa và sản phẩm sữa chế biến. |
Salmonella spp. |
|
6. Trứng và sản phẩm trứng chế biến. |
Salmonella spp. |
Việc lấy mẫu theo tần suất được áp dụng trên tổng số lô hàng nhập khẩu tính từ ngày 01 tháng 01 đến 31 tháng 12 trong cùng 01 (một) năm; lấy mẫu, xét nghiệm tác nhân gây bệnh được áp dụng theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế.
Căn cứ thực trạng hàng hóa, tình hình dịch bệnh động vật của nước xuất khẩu để kiểm tra tác nhân gây bệnh theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
d)65 (được bãi bỏ)
2.66 Thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu:
a)67 Tác nhân gây bệnh
a1) Đối với sản phẩm động vật trên cạn làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
STT |
Loại sản phẩm |
Kiểm tra tác nhân gây bệnh |
1 |
Sản phẩm có nguồn gốc từ loài nhai lại |
Lở mồm long móng |
2 |
Sản phẩm có nguồn gốc từ lợn |
Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu Phi |
3 |
Sản phẩm có nguồn gốc từ gia cầm |
Cúm gia cầm thể độc lực cao, Niu-cát- xơn |
a2) Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản:
STT |
Loại sản phẩm |
Kiểm tra tác nhân gây bệnh |
1 |
Động vật, sản phẩm động vật thủy sản |
Căn cứ tình hình dịch bệnh của nước xuất khẩu, Cục Thú y hướng dẫn chỉ tiêu bệnh cần xét nghiệm theo quy định tại mục A (động vật thủy sản), mục B (sản phẩm động vật thủy sản) Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản. |
b)68 Tần suất lấy mẫu
b1) Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, thức ăn thủy sản thành phẩm: 05 lô hàng lấy mẫu 01 lô hàng để kiểm tra tác nhân gây bệnh quy định tại điểm a khoản này.
b2) Đối với nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật để sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản: lấy mẫu từng lô hàng kiểm tra tác nhân gây bệnh quy định tại điểm a khoản này.
b3) Đối với thức ăn, nguyên liệu quy định tại điểm b1 và b2 khoản này có nhiều thành phần từ sản phẩm của các loài động vật khác nhau, lấy mẫu kiểm tra không quá 02 chỉ tiêu tác nhân gây bệnh tương ứng theo quy định tại điểm a khoản này.
b4) Việc lấy mẫu, xét nghiệm tác nhân gây bệnh được áp dụng theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế.
c) Kiểm tra ADN loài nhai lại đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản/thức ăn thành phẩm có chứa sản phẩm động vật từ các nước có nguy cơ bệnh Bò điên hoặc khi có yêu cầu giám định;
d)69(được bãi bỏ);
đ) Đối với sản phẩm động vật không phải kiểm tra ADN loài nhai lại, trường hợp chủ hàng có đề nghị đưa hàng về kho bảo quản (kho bảo quản của chủ hàng phải bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y), cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu tại cửa khẩu, kiểm tra thực trạng hàng hóa, cấp Giấy chứng nhận vận chuyển (Mẫu 14b) để chủ hàng vận chuyển hàng về kho hoặc việc lấy mẫu có thể thực hiện tại kho bảo quản; chủ hàng phải chịu trách nhiệm trong việc vận chuyển, bảo quản hàng hóa và không được đưa hàng vào tiêu thụ khi lô hàng chưa có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu;
e) Đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản/thức ăn thành phẩm có chứa sản phẩm động vật phải kiểm tra ADN loài nhai lại phải được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu đến khi có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu.
III.70(được bãi bỏ)
IV.71 Nội dung kiểm dịch đối với sản phẩm động vật trên cạn nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến hàng xuất khẩu như sau:
1. Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, nội dung Giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho lô hàng.
2. Kiểm tra thực trạng hàng hóa.
3. Lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu tác nhân gây bệnh như sau:
a) Đối với thịt gà, thịt vịt, thịt ngan, thịt ngỗng và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gà, vịt, ngan, ngỗng: Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh Cúm gia cầm thể độc lực cao (các chủng H5-, H7-);
b) Đối với thịt lợn và sản phẩm ăn được sau giết mổ của lợn: Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh: Xoắn khuẩn, Giun xoắn, Dịch tả lợn châu Phi (đối với các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch bệnh);
c) Đối với thịt trâu, bò, dê, cừu và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của trâu, bò, dê, cừu: Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh Xoắn khuẩn.
4. Tần suất và số mẫu lấy kiểm tra: Cứ 06 lô hàng thì lấy 03 mẫu của 01 lô hàng để kiểm tra.
5. Trường hợp các lô hàng thuộc diện chỉ kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, nội dung Giấy chứng nhận kiểm dịch, thực trạng hàng hóa: Nếu kiểm tra thực trạng hàng hóa phát hiện không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y thì lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y.
6. Xử lý kết quả kiểm tra: Được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Căn cứ tình hình dịch bệnh động vật của nước xuất khẩu, các yếu tố nguy cơ cần kiểm soát theo quy định, Cục Thú y sẽ hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung các chỉ tiêu kiểm tra.
V.72LẤY MẪU XÉT NGHIỆM ĐỂ KIỂM DỊCH
1. Đối với động vật nhập khẩu theo quy định tại Bảng 1 mục I của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này: gộp 05 mẫu đơn thành 01 mẫu để xét nghiệm tác nhân gây bệnh.
2. Đối với sản phẩm động vật nhập khẩu theo quy định tại mục II của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này:
a) Lô hàng có 01 đến 02 mặt hàng: lấy mẫu tất cả các mặt hàng; mỗi mặt hàng lấy 05 mẫu đơn và gộp thành 01 mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh;
b) Lô hàng có từ 03 mặt hàng trở lên: lấy mẫu 03 mặt hàng có số lượng/ khối lượng lớn nhất; mỗi mặt hàng lấy 05 mẫu đơn và gộp thành 01 mẫu xét nghiệm tác nhân gây bệnh.
