BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG-BỘ
TÀI CHÍNH
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 96-TT/LB
|
Hà Nội , ngày 25
tháng 11 năm 1993
|
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA BỘ TÀI CHÍNH - CÔNG NGHIỆP NẶNG SỐ 96-TT/LB NGÀY 25-11-1993
QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ HOÀN VỐN TÌM KIẾM THĂM DÒ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN KHI ĐƯA MỎ
VÀO KHAI THÁC
Căn cứ vào điều 21 Pháp lệnh
về tài nguyên khoáng sản ngày 25-7-1989;
Thi hành điều 7 Nghị định số 195 HĐBT ngày 25-3-1992 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) về việc thi hành Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản;
Liên Bộ Tài chính - Công nghiệp nặng quy định chế độ hoàn vốn tìm kiếm thăm
dò tài nguyên khoáng sản khi đưa mỏ vào khai thác sau đây:
I. NHỮNG QUY
ĐỊNH CHUNG
Điều 1 :
Chế độ hoàn vốn tìm kiếm thăm dò tài nguyên khoáng sản nhằm hoàn lại một phần
ngân sách Nhà nước đã đầu tư bằng kinh phí sự nghiệp cho công tác tìm kiếm thăm
dò khoáng sản (dưới đây gọi tắt là công tác đánh giá mỏ) khi mỏ được chuyển vào
khai thác.
Điều 2 :
Mọi đối tượng sử dụng tài liệu đánh giá mỏ vào mục đích khai thác mỏ (hoặc thăm
dò tiếp để khai thác) đều phải nộp khoản tiền để hoàn vốn tìm kiếm thăm dò
khoáng sản theo quy định tại Thông tư này khi mỏ đi vào khai thác.
Điều 3 :
Tài liệu đánh giá mỏ đối với tất cả các loại khoáng sản rắn, lỏng, khi (từ dầu
khí) là toàn bộ các tài liệu đã thu thập và tổng hợp được trong quá trình
nghiên cứu khảo sát, tìm kiếm thăm dò được thể hiện bằng các báo cáo tổng kết
công tác tìm kiếm thăm dò và các tài liệu kèm theo đã được cơ quan thẩm quyền
phê duyệt (Hội đồng xét duyệt trữ lượng khoáng sản Nhà nước, Cục địa chất Việt
Nam, Bộ Công nghiệp nặng).
Các tài liệu đánh giá mỏ khoáng
sản được đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách Nhà nước là các tài liệu
quốc gia. Việc sử dụng tài liệu này vào các mục đích khác nhau đều phải được cơ
quan thẩm quyền cho phép.
Điều 4 :
Các trường hợp sử dụng tài liệu đánh giá mỏ khoáng sản vào các mục đích nghiên
cứu khoa học, đào tạo, xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược... theo nhiệm vụ
kế hoạch Nhà nước giao hoặc được Nhà nước cho phép thì không phải nộp tiền hoàn
vốn.
II. ĐỐI TƯỢNG
THU, MỨC THU, PHƯƠNG THỨC THU VÀ NGƯỜI NỘP TIỀN THU HOÀN VỐN
Điều 5 :
Đối tượng tính tiền thu là các tài liệu đánh giá mỏ khoáng sản được chủ đầu tư
sử dụng vào mục đích khai thác mỏ (hoặc thăm dò tiếp để khai thác) được quy định
tại Điều 3 của phần I Thông tư này.
Điều 6 :
Mức thu là toàn bộ số vốn đầu tư vào công tác đánh giá mỏ khoáng sản theo mặt bằng
giá hiện hành tại thời điểm đưa mỏ vào khai thác.
Căn cứ xác định mức thu như sau
:
- Giá trị vốn đầu tư vào công
tác tìm kiếm thăm dò khoáng sản.
- Hiệu quả kinh tế của khoáng sản.
- Giá cả thế giới và khu vực về
khoáng sản.
- Mức độ khuyến khích thu hút về
đầu tư.
Đối với các mỏ đưa vào hợp tác đầu
tư với nước ngoài thì ngoài giá trị vốn đã đầu tư đánh giá mỏ khoáng sản, còn
được tham khảo giá công trình địa chất của các nước trong khu và tính thêm các
khoản Nhà nước Việt Nam bao cấp.
Điều 7:
Phương pháp xác định mức thu được xác định theo công thức:
Giá
trị vốn TK - TD
|
=
|
Khối
lượng công trình địa chất
|
x
|
Giá
công trình địa chất hiện hành
|
+
|
Các
tỷ lệ và chi phí khác
|
- Trong đó khối lượng công trình
địa chất đã đầu tư vào công tác đánh giá mỏ được căn cứ vào các báo cáo tổng kết
công tác đánh giá mỏ ở các giai đoạn từ nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm, thăm dò
địa chất đã được cơ quan thẩm quyền xét duyệt.
- Giá công trình địa chất và các
tỷ lệ chi phí khác lấy theo giá hiện hành do Bộ Tài chính, Bộ công nghiệp nặng
và các Bộ chủ quản có cộng tác tìm kiếm thăm dò tài nguyên khoáng sản thống nhất
ban hành, kể cả khoản tính thêm hợp lý.
