Dự thảo Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng quy định tương trợ tư pháp về dân sự của Luật Tương trợ tư pháp do Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu | Khongso |
Ngày ban hành | 24/08/2015 |
Ngày có hiệu lực | |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Ngoại giao,Bộ Tư pháp,Tòa án nhân dân tối cao |
Người ký | *** |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BỘ TƯ PHÁP -
BỘ NGOẠI GIAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTLT-BTP-BNG-TANDTC |
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 |
DỰ THẢO |
|
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ CỦA LUẬT TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Tương trợ tư pháp số 08/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tương trợ tư pháp;
Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn áp dụng một số quy định tương trợ tư pháp về dân sự của Luật Tương trợ tư pháp như sau:
Thông tư liên tịch này hướng dẫn áp dụng một số quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp về dân sự.
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự với Việt Nam.
Điều 2 Bis. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ủy thác tư pháp ra là yêu cầu ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gửi cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự.
2. Ủy thác tư pháp vào là yêu cầu ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gửi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự.
3. Chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự là các chi phí giám định, công chứng, chứng thực, dịch thuật, bưu điện và các chi phí thực tế khác phát sinh phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc gia liên quan không bao gồm phí theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Người có nghĩa vụ nộp là cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự hoặc thi hành án dân sự mà làm phát sinh ủy thác tư pháp
Điều 3. Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tương trợ tư pháp về dân sự
1. Pháp luật nước ngoài được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tương trợ tư pháp khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài quy định về vấn đề này.
b) Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với trật tự công.
c) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị áp dụng pháp luật của nước đó.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Trong trường hợp không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này hoặc việc áp dụng pháp luật nước ngoài không thực hiện được, Bộ Tư pháp trả lời bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Điều 4. Áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự
Nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Tương trợ tư pháp được áp dụng đương nhiên. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự trong trường hợp có căn cứ cho thấy phía nước ngoài không thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho Việt Nam hoặc hậu quả của việc thực hiện tương trợ tư pháp đó vi phạm trật tự công.
Điều 5. Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự
1. Người có nghĩa vụ nộp phải nộp phí và chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự, trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Mức phí, đối tượng nộp, cơ quan có thẩm quyền thu, việc quản lý và sử dụng các khoản phí được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự.
BỘ TƯ PHÁP -
BỘ NGOẠI GIAO - TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /TTLT-BTP-BNG-TANDTC |
Hà Nội, ngày tháng năm 2015 |
DỰ THẢO |
|
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ CỦA LUẬT TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Tương trợ tư pháp số 08/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 92/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Tương trợ tư pháp;
Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao thống nhất hướng dẫn áp dụng một số quy định tương trợ tư pháp về dân sự của Luật Tương trợ tư pháp như sau:
Thông tư liên tịch này hướng dẫn áp dụng một số quy định về nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước Việt Nam trong tương trợ tư pháp về dân sự.
Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam, cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự với Việt Nam.
Điều 2 Bis. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư liên tịch này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ủy thác tư pháp ra là yêu cầu ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam gửi cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự.
2. Ủy thác tư pháp vào là yêu cầu ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gửi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam yêu cầu tương trợ tư pháp về dân sự.
3. Chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự là các chi phí giám định, công chứng, chứng thực, dịch thuật, bưu điện và các chi phí thực tế khác phát sinh phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc gia liên quan không bao gồm phí theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Người có nghĩa vụ nộp là cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự hoặc thi hành án dân sự mà làm phát sinh ủy thác tư pháp
Điều 3. Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tương trợ tư pháp về dân sự
1. Pháp luật nước ngoài được áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Tương trợ tư pháp khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài quy định về vấn đề này.
b) Việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với trật tự công.
c) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đề nghị áp dụng pháp luật của nước đó.
2. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc áp dụng pháp luật nước ngoài. Trong trường hợp không đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này hoặc việc áp dụng pháp luật nước ngoài không thực hiện được, Bộ Tư pháp trả lời bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Điều 4. Áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự
Nguyên tắc có đi có lại trong tương trợ tư pháp về dân sự giữa Việt Nam và nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Tương trợ tư pháp được áp dụng đương nhiên. Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể từ chối thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự trong trường hợp có căn cứ cho thấy phía nước ngoài không thực hiện tương trợ tư pháp về dân sự cho Việt Nam hoặc hậu quả của việc thực hiện tương trợ tư pháp đó vi phạm trật tự công.
Điều 5. Chi phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự
1. Người có nghĩa vụ nộp phải nộp phí và chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự, trừ trường hợp pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
2. Mức phí, đối tượng nộp, cơ quan có thẩm quyền thu, việc quản lý và sử dụng các khoản phí được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự.
3. Chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự được thu nộp theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.
Điều 6. Thu nộp chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự
1. Việc thu nộp chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp ra được thực hiện như sau:
a) Các chi phí thực tế phát sinh trong nước do người có nghĩa vụ nộp trực tiếp thanh toán trên cơ sở hóa đơn, chứng từ thực tế.
b) Trường hợp chi phí thực tế phát sinh tại nước ngoài đã xác định được trước theo quy định của phía nước ngoài tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp ra lập hồ sơ, người có nghĩa vụ nộp trực tiếp thanh toán cho phía nước ngoài phù hợp với quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
c) Trường hợp chi phí thực tế phát sinh tại nước ngoài chưa xác định được tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp ra lập hồ sơ, người có nghĩa vụ nộp phải nộp tạm ứng chi phí thực tế phát sinh tại nước ngoài và chi phí chuyển tiền ra nước ngoài cho Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi vụ việc được giải quyết. Sau khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về chi phí thực tế đã phát sinh tại nước ngoài, người có nghĩa vụ nộp có trách nhiệm quyết toán chi phí tạm ứng để Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh thanh toán cho phía nước ngoài.
d) Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp ra thông báo cho người có nghĩa vụ nộp về việc thu nộp chi phí thực tế phát sinh tại nước ngoài phải thanh toán trước cho phía nước ngoài được nêu tại điểm b khoản này hoặc mức tạm ứng chi phí và quyết toán chi phí tạm ứng được nêu tại điểm c khoản này.
e) Việc thanh toán, nộp tạm ứng, quyết toán tạm ứng chi phí thực tế thực hiện ủy thác tư pháp ra phải được thực hiện trong 5 ngày làm việc kể từ khi người có nghĩa vụ nộp nhận được thông báo từ cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp, trừ khi có quy định khác.
2. Việc thu nộp chi phí thực tế đối ủy thác tư pháp vào được thực hiện như sau:
a) Các chi phí thực tế phát sinh đối với ủy thác tư pháp vào đã xác định được tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp, người có yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp thanh toán cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp khi nộp hồ sơ ủy thác tư pháp.
b) Trường hợp chi phí thực tế phát sinh đối với ủy thác tư pháp vào chưa thể xác định được tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền Việt Nam tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp, người có yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp có trách nhiệm:
b1) Nộp tạm ứng chi phí thực tế cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp tại thời điểm nộp hồ sơ ủy thác tư pháp;
b2) Quyết toán chi phí thực tế đã phát sinh để thực hiện ủy thác tư pháp trước khi nhận kết quả ủy thác tư pháp từ cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp.
c) Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp có trách nhiệm thông báo cho người có yêu cầu ủy thác tư pháp vào về việc thu nộp chi phí thực tế phát sinh đối với yêu cầu ủy thác tư pháp vào được quy định tại điểm a và điểm b của khoản này.
Điều 7. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan
1. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp:
a) Kiểm tra, đôn đốc, thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp vào và ủy thác tư pháp ra trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự;
b) Cập nhật điều ước quốc tế có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên về tương trợ tư pháp về dân sự trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp;
c) Cập nhật quy định về yêu cầu ngôn ngữ đối với hồ sơ ủy thác tư pháp, phí, chi phí và các quy định khác có liên quan của nước ngoài có điều ước quốc tế với Việt Nam về tương trợ tư pháp về dân sự;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc xác định, cập nhật tình hình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài cho Việt Nam để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện quyết định từ chối áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Các thông tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
2. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao:
a) Kiểm tra, đôn đốc, thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp vào và ủy thác tư pháp ra trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự.
b) Cập nhật quy định về yêu cầu ngôn ngữ đối với hồ sơ ủy thác tư pháp, phí, chi phí và các quy định khác có liên quan của nước ngoài nơi ủy thác ra được gửi đến mà Việt Nam và nước đó chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự. Các thông tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao.
c) Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc xác định, cập nhật tình hình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài cho Việt Nam để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện quyết định từ chối áp dụng nguyên tắc có đi có lại.
d) Thông báo kết quả kiểm tra, đôn đốc, thực hiện ủy thác tư pháp vào và ủy thác tư pháp ra thuộc thẩm quyền cho Bộ Tư pháp theo định kỳ hàng năm hoặc khi Bộ Tư pháp có đề nghị.
đ) Công khai, cập nhật địa chỉ và đầu mối liên lạc về ủy thác tư pháp của cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trên trang thông tin điện tử của Bộ Ngoại giao.
