Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Thông tư liên tịch 16/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy nghề do Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội ban hành

Số hiệu 16/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Ngày ban hành 08/03/2007
Ngày có hiệu lực 23/04/2007
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội,Bộ Tài chính
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn,Huỳnh Thị Nhân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước,Giáo dục

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 16/2007/TTLT-BTC-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2007

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước số 01/2002/QH11 ngày 16/12/2002 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
Căn cứ Nghị định số 139/2006/NĐ-CP ngày 20/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ Luật Lao động về dạy nghề;
Căn cứ Quyết định số 874/TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước;
Liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng giáo viên dạy nghề hàng năm như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thông tư này áp dụng cho hoạt động bồi dưỡng giáo viên dạy nghề với các loại hình bồi dưỡng thường xuyên, chuẩn hoá và bồi dưỡng nâng cao trình độ:

a) Bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên dạy nghề: Về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các quy định về dạy nghề; những kiến thức chuyên môn, tiến bộ khoa học, công nghệ mới thuộc chuyên môn giảng dạy; kỹ năng nghề; phương pháp giảng dạy, xây dựng chương trình và sử dụng phương tiện dạy học mới; ngoại ngữ, tin học.

b) Bồi dưỡng chuẩn hoá: Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề; nghiệp vụ sự phạm; ngoại ngữ, tin học và những nội dung khác cho giáo viên chưa đạt chuẩn hoặc chuẩn chức danh đang đảm nhiệm theo quy định.

c) Bồi dưỡng nâng cao trình độ: Thực hiện cho tất cả hoặc một bộ phận giáo viên dạy nghề, tuỳ theo yêu cầu của nghề nghiệp và nhiệm vụ được phân công cần đạt tiêu chuẩn của chức danh cao hơn; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, năng lực thực hành.

2. Việc bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hoá, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy nghề thực hiện theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

II. NỘI DUNG VÀ MỨC CHI

1. Chi bồi dưỡng giáo viên ở trong nước

a) Chi tổ chức lớp học:

- Chi thuê phòng học, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, nhà xưởng thực hành; thiết bị, phương tiện phục vụ cho giảng dạy và học tập: Mức chi theo hợp đồng thực tế và phù hợp với từng nghề; do thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy nghề quyết định, nhưng tối đa không quá 15 % tổng chi phí khoá học;

- Chi nguyên, nhiên, vật liệu cho thực hành, thực tập: Mức chi quy định đối với từng nghề; do thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy nghề quyết định;

- Chi biên soạn chương trình, giáo trình: Tuỳ theo nội dung, chương trình đào tạo mà các cơ quan, đơn vị thực hiện viết chương trình, giáo trình cho phù hợp. Mức chi áp dụng theo quy định tại Thông tư số 87/2001/TT-BTC ngày 30/10/2001 của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung, mức chi xây dựng chương trình khung cho các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học;

- Chi ra đề thi kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng: Mức chi không quá 400.000 đồng/đề thi hoàn thành (bao gồm cả hướng dẫn và biểu điểm);

- Chi coi thi kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng: Mức chi không quá 50.000 đồng/buổi/người coi thi;

- Chi bồi dưỡng chấm thi: Mức chi không quá 20.000 đồng/bài chấm thi/người;

- Các nội dung chi theo mức thực tế phát sinh và dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

+ Chi văn phòng phẩm, in ấn giáo trình, tài liệu trực tiếp phục vụ lớp học (không bao gồm tài liệu tham khảo);

+ Chi tiền điện, nước, tiền phục vụ, trông coi xe;

+ Chi phục vụ khai giảng, bế giảng; cấp chứng chỉ, khen thưởng cho các học viên xuất sắc;

+ Chi liên hệ tổ chức lớp học, liên hệ cho học viên đi khảo sát, thực tập thực tế (nếu có);

+ Chi các hoạt động văn hoá, thể thao cho học viên (nếu có);

+ Chi tiền thuốc thông thường cho học viên;

- Chi ăn, ở cho cán bộ quản lý lớp của cơ quan, đơn vị tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy nghề trong trường hợp phải mở lớp ở xa đơn vị: Mức chi thực hiện theo quy định chế độ công tác phí, hội nghị phí đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trong cả nước;

- Chi khác (nếu có phát sinh): Theo các quy định của Nhà nước.

b) Chi cho giảng viên

[...]