- Trường hợp mỏ được cấp chỉ sử
dụng một phần tài liệu địa chất thì số tiền phải nộp = giá trị vốn TKTD x hệ số
trữ lượng mỏ được cấp.
Điều 8 :
Đối với nhà đầu tư khai thác mỏ là doanh nghiệp Nhà nước thì toàn bộ số tiền
thu hoàn vốn tìm kiếm thăm dò mỏ khoáng sản được Bộ Tài chính làm thủ tục ghi
thu ghi chi và ra thông báo giao vốn cho doanh nghiệp sử dụng. Doanh nghiệp hạch
toán vào tài sản cố định vô hình và vốn cố định ngân sách cấp, đồng thời phải
thực hiện chính sách bảo toàn vốn, nộp tiền sử dụng vốn, trích và nộp khấu hao
tài sản cố định theo chế độ quy định. Mức khấu hao hàng năm được xác định theo
thời hạn hoạt động của mỏ hoặc theo sản lượng khai thác.
Điều 9 :
Đối với nhà đầu tư khai thác mỏ là doanh nghiệp Nhà nước có một phần vốn đầu tư
nước ngoài hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh với nước ngoài theo luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam (trừ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) thì toàn bộ tiền thu
hoàn vốn tìm kiếm thăm dò mỏ khoáng sản được chuyển thành vốn Nhà nước cấp hoặc
cho vay để bên phía Việt Nam góp vào liên doanh (nếu có nhu cầu). Bên Việt Nam
liên doanh với bên nước ngoài phải nhận vốn hoặc ký hợp đồng nhận vay với Bộ
Tài chính theo Thông tư số 19TC/TCĐN ngày 9 tháng 6 năm 1992 của Bộ Tài chính về
hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ nhận nợ và hoàn trả vốn ngân sách Nhà nước của các
bên Việt Nam trong xí nghiệp liên doanh và hợp tác kinh doanh với nước ngoài.
Sau khi liên doanh xác nhận số nộp
hoàn vốn đã tính vào vốn góp và Bộ Tài chính đã ra thông báo cấp hoặc cho vay với
bên Việt Nam liên doanh mới được cấp giấy phép khai thác mỏ.
Các thành phần kinh tế khác
ngoài doanh nghiệp Nhà nước của phía Việt Nam góp vốn đầu tư hoặc hợp đồng hợp
tác kinh doanh với nước ngoài theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện
theo quy định tại Điều 10.
Điều 10 :
Đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các doanh nghiệp Nhà nước có vốn đầu
tư nước ngoài hoặc ký hợp đồng hợp tác kinh doanh không cần sử dụng khoản tiền phải
nộp hoàn vốn địa chất để góp vốn (được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam) và các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp cổ phần (được thành lập
theo Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty) thì phải thực hiện nộp bắt buộc
lần đầu bằng 10% toàn bộ mức thu để được cấp giấy phép sử dụng tài liệu đánh
giá mỏ và giấy phép khai thác. Số thu còn lại nộp theo mức độ sản lượng khai
thác hàng năm theo công thức dưới đây:
Mức
nộp hàng năm
|
=
|
Tổng mức phải nộp
|
-
|
10% số nộp bắt buộc lần đầu
|
x
|
Sản lượng khai thác hàng năm
|
Tổng sản lượng khai thác dự kiến
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất
kinh doanh hàng năm doanh nghiệp tiến hành tạm nộp hàng quý và đến hết năm sẽ
điều chỉnh số nộp theo sản lượng thực tế.
Nếu doanh nghiệp nộp ngay một lần
toàn bộ tổng số thu hoàn vốn thì sẽ được giảm 10% số tiền phải nộp.
III. THỦ TỤC
THU NỘP
Điều 11 :
Doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng tài liệu đánh giá mỏ đến đăng ký tại Bộ Công
nghiệp nặng để xin sử dụng tài liệu.
Bộ Công nghiệp nặng xem xét và
ra thông báo cho phép đơn vị tiến hành làm thủ tục, đồng thời làm việc với Bộ
Tài chính để ra thông báo mức thu theo các trường hợp sau :
- Đối với doanh nghiệp Nhà nước
thì thông báo mức thu để giao vốn cho doanh nghiệp.
- Đối với doanh nghiệp có một phần
vốn đầu tư nước ngoài thì thông báo mức thu để tính vào vốn góp của bên Việt
Nam vào liên doanh.
- Đối với doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp cổ phần thì thông báo mức thu
để doanh nghiệp làm thủ tục nộp ngân sách Nhà nước.
Điều 12 :
Sau khi được thông báo, các doanh nghiệp đến Cục thuế địa phương (đối với các
doanh nghiệp thuộc diện nộp bằng tiền) và đến Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp
Nhà nước, doanh nghiệp có một phần cổ phần nước ngoài hoặc hợp đồng hợp tác
kinh doanh với nước ngoài) để làm các thủ tục thu nộp theo các hình thức được
quy định trên.