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao
a) Đôn đốc các Tòa án có thẩm quyền thực hiện đúng các quy định của Thông tư liên tịch này và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao hướng dẫn các Tòa án có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự.
c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
4. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện ủy thác tư pháp
a) Thực hiện ủy thác tư pháp theo đúng quy định của Thông tư liên tịch này và các quy định của pháp luật có liên quan.
b) Thông báo cho người có nghĩa vụ nộp chi phí thực hiện ủy thác tư pháp thông tin về mức tạm ứng hoặc mức thu nộp chi phí ủy thác tư pháp theo quy định của Thông tư liên tịch này.
c) Cập nhật về tình hình thực hiện yêu cầu ủy thác tư pháp vào cho Bộ Tư pháp hoặc Bộ Ngoại giao theo định kỳ hàng năm hoặc khi có yêu cầu
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
Điều 8. Thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp ra
1. Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp ra là Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Tòa án nhân dân cấp cao; Cục thi hành án dân sự cấp tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan trực tiếp liên quan không có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp ra theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu phát sinh yêu cầu ủy thác tư pháp ra trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, thi hành án dân sự, lập hồ sơ ủy thác tư pháp ra theo quy định tại Điều 11 Luật Tương trợ tư pháp và Điều 9 Thông tư liên tịch này, gửi tới cơ quan cấp trên có thẩm quyền yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp ra theo quy định tại khoản 1 Điều này để thực hiện theo thủ tục chung.
Điều 9. Hồ sơ ủy thác tư pháp ra
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự phải có các văn bản quy định tại Điều 11 Luật Tương trợ tư pháp, cụ thể như sau:
a) Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
b) Văn bản ủy thác tư pháp về dân sự quy định tại Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này;
c) Giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của nước được yêu cầu ủy thác (nếu có);
d) Các giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp, như: Thông báo về việc thụ lý vụ án; Quyết định ủy thác thu thập chứng cứ; Bản án, Quyết định của Tòa án…
2. Hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự được cơ quan có thẩm quyền lập theo cách thức sau đây:
a) Các văn bản tại điểm a, b, c khoản 1 Điều này phải do người có thẩm quyền giải quyết vụ việc có yêu cầu ủy thác tư pháp ký, được lập thành hai bộ và gửi tới Bộ Tư pháp.
b) Văn bản yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự do cơ quan có thẩm quyền lập phải là bản chính và các văn bản, giấy tờ, tài liệu khác phục vụ cho việc thực hiện ủy thác tư pháp là bản chính hoặc bản sao. Bản sao và bản dịch của các văn bản, giấy tờ, tài liệu này phải được chứng thực hợp lệ theo quy định của pháp luật về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
c) Trường hợp vụ việc cần ủy thác tư pháp cho nhiều đương sự có nội dung ủy thác khác nhau hoặc có địa chỉ khác nhau hoặc khác quốc tịch thì cơ quan có thẩm quyền phải lập riêng hồ sơ ủy thác tư pháp cho từng đương sự.
d) Trường hợp yêu cầu tương trợ tư pháp đối với đương sự là người vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ ủy thác như trường hợp thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài nếu không trái với pháp luật nước ngoài hoặc nước ngoài không phản đối.
đ) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ không xác định được ngôn ngữ tương trợ tư pháp mà nước được yêu cầu tương trợ tư pháp chấp thuận, cơ quan có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị Bộ Ngoại giao xác định. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm trả lời bằng văn bản.
Điều 10. Điều kiện hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp ra
Hồ sơ ủy thác tư pháp được coi là hợp lệ khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp đã được lập theo đúng quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này.
2. Hồ sơ ủy thác tư pháp được lập theo ngôn ngữ quy định tại Điều 5 Luật Tương trợ tư pháp.
3. Cá nhân, tổ chức đã nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính về phí thực hiện ủy thác tư pháp về dân sự và nộp chi phí hoặc tạm ứng chi phí thực hiện tương trợ tư pháp theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch này.
Điều 11. Trình tự, thủ tục nhận và gửi hồ sơ ủy thác tư pháp ra tại Bộ Tư pháp
Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp ra do cơ quan có thẩm quyền gửi đến, Bộ Tư pháp có trách nhiệm vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch này và thực hiện các công việc sau đây:
1. Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp đầy đủ và hợp lệ:
a) Chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó là thành viên; hoặc
b) Chuyển hồ sơ cho Bộ Ngoại giao trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự.
2. Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp không đầy đủ hoặc không hợp lệ, Bộ Tư pháp trả lại hồ sơ ủy thác tư pháp cho cơ quan đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp và nêu rõ lý do.
1. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp ra và chuyển hồ sơ cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp do Bộ Tư pháp chuyển đến.
2. Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp ra và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp.
1. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài và tài liệu kèm theo (nếu có), cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và tài liệu kèm theo (nếu có) về Bộ Ngoại giao.
2. Trong thời hạn tối đa là ba tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp mà không có kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm gửi văn bản thông báo về việc không có kết quả thực hiện ủy thác tư pháp về Bộ Ngoại giao.
3. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo và tài liệu kèm theo (nếu có) do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi về theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này, Bộ Ngoại giao chuyển văn bản thông báo và tài liệu kèm theo (nếu có) cho Bộ Tư pháp để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật Tương trợ tư pháp.
Điều 14. Xử lý kết quả ủy thác tư pháp tại các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu ủy thác tư pháp ra
1. Việc xử lý kết quả ủy thác tư pháp để giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
2. Việc xử lý kết quả ủy thác tư pháp để giải quyết yêu cầu thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
3. Việc xử lý kết quả ủy thác tư pháp để giải quyết yêu cầu khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 15. Thẩm quyền yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài
Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật thi hành án dân sự và luật khác có liên quan.
Điều 16. Hồ sơ ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài
1. Hồ sơ ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật thi hành án dân sự và kèm theo văn bản ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này.
2. Hồ sơ ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài được lập bằng tiếng Việt, không phải hợp pháp hóa lãnh sự.
Yêu cầu ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam cho công dân Việt Nam ở nước ngoài được cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tiến hành theo thủ tục quy định tại Điều 18 và Điều 19 Thông tư liên tịch này, pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật thi hành án dân sự, các quy định khác của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và không trái với pháp luật của nước sở tại.
Điều 18. Trình tự, thủ tục gửi và nhận hồ sơ ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài
1. Cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài chuyển hồ sơ ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài và đồng gửi văn bản ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này cho Bộ Ngoại giao để theo dõi.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp do cơ quan có thẩm quyền gửi đến, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định của Điều 16 Thông tư liên tịch này và thực hiện các công việc sau đây:
a) Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện việc ủy thác tư pháp theo quy định tại Điều 19 Thông tư liên tịch này.
b) Trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài trả lại hồ sơ ủy thác tư pháp cho cơ quan đã gửi hồ sơ và nêu rõ lý do.
1. Trường hợp người được tống đạt đã nhận hồ sơ ủy thác tư pháp hoặc người được tống đạt vắng mặt tại địa chỉ nhưng có người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự ký nhận thay và cam kết giao tận tay cho người đó thì cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc đã thực hiện việc tống đạt. Trường hợp người được tống đạt đã chuyển đến địa chỉ mới khác với địa chỉ đã yêu cầu ủy thác tư pháp thì cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thực hiện tống đạt đến địa chỉ mới.
2. Trường hợp tên, địa chỉ hoặc thông tin cá nhân của người được tống đạt không đúng, hoặc đã chuyển đến địa chỉ mới nhưng không rõ địa chỉ mới, hoặc vắng mặt tại địa chỉ mà không rõ thời điểm trở về thì cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc không thực hiện được việc tống đạt và nêu rõ lý do.
3. Trường hợp người được tống đạt từ chối nhận hồ sơ ủy thác tư pháp thì cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài phải lập biên bản về việc từ chối nhận hồ sơ trong đó nêu rõ lý do của việc từ chối.
4. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà vẫn không thể thực hiện được việc tống đạt, cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài tiến hành niêm yết công khai văn bản ủy thác tư pháp về dân sự tại trụ sở của mình và công khai trên trang điện tử của cơ quan đại diện (nếu có). Sau ba mươi ngày kể từ ngày niêm yết, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài lập biên bản về việc đã thực hiện thủ tục niêm yết công khai và kết quả của việc niêm yết.
1. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong việc ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, biên bản tống đạt hồ sơ ủy thác tư pháp cùng các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho cơ quan có thẩm quyền đã yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp đó.
2. Trong thời hạn tối đa là ba tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác của cơ quan có thẩm quyền trong nước mà cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài không thể thực hiện ủy thác tư pháp cho công dân Việt Nam ở nước ngoài thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thông báo cho cơ quan có thẩm quyền đã yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp đó về việc không thực hiện được ủy thác tư pháp và nêu rõ lý do.
Điều 21. Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp vào
1. Cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp vào là Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trong quá trình thực hiện ủy thác tư pháp vào, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp chứng cứ, thông tin theo quy định pháp luật về tố tụng dân sự.
Trường hợp yêu cầu ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài liên quan đến thi hành án dân sự, cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp vào là Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.
2. Thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp của cơ quan có thẩm quyền theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Cơ quan có thẩm quyền nơi người được tống đạt là cá nhân cư trú, làm việc hoặc nơi cơ quan, tổ chức được tống đạt có trụ sở chính;
b) Cơ quan có thẩm quyền nơi người được triệu tập làm chứng, người giám định cư trú, làm việc;
c) Cơ quan có thẩm quyền nơi thực hiện việc thu thập, cung cấp chứng cứ;
d) Cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 22. Hồ sơ ủy thác tư pháp vào
Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác, hồ sơ ủy thác tư pháp vào của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gồm:
1. Các văn bản được quy định tại Điều 11 và Điều 12 Luật Tương trợ tư pháp.
2. Bản chính hoặc bản sao biên lai nộp phí ủy thác tư pháp về dân sự của nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính về phí ủy thác tư pháp về dân sự và bản chính hoặc bản sao biên lai nộp chi phí hoặc tạm ứng chi phí theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch này.
Điều 23. Nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ủy thác tư pháp vào
1. Bộ Tư pháp tiếp nhận hồ sơ ủy thác tư pháp vào do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài gửi theo quy định của điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự mà Việt Nam và nước đó là thành viên hoặc từ Bộ Ngoại giao trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự.
2. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp vào, Bộ Tư pháp vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự, xem xét, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện như sau:
a) Chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều 21 Thông tư liên tịch này; hoặc
b) Trả lại hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã gửi hồ sơ ủy thác tư pháp nếu Việt Nam và nước ngoài đó có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự hoặc cho Bộ Ngoại giao nếu giữa Việt Nam và nước ngoài đó chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp về dân sự và nêu rõ lý do trong trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp không hợp lệ.
Điều 24. Trình tự, thủ tục xử lý ủy thác tư vào
1. Trong thời hạn bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ ủy thác tư pháp vào, cơ quan có thẩm quyền thực hiện ủy thác tư pháp vào sổ hồ sơ ủy thác tư pháp về dân sự và thực hiện công việc sau đây:
a) Tiến hành thụ lý để thực hiện ủy thác tư pháp nếu vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình; hoặc
b) Trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình.
2. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật tố tụng hoặc pháp luật về thi hành án dân sự để thực hiện ủy thác tư pháp vào và thông báo cho Bộ Tư pháp kết quả thực hiện ủy thác tư pháp trong thời hạn tối đa là ba tháng kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
Điều 25. Thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp vào
1. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thực hiện ủy thác tư pháp vào hoặc trong trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Tương trợ tư pháp, cơ quan có thẩm quyền thực hiện gửi văn bản thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp với số lượng hai bản cho Bộ Tư pháp.
2. Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Tư pháp chuyển kết quả thực hiện ủy thác tư pháp đó cho cơ quan có thẩm quyền của nước yêu cầu theo quy định của điều ước quốc tế hoặc cho Bộ Ngoại giao đối với trường hợp hồ sơ ủy thác tư pháp được gửi thông qua Bộ Ngoại giao.
Trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, Bộ Ngoại giao gửi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp đó cho cơ quan đã gửi yêu cầu thực hiện ủy thác tư pháp.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực kể từ ngày ……… và bãi bỏ Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp.
2. Thông tư liên tịch số 15/2011/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 15 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của Luật Tương trợ tư pháp tiếp tục được áp dụng đối với hồ sơ ủy thác tư pháp ra được lập hoặc hồ sơ ủy thác tư pháp vào được Bộ Tư pháp hoặc Bộ Ngoại giao tiếp nhận trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực.
3. Không áp dụng Thông tư liên tịch này để kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm đối với các vụ việc dân sự đã được giải quyết theo quy định của pháp luật mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật trừ trường hợp có những căn cứ khác. Đối với những vụ việc dân sự đã được Tòa án thụ lý trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực, nhưng kể từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực mới xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì áp dụng Thông tư liên tịch này để giải quyết.
4. Không áp dụng Thông tư liên tịch này để xem xét lại việc thi hành án dân sự đã được thực hiện trước ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực.
Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác của Việt Nam, nếu có yêu cầu ủy thác tư pháp ra hoặc thực hiện ủy thác tư pháp vào của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thực hiện quy trình và thủ tục tương trợ tư pháp tương tự như đối với Tòa án quy định tại Thông tư liên tịch này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư liên tịch này, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh những vấn đề mới thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thông báo về Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao để kịp thời xử lý./.
KT. BỘ
TRƯỞNG |
KT. BỘ TRƯỞNG |
KT. CHÁNH ÁN |
Nơi nhận: |