Thông tư liên tịch 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng do Bộ Xây dựng - Tổng cục địa chính ban hành

Số hiệu 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC
Ngày ban hành 10/12/1999
Ngày có hiệu lực 25/12/1999
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Xây dựng,Tổng cục Địa chính
Người ký Bùi Xuân Sơn,Nguyễn Mạnh Kiểm
Lĩnh vực Bất động sản,Xây dựng - Đô thị

BỘ XÂY DỰNG-TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/1999/TTLT-BXD-TCĐC

Hà Nội , ngày 10 tháng 12 năm 1999

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ XÂY DỰNG - TỔNG CỤC ĐỊA CHÍNH SỐ 9/1999/TTLT-BXD-TCĐC NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng và Nghị định số 34/CP ngày 23/4/1994 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Địa chính; - Căn cứ Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ;
Để tăng cường công tác quản lý quy hoạch, xây dựng và đất đai, Bộ Xây dựng và Tổng cục Địa chính hướng dẫn việc cấp giấy phép xây dựng như sau:

I/ NGUYÊN TẮC CHUNG

1/ Mục đích và yêu cầu của việc cấp giấy phép xây dựng:

1.1. Tạo điều kiện cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (dưới đây gọi chung là chủ đầu tư) thực hiện xây dựng các công trình nhanh chóng, thuận tiện;

1.2. Đảm bảo quản lý việc xây dựng theo quy hoạch và việc tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan; bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá và các công trình kiến trúc có giá trị; phát triển kiến trúc mới, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc và sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình;

1.3. Làm căn cứ để giám sát thi công, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng, lập hồ sơ hoàn công và đăng ký sở hữu hoặc sử dụng công trình.

2/ Đối tượng phải xin cấp giấy phép xây dựng.

Đối tượng phải xin cấp giấy phép xây dựng gồm:

2.1. Nhà ở riêng lẻ của nhân dân không thuộc đối tượng miễn giấy phép xây dựng quy định tại khoản 3 - Điều 39 Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 52/1999/NĐ-CP);

2.2. Các công trình thuộc các dự án của tư nhân, tổ chức kinh tế không thuộc doanh nghiệp nhà nước, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước hoặc vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước;

2.3. Các công trình của các cơ quan ngoại giao và tổ chức quốc tế, các công trình tôn giáo.

3/ Quản lý xây dựng các công trình được miễn giấy phép xây dựng

Việc quản lý xây dựng các công trình được miễn giấy phép xây dựng quy định tại Điều 39 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP được thực hiện như sau:

3.1. Chủ đầu tư phải đảm bảo thực hiện đầy đủ thủ tục về đầu tư xây dựng và điều kiện khởi công công trình quy định tại Điều 45 của Nghị định 52/1999/NĐ-CP mới được tiến hành xây dựng;

3.2. Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật các công trình được miễn giấy phép xây dựng của cấp có thẩm quyền quy định tại các tiết a, b, c - điểm 3.1 - khoản 3 - Điều 38 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP được dùng để kiểm tra, giám sát quá trình thi công, xử lý các vi phạm trật tự xây dựng;

3.3. Đối với các công trình được miễn giấy phép xây dựng quy định tại các tiết a, h, i, k - khoản 1 - Điều 39 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, trước khi khởi công xây dựng chủ đầu tư phải gửi các bản vẽ chính gồm mặt bằng, mặt cắt và các bản vẽ móng kèm theo sơ đồ thoát nước, xử lý nước thải, cấp điện, cấp nước thuộc hồ sơ thiết kế kỹ thuật được duyệt đến cơ quan quản lý quy hoạch xây dựng có thẩm quyền để theo dõi thi công và lưu trữ.

Trường hợp cơ quan cấp giấy phép xây dựng đồng thời cũng là cơ quan phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình đó, mà chủ đầu tư đã gửi hồ sơ thiết kế kỹ thuật xin phê duyệt rồi thì không phải gửi các bản vẽ theo quy định tại điểm 3.3 - khoản 3 - phần I Thông tư này nữa.

3.4. Đối với nhà ở của hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng trong dự án phát triển nhà quy định tại điểm b - khoản 3 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, chủ đầu tư dự án phát triển nhà chịu trách nhiệm hướng dẫn xây dựng, kiểm tra về mặt quy hoạch, kiến trúc và bảo vệ môi trường đảm bảo phù hợp với dự án đầu tư phát triển nhà đã được duyệt.

4/ Căn cứ để xét cấp giấy phép xây dựng

Để xét cấp giấy phép xây dựng, cơ quan cấp giấy phép xây dựng phải dựa vào các căn cứ sau đây:

4.1. Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng do chủ đầu tư lập thành ba bộ, (một bộ trả cho người xin cấp giấy phép xây dựng, hai bộ nộp cho cơ quan cấp giấy phép xây dựng).

4.2. Quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

4.3. Thiết kế xây dựng công trình đã được lập, thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Điều 36 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ Xây dựng ;

4.4. Quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy phạm về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, vệ sinh môi trường và các văn bản pháp luật có liên quan.

5/ Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép xây dựng và cán bộ, công chức làm thủ tục cấp giấy phép xây dựng

5.1. Đối với cơ quan cấp giấy phép xây dựng.

[...]