Điều 13 :
Căn cứ vào biên lai nộp tiền, hoặc các hồ sơ ghi thu ghi chi xác nhận giao vốn
hoặc cho vay góp vốn của Bộ Tài chính và cơ quan thuế địa phương, Bộ Công nghiệp
nặng tiến hành cấp giấy phép khai thác mỏ cho các doanh nghiệp.
Điều 14 :
Khoản tiền thu hoàn vốn tìm kiếm thăm dò khoáng sản là khoản thu thuộc ngân
sách Trung ương và được thu vào kho bạc Nhà nước.
Điều 15 :
Hàng năm các Bộ chủ quản, Bộ Tài chính phải lập kế hoạch và quyết toán thu nộp
tiền hoàn vốn tìm kiếm thăm dò tài nguyên khoáng sản, trong đó phân chia thành
phần nộp trực tiếp bằng tiền, phần ghi thu ghi chi để giao vốn và góp vốn vào
liên doanh của các doanh nghiệp.
Điều 16 :
Miễn giảm mức thu tiền hoàn vốn tìm kiếm thăm dò tài nguyên khoáng sản.
Được miễn giảm mức thu tiền hoàn
vốn tìm kiếm thăm dò tài nguyên khoáng sản trong các trường hợp chất lượng tài
liệu đánh giá mỏ khoáng sản có sự sai lệch lớn làm trữ lượng mỏ giảm từ 30-50%
so với trữ lượng nêu trong tài liệu.
Miễn giảm cho sản lượng tài
nguyên đã khai thác trước khi thi hành Thông tư này.
Các trường hợp cụ thể được miễn
giảm như sau :
a. Giảm đương nhiên 10% đối với
các trường hợp nộp đủ một lần toàn bộ mức thu khi cấp giấy phép khai thác mỏ.
b. Nếu chất lượng tài liệu đánh
giá mỏ khoáng sản có sai lệch lớn thì mức giảm tính theo tỷ lệ giảm giữa trữ lượng
thực tế và trữ lượng trên tài liệu. Nhưng mức giảm tối đa không quá 50% tổng mức
thu hoàn vốn.
c. Trường hợp tài liệu đánh giá
mỏ sai lệch hoàn toàn, thực tế không có mỏ thì được miễn hoàn toàn. Trường hợp
miễn này Bộ Tài chính sẽ hoàn trả số tiền đã nộp tương ứng với các nguồn đã nộp
nêu trên (trừ 10% nộp bắt buộc lần đầu).
d. Miễn giảm cho sản lượng tài
nguyên đã khai thác của mỏ từ khi thành lập đến ngày Thông tư này có hiệu lực.
Tỷ lệ miễn giảm tương ứng với tỷ lệ trữ lượng đã khai thác trữ lượng mỏ.
Điều 17 :
Việc đánh giá mức giảm trữ lượng thực tế của mỏ so với trữ lượng trên tài liệu
phải được các cơ quan xét duyệt trữ lượng khoáng sản Nhà nước là Hội đồng xét
duyệt trữ lượng khoáng sản Nhà nước (Bộ Khoa học công nghệ và môi trường), Bộ
Công nghiệp nặng (Cục địa chất Việt Nam) xác nhận.
Điều 18 :
Các doanh nghiệp có đề nghị miễn giảm tiến hành lập hồ sơ gửi về Bộ Công nghiệp
nặng để xem xét giải quyết.
Hồ sơ xin miễn giảm gồm :
- Đơn đề nghị xét miễn giảm mức
thu tiền hoàn vốn tìm kiếm thăm dò mỏ khoáng sản.
- Bản giải trình sự sai lệch
trong tài liệu đánh giá mỏ so với thực tế và ý kiến xác nhận của các cơ quan
xét duyệt trữ lượng khoáng sản Nhà nước.
Sau khi nhận được hồ sơ xin miễn
giảm, Bộ Công nghiệp nặng xem xét và làm việc với Bộ Tài chính để thông báo cho
doanh nghiệp và các cơ quan liên quan trong thời hạn 60 ngày kể từ khi nhận được
hồ sơ của các doanh nghiệp.
IV. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 19 :
Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký. Tất cả các mỏ đang tiến hành khai thác kể
cả các mỏ đã chuyển giao tài liệu đánh giá mỏ khoáng sản và các mỏ chưa chuyển
giao tài liệu đều phải thi hành thống nhất theo Thông tư này.
Các doanh nghiệp là chủ đầu tư
khai thác và các Bộ, địa phương có liên quan đến công tác tìm kiếm thăm dò hoặc
khai thác mỏ khoáng sản phải tiến hành làm ngay các thủ tục được quy định trong
Thông tư này.
Nếu không thực hiện hoặc trốn
tránh nghĩa vụ nộp tiền hoàn vốn tìm kiếm thăm dò tài nguyên khoáng sản sẽ bị xử
lý theo pháp luật tuỳ theo mức độ vi phạm và có thể không được cấp giấy phép
khai thác mỏ.
Điều 20 :
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc các doanh nghiệp và các cơ quan liên
quan cần phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Công nghiệp nặng xem xét giải quyết.
Lê
Văn Dỹ
(Đã
ký)
|
Phạm
Văn Trọng
(Đã
ký)
|