Thông tư liên tịch 26-TT/LB năm 1994 hướng dẫn tạm thời chế độ thu và quản lý sử dụng phí kiểm dịch y tế do Bộ Tài chính-Bộ y tế ban hành
Số hiệu | 26-TT/LB |
Ngày ban hành | 28/03/1994 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/1994 |
Loại văn bản | Thông tư liên tịch |
Cơ quan ban hành | Bộ Tài chính,Bộ Y tế |
Người ký | Lê Ngọc Trọng,Phan Văn Dĩnh |
Lĩnh vực | Xuất nhập khẩu,Thuế - Phí - Lệ Phí,Thể thao - Y tế |
BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26-LB/TT |
Hà Nội , ngày 28 tháng 3 năm 1994 |
Căn cứ Nghị định số 248-TTg
ngày 19-5-1959 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm dịch Y tế;
Căn cứ Quyết định 276-CT ngày 28- 7- 1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Thủ tướng Chính phủ) về việc thống nhất quản lý các loại phí và lệ phí;
thông tư số 48-CT/TCT ngày 28-9-1992 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành quyết
định trên;
Liên Bộ Tài chính - Y tế hướng dẫn chế độ thu và quản lý phí kiểm dịch như sau.
I. ĐỐI TƯỢNG THU NỘP PHÍ KIỂM DỊCH Y TẾ
Các tổ chức, cá nhân có phương tiện vận chuyển hàng hoá, người, sinh vật phẩm, xác chết, tro cốt qua lại biên giới, cửa khẩu Việt Nam phải thực hiện kiểm dịch Y tế đều phải nộp lệ phí kiểm dịch y tế theo quy định của Thông tư này.
Mức thu phí kiểm dịch Y tế quy định theo bảng đính kèm theo thông tư này. Một số trường hợp cá biệt khác tuỳ tình hình cụ thể Bộ Y tế quyết định mức thu cụ thể đối với:
1. Tiêm chủng Vaccine phòng bệnh sốt vàng căn cứ váo giá nhập Vaccine từng thời điểm.
2. Kiểm dịch y tế biên giới đường bộ Việt - Trung sẽ được thay đổi trong trường hợp phía Trung quốc có thay đổi và tương đương mức thu phía Trung quốc áp dụng với Việt Nam.
3. Trường hợp chủ phương tiện là người Việt Nam có yêu cầu nộp phí bằng đồng tiền Việt nam, thì áp dụng mức thu theo đồng ngoại tệ (USD) theo biểu đính kèm tính quy đổi thành tiền Việt Nam theo tỷ giá mua vào do ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm nộp.
4. Trong trường hợp cơ quan kiểm dịch y tế đã làm việc hết giờ hành chính theo chế độ Nhà nước quy định, nếu khách hàng có đơn đề nghị kiểm dịch ngay và có sự thoả thuận của hai bên về làm ngoài giờ thì được phép thu thêm 50% phí kiểm dịch y tế quy định tại thông tư này.
III. QUẢN LÝ VÀ PHÂN PHỐI SỬ DỤNG NGUỒN THU
1. Quản lý thu phí:
Phí kiểm dịch y tế là nguồn thu của ngân sách Nhà nước do cơ quan kiểm dịch y tế thu khi thực hiện công việc kiểm dịch y tế.
Cơ quan kiểm dịch y tế phải đăng ký thu phí với Cục thuế địa phương, sử dụng sổ sách kế toán, chứng từ thu do Bộ tài chính phát hành và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng theo sự hướng dẫn của cơ quan thuế. Khi thu phí, phải cấp biên lai cho người nộp phí.
2. Phân phối và sử dụng nguồn thu:
- Đơn vị thu phí kiểm dịch y tế được tạm giữ lại 60% số tiền phí thu được (kể cả ngoại tệ quy đổi ra tiền Việt Nam) để mua sắm trang thiết bị, vật tư và các chi phí liên quan trực tiếp tới công tác thu phí và khen thưởng cho cán bộ, công nhân viên trực tiếp tổ chức thu phí, nhưng mức thưởng một năm tối đa không quá 3 (ba) tháng lương cơ bản. Nếu sử dụng không hết thì phải nộp số còn lại vào ngân sách Nhà nước.
- Số tiền còn lại (40%) sau khi trích tỷ lệ trên, đơn vị thu phải nộp toàn bộ vào ngân sách Nhà nước theo mục 35 "thu các khoản phí và lệ phí" chương, loại, khoản, hạng tương ứng của mục lục ngân sách tại kho bạc Nhà nước nơi đơn vị đóng trụ sở. Số phí thu bằng ngoại tệ nộp vào tài khoản tập trung của Ngân sách Nhà nước tại Ngân hàng Ngoại thương Trung ương hoặc chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương địa phương.
Thời hạn nộp, hàng tháng chậm nhất là ngày 5 tháng sau đơn vị phải kê khai và nộp toàn bộ số phải nộp của tháng trước vào Ngân sách Nhà nước.
3. Các khoản chi phí thường xuyên của đơn vị kiểm dịch y tế do ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch được duyệt hàng năm. Do đó, để bảo đảm công tác thường xuyên, hàng năm đơn vị phải lập dự toán kinh phí gửi cho cơ quan tài chính cùng cấp.
Đơn vị thu phí (các trạm kiểm dịch) phải sử dụng số tiền phí được gữi lại đúng mục đích, chế độ và quyết toán tình hình thu, chi theo chế độ hiện hành. Cơ quan chủ quản (Sở Y tế) chủ trì phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp (Sở Tài chính) xét duyệt quyết toán cho đơn vị và tổng hợp báo cáo về Bộ Y tế để theo dõi.
Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc đơn vị thu phí kiểm dịch y tế nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước số phí phải nộp. Đồng thời phối hợp với sở tài chính xem xét việc sử dụng số phí được để lại theo chế độ quy định.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1994.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc yêu cầu các đơn vị thu phí kiểm dịch y tế phản ánh về Bộ Tài chính và Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết.
Lê Ngọc Trọng (Đã ký) |
Phan Văn Dĩnh (Đã ký) |
THU VÀ MỨC THU PHÍ KIỂM DỊCH Y TẾ
Ban hành kèm Thông tư
liên Bộ Tài chính - Y tế số 26-TTLB ngày 28-3-1994).
(Gồm 25 định giá thu bằng
USD và 6 định giá thu bằng tiền Việt Nam)