Thông tư liên tịch 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do Bộ Công an - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT
Ngày ban hành 06/02/2009
Ngày có hiệu lực 23/03/2009
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Công An,Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Nguyễn Xuân Cường,Trần Đại Quang
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự,Tài nguyên - Môi trường

BỘ CÔNG AN-BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 02/2009/TTLT-BCA-BTNMT

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2009

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN QUAN HỆ PHỐI HỢP CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 08 tháng 3 năm 2007; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Chỉ thị số 24/2008/CT-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;
Bộ Công an và Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất hướng dẫn quan hệ phối hợp công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường như sau:

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn quan hệ phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Tài nguyên và Môi trường trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Nguyên tắc phối hợp

2.1. Quan hệ phối hợp được thực hiện trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tránh hình thức, chồng chéo, bỏ trống nhiệm vụ, cản trở các hoạt động bình thường của mỗi ngành.

2.2. Việc trao đổi thông tin về tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật và của từng ngành.

2.3. Khi phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường phải phối hợp kiểm tra, xác minh, đánh giá khách quan, toàn diện, đầy đủ về nguyên nhân, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm.

2.4. Đối với vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền giải quyết của các đơn vị chức năng của cả hai ngành thì đơn vị nào phát hiện vụ việc trước có trách nhiệm thụ lý hồ sơ và chủ trì việc phối hợp giải quyết. Trường hợp có ý kiến khác nhau về giải quyết vụ việc cụ thể, phải báo cáo lãnh đạo cùng cấp của hai ngành xem xét giải quyết.

II. NỘI DUNG PHỐI HỢP

1. Phối hợp trao đổi thông tin

1.1. Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị chức năng của ngành mình ở các cấp phối hợp chặt chẽ trong công tác nắm tình hình, trao đổi, tiếp nhận thông tin về tội phạm, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và công tác phòng, chống.

1.2. Các đơn vị chức năng thuộc ngành Công an, Tài nguyên và Môi trường ở các cấp, khi tổ chức tập huấn, hội thảo, hội nghị về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, có trách nhiệm thông báo cho nhau để cử đại diện tham gia.

1.3. Chế độ, nội dung và hình thức trao đổi, tiếp nhận thông tin có liên quan đến công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường giữa các đơn vị chức năng thuộc ngành Công an và Tài nguyên và Môi trường các cấp được quy định như sau:

a) Đối với thông tin, tài liệu về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có liên quan đến thẩm quyền điều tra, xử lý của ngành Công an do các đơn vị chức năng thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường phát hiện thì Thủ trưởng các đơn vị này phải kịp thời báo cáo cấp trên trực tiếp, đồng thời thông báo cho lực lượng Cảnh sát môi trường cùng cấp để xử lý;

b) Thông tin, tài liệu về vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường do lực lượng Cảnh sát môi trường và các lực lượng khác thuộc ngành Công an phát hiện, nếu không thuộc thẩm quyền xử lý của mình thì thông báo cho đơn vị chức năng thuộc ngành Tài nguyên và Môi trường cùng cấp để xử lý;

c) Sau khi hoàn thành việc xử lý các thông tin, tài liệu, đơn vị chức năng xử lý có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý cho đơn vị đã thông báo thông tin, tài liệu đó để phục vụ công tác thống kê, báo cáo;

d) Hàng năm, Tổng cục Môi trường thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổng cục Cảnh sát (Cục Cảnh sát môi trường) thuộc Bộ Công an phối hợp tổng hợp tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và kết quả xử lý, báo cáo lãnh đạo hai Bộ.

2. Phối hợp thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

2.1. Khi tổ chức các đoàn thanh tra về bảo vệ môi trường, cơ quan chuyên ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, tùy từng trường hợp cụ thể đề nghị Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh) nơi tiến hành thanh tra, hỗ trợ phương tiện kỹ thuật cần thiết hoặc cử cán bộ tham gia. Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Giám đốc Công an cấp tỉnh được đề nghị có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ, kịp thời các đề nghị nêu trên.

2.2. Sau khi kết thúc thanh tra, cơ quan thanh tra chuyên ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo cho Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Giám đốc Công an cấp tỉnh nơi tiến hành thanh tra kết quả công tác thanh tra và kết quả phối hợp để rút kinh nghiệm.

2.3. Trong trường hợp cần thiết, để phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường, Giám đốc Công an cấp tỉnh có thể đề nghị cơ quan thanh tra chuyên ngành Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường thành lập đoàn thanh tra liên ngành về bảo vệ môi trường. Cơ quan thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường được đề nghị có trách nhiệm phối hợp thực hiện.

3. Phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường

3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường:

a) Khi phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm về môi trường, có trách nhiệm thông báo và cung cấp tài liệu có liên quan cho lực lượng Cảnh sát môi trường cùng cấp để thực hiện công tác nghiệp vụ và xử lý theo thẩm quyền.

b) Cung cấp kết quả xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền và các thông tin, tài liệu khác có liên quan cho lực lượng Cảnh sát môi trường và các đơn vị Công an khác để thực hiện công tác nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường;

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