Thông tư liên tịch 04/2004/TTLT-BTC-BNN&PTNT hướng dẫn chế độ hỗ trợ kinh phí nuôi giữ giống gốc do Bộ Tài Chính và Bộ Nông nghiệp ban hành

Số hiệu 04/2004/TTLT-BTC-BNN&PTNT
Ngày ban hành 16/01/2004
Ngày có hiệu lực 20/02/2004
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp,Bộ Tài chính
Người ký Bùi Bá Bổng,Lê Thị Băng Tâm
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP
BỘ TÀI CHÍNH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 04/2004/TTLT/BTC-NN&PTNT

Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2004 

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

 HƯỚNG DẪN CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ KINH PHÍ NUÔI GIỮ GIỐNG GỐC

Thực hiện Nghị định số 14/CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ về việc quản lý giống vật nuôi; Thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000 – 2005, Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở nuôi giữ giống gốc như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Giống gốc gồm: Giống cụ kỵ, ông bà (đối với lợn và gia cầm), đàn hạt nhân ( đối với gia súc lớn), giống thuần đối với ong, tằm và các sản phẩm tinh, phôi theo đúng phẩm cấp giống của các giống nêu trên.

Các loại vật nuôi giống gốc được ngân sách hỗ trợ bao gồm: trâu, bò, ngựa, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, dê, thỏ, ong, tằm và bổ sung các loại vật nuôi khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Nhà nước dành một phần ngân sách chi hỗ trợ cho giống gốc để :

- Nuôi giữ, chọn lọc nâng cao chất lượng giống gốc;

- Nhập và nuôi thích nghi giống gốc mới;

- Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý giống gốc;

- Thực hiện công tác kiểm tra, nghiệm thu kết quả nuôi giữ giống gốc tại các cơ sở được giữ giống gốc.

3. Đối tượng được hưởng kinh phí hỗ trợ là các đơn vị nuôi giữ giống gốc có tư cách pháp nhân ở trung ương và địa phương. Đối với các đơn vị trung ương do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ. Đối với các đơn vị địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao nhiệm vụ.

4. Nguồn kinh phí hỗ trợ: Các đơn vị do trung ương quản lý được cấp kinh phí hỗ trợ giống từ ngân sách trung ương; các đơn vị do địa phương quản lý được cấp kinh phí hỗ trợ từ ngân sách địa phương.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng giống gốc vật nuôi trên phạm vi cả nước; ban hành các quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thống nhất trong cả nước về nuôi giữ và quản lý giống gốc.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Dự toán kinh phí.

Hàng năm vào quý III, các đơn vị được giao nhiệm vụ nuôi giữ giống gốc xây dựng dự toán kinh phí hỗ trợ giống gốc của năm kế tiếp gửi cơ quan quản lý ngành (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Cơ quan quản lý ngành và cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp xem xét và ghi vào dự toán ngân sách trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Căn cứ dự toán ngân sách năm về hỗ trợ giống gốc đã được cơ quan tài chính thông báo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao kế hoạch phân bổ mức kinh phí hỗ trợ giống gốc để các đơn vị nuôi giữ giống gốc chủ động thực hiện.

2. Xác định mức kinh phí.

a. Hỗ trợ kinh phí nuôi giữ, chọn lọc nâng cao chất lượng giống gốc:

- Đơn giá hỗ trợ:

 

Chi phí chăn nuôi một con giống gốc

- Dự kiến doanh thu bán sản phẩm của một con giống gốc

Đơn giá hỗ trợ cho sản phẩm giống

= ...........................................................................................

Số lượng sản phẩm giống sản xuất theo

định mức của một con giống gốc

Trong đó:

+ Chi phí chăn nuôi một con giống gốc được tính trên cơ sở chi phí trực tiếp ( thức ăn, thuốc thú y, tiền lương, điện nước, khấu hao tài sản cố định) và chi phí quản lý được phân bổ cho vật nuôi.

Riêng đối với cơ sở sản xuất tinh, phôi gia súc lớn và trứng tằm thì ngoài các chi phí chăn nuôi nêu trên còn cộng thêm chi phí bảo quản tinh, phôi tại ngân hàng tinh, phôi và trứng tằm trong năm.

- + Dự kiến doanh thu bán sản phẩm của một con giống: Gồm tiền bán giống (con giống, trứng giống, tinh...) và tiền bán sản phẩm phụ (con giống thải loại, sữa, trứng, phân bón...) theo giá tiêu thụ sản phẩm tại thời điểm xây dựng mức hỗ trợ.

Mức hỗ trợ cho từng loại sản phẩm :

Mức hỗ trợ cho từng = Đơn giá hỗ trợ cho X Số lượng sản phẩm giống

[...]