Thông tư liên tịch 72/TTLT năm 1991 hướng dẫn chế độ kế toán đơn vị chủ đầu tư do Bộ Tài chính; Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu | 72/TTLT |
Ngày ban hành | 06/12/1991 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/1992 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính,Bộ Xây dựng |
Người ký | Hồ Tế,Khúc Văn Thành |
Lĩnh vực | Đầu tư,Kế toán - Kiểm toán,Xây dựng - Đô thị |
BỘ
TÀI CHÍNH-BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 72/TTLT |
Hà Nội, ngày 06 tháng 12 năm 1991 |
Thi hành Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản ban hành theo Nghị định số 385-HĐBT ngày 07-11-1990 của Hội đồng Bộ trưởng; hệ thống tài khoản kế toán thống nhất ban hành theo Quyết định số 212-TC/CĐKT ngày 15-12-1989; chế độ báo cáo kế toán ban hành theo Quyết định số 224-TC/CĐKT ngày 18-4-1990; chế độ sổ kế toán ban hành theo Quyết định số 257-TC/CĐKT ngày 01-6-1990; chế độ quyết toán vốn đầu tư khi công trình hoàn thành ban hành theo Thông tư số 28-TC/DDT ngày 10-5-1991 của Bộ Tài chính.
Căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị chủ đầu tư, sau khi trao đổi thống nhất với Tổng cục thống kê, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam về những vấn đề có liên quan, Liên Bộ tài chính - Xây dựng quy định và hướng dẫn chế độ kế toán áp dụng thống nhất cho các đơn vị chủ đầu tư thuộc các ngành kinh tế quốc doanh trong cả nước như sau:
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện và trực tiếp quản lý việc thực hiện đầu tư, chủ đầu tư có thể thành lập Ban quản lý công trình để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của mình trong các giai đoạn chuyển bị xây dựng - xây lắp, chuẩn bị vận hành. Ban quản lý công trình chuyên trách và tự làm thành lập theo quyết định của chủ đầu tư, hoặc chủ quản đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức bộ máy kế toán, công việc kế toán theo đúng quy định của Pháp lệnh kế toán thống kê và thông tư Liên Bộ này.
- Trường hợp xây dựng nhỏ, cải tạo, mở rộng không lớn, xen kẽ với sản xuất, kinh doanh, không thành lập Ban quản lý công trình thì công việc kế toán được thực hiện trong hệ thống sổ kế toán của đơn vị sản xuất, kinh doanh; nhưng phải mở sổ chi tiết phản ánh chi phí và nguồn vốn của quá trình đầu tư công trình.
- Kế toán đơn vị chủ đầu tư có nhiệm vụ tính toán, ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ nguồn vốn hình thành (vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn đầu tư bổ sung, vốn liên doanh...); tình hình chi phí, sử dụng và thanh toán vốn, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản theo từng thành phần và cơ cấu vốn đầu tư và từng hạng mục công trình. Tính toán và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời giá trị từng loại, từng thứ tài sản cố định và tài sản lưu động tăng lên do đầu tư xây dựng cơ bản mang lại; bao gồm cả giá trị tài sản đầu tư được đánh giá lại mang theo mặt bằng giá khi bàn giao, đưa công trình vào sử dụng.
2. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư:
- Hệ thống tài khoản thống nhất áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư gồm 29 tài khoản trong bảng TKTS, chia làm 9 loại và 5 tài khoản ngoài bảng TKTS (phụ lục số 01).
- Việc hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị chủ đầu tư, về nguyên tắc phải thực hiện đúng những quy định và hướng dẫn chung của Bộ Tài chính: tính chất, nội dung, kết cấu và phương pháp ghi chép của mỗi tài khoản trong "Hệ thống tài khoản thống nhất", đồng thời phải thực hiện theo những quy định cụ thể trong thông tư hướng dẫn này ở một số tài khoản (tiểu khoản).
- Ban quản lý công trình căn cứ vào hệ thống tài khoản áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư quy định trong thông tư, căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý cụ thể của đơn vị mình mà áp dụng những tài khoản phù hợp.
- Chứng từ ghi chép ban đầu sử dụng trong hoạt động đầu tư được áp dụng theo chế độ ghi chép ban đầu hiện hành do Nhà nước quy định.
- Sổ kế toán dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế bằng chỉ tiêu tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu quản lý của Nhà nước và đơn vị chủ đầu tư.
- Tuỳ theo đặc điểm quy mô, yêu cầu quản lý và hoạt động của đơn vị chủ đầu tư để tổ chức hệ thống sổ kế toán ở đơn vị theo một trong hai hình thức sau:
+ Hình thức "Nhật ký - Sổ cái" áp dụng cho Ban quản lý công trình có hoạt động kinh doanh phụ, sử dụng ít tài khoản...
+ Hình thức "chứng từ ghi sổ" áp dụng cho tất cả các đơn vị.
Ngoài hai hình thức chủ yếu nói trên, các đơn vị chủ đầu tư có quy mô lớn, chuyên trách... có thể sử dụng hình thức "Nhật ký chứng từ" (Phụ lục số 02).
Báo cáo kế toán định kỳ (quý, 6 tháng, năm) của đơn vị chủ đầu tư, bao gồm (phụ lục số 03).
Ký hiệu |
Tên báo cáo |
Kỳ |
Đơn vị nhận báo cáo |
|||
biểu |
|
báo cáo |
Chủ quản |
Tài chính |
Ngân hàng |
Thống kê |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
01/BCĐT |
Bảng tổng kết tài sản |
Quý, năm |
x |
x |
x |
x |
|
Nguồn vốn đầu tư |
Quý, năm |
x |
x |
x |
x |
02/BCĐT |
Thực hiện đầu tư |
Quý, năm |
x |
x |
x |
x |
03/BCĐT |
03-A/BCĐT- thực hiện đầu tư theo công trình hạng mục công trình. |
Quý, năm |
x |
x |
x |
x |
|
03-B/BCĐT - Công trình, hạng mục công trình bàn giao cho sử dụng, duyệt quyết toán |
Quý, năm |
x |
x |
x |
x |
|
03-C/BCĐT - Chi phí kiến thiết cơ bản và chi phí Ban quản lý công trình |
Quý, năm |
x |
x |
x |
x |
04/BCĐT |
Kết quả kinh doanh |
6 tháng và năm |
x |
|
|
|
05/BCĐT |
Phiếu đối chiếu với Ngân hàng về tình hình cấp phát (cho vay vốn đầu tư) |
6 tháng và năm |
x |
|
|
|
06/BCĐT |
Bản giải trình quyết toán |
6 tháng và năm |
x |
|
|
|
- Hệ thống báo cáo kế toán định kỳ ban hành theo Thông tư này thay thế hệ thống báo cáo kế toán của đơn vị chủ đầu tư ban hành theo Quyết định số 670-TCTK/PPCĐ ngày 25-12-1985.
- Thời hạn gửi báo cáo:
Báo cáo quý, báo cáo 6 tháng gửi cho cơ quan nhận báo cáo, chậm nhất là 20 ngày sau khi kết thúc quý.
Báo cáo năm gửi cho cơ quan nhận báo cáo, chậm nhất là 3 ngày sau khi kết thúc năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01-01-1992 áp dụng thống nhất cho tất cả các đơn vị chủ đầu tư trong các ngành ở trung ương và địa phương.
Hồ Tế (Đã ký) |
Khúc Văn Thành (Đã ký) |