3. Nguyên tắc gộp mẫu xét nghiệm: chỉ gộp mẫu đơn cùng chủng loại, cùng loài động vật, cùng lô hàng, cùng quốc gia, vùng lãnh thổ.
4. Trường hợp không thể gộp mẫu để xét nghiệm theo mẫu gộp, xét nghiệm các tác nhân gây bệnh theo mẫu đơn.
5. Khi phát hiện lô hàng sản phẩm động vật nhập khẩu không đạt yêu cầu về cảm quan, lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh vật gây hại, tác nhân gây bệnh theo các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn tương ứng của Việt Nam, quy định quốc tế.
KIỂM SOÁT TRONG HOẠT
ĐỘNG BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN, TIÊU THỤ SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT SAU NHẬP KHẨU ĐỂ
LÀM THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong bảo quản, chia nhỏ, đóng gói lại sản phẩm động vật sau nhập khẩu để làm thực phẩm:
Thực hiện theo Chương IV Luật Thú y và Luật an toàn thực phẩm.
2. Kiểm soát vận chuyển, mua bán sản phẩm động vật nhập khẩu
a) Đối với lô hàng nhập khẩu sau khi đã được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu của cơ quan kiểm dịch động vật nhập khẩu, sau đó chia nhỏ, đóng gói lại để vận chuyển sang tỉnh khác, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Thú y;
b) Trường hợp khi chia nhỏ, đóng gói lại phát hiện sản phẩm động vật nhập khẩu không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y hoặc phát hiện tình trạng bảo quản sản phẩm động vật không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm; nếu xét nghiệm đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển; nếu không đạt yêu cầu thì xử lý theo quy định hoặc chuyển mục đích sử dụng khác (làm thức ăn chăn nuôi, làm thức ăn cho cá sấu), Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thông báo cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến để tiếp tục theo dõi, giám sát.
1 Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 39/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 04 năm 2017 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Thú y ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Thủy sản; Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn.”
2 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
3 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
4 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
5 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
6 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
7 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
8 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
9 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
10 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
11 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
12 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
13 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
14 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
15 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
16 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
17 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
18 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
19 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
20 Điều này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
21 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
22 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
23 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
24 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
25 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
26 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
27 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
28 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
29 Các Điều 3, 4 và 5 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019 quy định như sau:
“Điều 3. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
2. Trường hợp phần mềm áp dụng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia chưa kết nối khi Thông tư này có hiệu lực thi hành thì chủ hàng gửi hồ sơ tới Cục Thú y qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp và nhận kết quả qua thư điện tử.
Điều 4. Điều khoản chuyển tiếp
1. Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu thuộc diện phải kiểm dịch động vật nộp tại Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện kiểm tra chất lượng.
2. Các trường hợp đã có văn bản đồng ý áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn của Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi được tiếp tục áp dụng chế độ kiểm tra này đến khi hết hiệu lực của văn bản.
3. Các hồ sơ đề nghị áp dụng chế độ miễn kiểm tra có thời hạn, kiểm tra giảm có thời hạn đã nộp về Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi tiếp tục thực hiện theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời gian chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thủy sản, căn cứ kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu là các tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi có trách nhiệm xây dựng, trình ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo quy định của pháp luật và phải có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
1. Cục trưởng Cục Thú y, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản, Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.”
Điều 3 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022 quy định như sau:
“Điều 3. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
2. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn; kiểm dịch và kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản có nguồn gốc động vật nhập khẩu trước thông quan đối với lô hàng vừa phải kiểm dịch sản phẩm động vật vừa phải kiểm tra nhà nước về chất lượng đã nộp trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm nộp hồ sơ.
3. Bãi bỏ Điều 12 Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Bãi bỏ Điều 2 Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Cục trưởng Cục Thú y và Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Thú y) để xem xét, quyết định./.”
30 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
31 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
32 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
33 Khoản này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
34 Mục này được sửa đổi theo quy định tại khoản 12 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
35 Cụm từ “Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu không dùng làm thực phẩm” được thay thế bởi cụm từ “Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật nhập khẩu” theo quy định tại điểm b khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
36 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại điểm d khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
37 Khoản này được bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
38 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
39 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
40 Cụm từ “số Giấy chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
41 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
42 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
43 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
44 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
45 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
46 Cụm từ “Chứng minh nhân dân số” được thay thế bởi cụm từ “Số chứng minh nhân dân/Số Hộ chiếu/Số định danh cá nhân” theo quy định tại điểm a khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
47 Tên mẫu 15b được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
48 Mẫu 15c được bãi bỏ theo quy định tại điểm d khoản 13 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
49 Mẫu này được thay thế theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
50 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
51 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
52 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
53 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
54 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
55 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
56 Cụm từ “Cơ quan Thú y vùng” được thay đổi bởi cụm từ “Chi cục Thú y vùng” theo quy định tại khoản 17 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
57 Thứ tự này được bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
58 Thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
59 Thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
60 Thứ tự này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
61 Thứ tự này được bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
62 Nội dung này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
63 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 14 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
64 Điểm này sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
65 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
66 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
67 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
68 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
69 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 7 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
70 Mục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 8 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.
71 Mục này được bổ sung theo quy định tại khoản 16 Điều 1 của Thông tư số 35/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 và Thông tư số 20/2017/TT-BNNPTNT ngày 10/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 02 năm 2019.
72 Mục này được bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 2 của Thông tư số 09/2022/TT-BNNPTNT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06 tháng 10 năm 2022.